Trung Quốc “nhảy dựng” vì Nhật nới lỏng xuất khẩu vũ khí
Hôm 25/5, Trung Quôc bày tỏ “quan ngại thưc sư” trước ý định của Nhật nhăm nơi long xuất khẩu vũ khí. Băc Kinh coi đây là một dấu hiệu mới “hữu khuynh” trong chính sách của Tokyo.
Ngươi phat ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố: “Trong bối cảnh thiên hữu luôn thể hiện rõ trong chính sách của Nhật, ý định này và các hậu quả của việc giảm nhẹ hàng loạt các quy định hạn chế xuất khẩu vũ khí làm người ta lo ngại thực sự.
“Chúng tôi hy vọng Nhật Bản học được các bài học từ lịch sử, tôn trọng và đối mặt với những quan ngại hợp pháp và hợp lý của các láng giềng châu Á”, ba Hoa Xuân Oanh noi.
Năm 1967, Nhật Bản đã đề ra “ba nguyên tắc” về xuất khẩu vũ khí nhằm ngăn chặn việc chuyển giao vũ khí cho các quốc gia chịu cấm vận của Liên hợp quốc và các nước có liên quan đến xung đột quốc tế.
Tau hai quân Nhât Ban.
Video đang HOT
Những nguyên tắc này trở thành lệnh cấm bất thành văn hồi năm 1976 với một số những ngoại lệ mà các chính quyền trước đây từng thực hiện.
Mơi đây, co thông tin răng Nhật Bản đã soạn thảo bộ nguyên tắc mới nhằm đảo ngược lệnh cấm xuất khẩu vũ khí. Động thái nay có thể tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa trong mối quan hệ với các nước láng giềng Trung Quốc.
Theo đo xuất khẩu vũ khí sẽ được chấp thuận sau khi được “xem xét nghiêm ngặt” xem có nhằm phục vụ mục đích hòa bình hay phát triển chung một loại vũ khí để tăng cường an ninh quốc gia.
Nhật báo Asahi cho răng bộ nguyên tắc mới sẽ mở đường bán thêm vũ khí sang các nước như Israel, vốn đã mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do hãng Lockheed Martin (Mỹ) chế tạo với một số bộ phận được chế tạo tại Nhật Bản hồi năm 2013.
Trươc đo, thu tương Nhât Ban Shinzo Abe nhấn mạnh Nhật Bản cần một quân đội mạnh mẽ hơn để đối phó với “một môi trường an ninh ngày càng bị đe dọa” trong bối cảnh Trung Quốc quyết đoán hơn về quân sự.
Theo Người đưa tin
Mỹ chọc giận Trung Quốc
Sự kiện Tổng thống Barack Obama tiếp Đạt Lai Lạt Ma biểu hiện mối lo ngại của Mỹ về thực trạng nhân quyền ở Trung Quốc.
Tổng thống Barack Obama tiếp Đạt Lai Lạt Ma hồi tháng 7-2011 Ảnh: WIKIPEDIA
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 21/2 đã tiếp lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc.
Phát biểu trước cuộc gặp, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng Caitlin Hayden khẳng định: "Tổng thống tiếp Đạt Lai Lạt Ma với tư cách là một nhà lãnh đạo tôn giáo và tinh thần được kính trọng trên thế giới. Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc giục chính phủ Trung Quốc nối lại đối thoại với Đạt Lai Lạt Ma hoặc các đại diện của ông mà không cần điều kiện tiên quyết nào, như một cách giảm căng thẳng".
Hãng tin Reuters cho biết do tính chất nhạy cảm của cuộc gặp gỡ, giới báo chí không được phép có mặt. Lần này, ông Obama tiếp Đạt Lai Lạt Ma tại phòng Bản đồ - căn phòng quan trọng về mặt lịch sử nhưng tầm cỡ kém hơn phòng Bầu dục, nơi làm việc riêng biệt của tổng thống Mỹ. Động thái này được xem là một sự nhượng bộ sau khi Trung Quốc thúc giục ông Obama hủy cuộc gặp, đồng thời cảnh báo quan hệ 2 nước có thể bị tổn hại nghiêm trọng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố hôm 21/2: "Việc thu xếp cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Mỹ và Đạt Lai Lạt Ma là sự can thiệp thô bạo vào nội bộ Trung Quốc, đồng thời vi phạm nghiêm trọng các quy tắc quan hệ quốc tế. Chúng tôi thúc giục Mỹ xem xét một cách nghiêm túc mối quan tâm của Trung Quốc, hủy bỏ ngay lập tức cuộc gặp, không tạo điều kiện cho các hoạt động ly khai chống Trung Quốc của Đạt Lai ở Mỹ". Trước đó, một quan chức Trung Quốc cấp cao cảnh báo về "những cái giá phải trả" nếu các nhà lãnh đạo nước ngoài tiếp xúc với Đạt Lai Lạt Ma.
Trung Quốc gọi Đạt Lai Lạt Ma - nhân vật đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1989 - là "sói đội lốt cừu" khi cố sử dụng các phương cách bạo lực để thành lập chính quyền Tây Tạng độc lập. Phải bỏ trốn sang Ấn Độ sau cuộc nổi dậy năm 1959 thất bại, Đạt Lai Lạt Ma khăng khăng ông chỉ mong muốn quyền tự trị cho Tây Tạng và phủ nhận hành động bạo lực.
Mỹ công nhận Tây Tạng là một phần của Trung Quốc và không ủng hộ độc lập của Tây Tạng nhưng ủng hộ yêu cầu đòi quyền tự trị nhiều hơn cho Tây Tạng của Đạt Lai Lạt Ma. Trước đây, Tổng thống Obama đã 2 lần tiếp Đạt Lai Lạt Ma vào tháng 2/2010 và tháng 7/2011. Lần nào cũng khiến Bắc Kinh phẫn nộ song không để lại hậu quả nghiêm trọng.
Cuộc gặp trên diễn ra vào thời điểm nhạy cảm trong mối quan hệ Trung - Mỹ. Washington đang lo ngại những tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Bắc Kinh ở biển Hoa Đông và biển Đông. Ngoài ra, chiến lược tái cân bằng lực lượng ở châu Á của ông Obama được nhận định là đáp trả sự trỗi dậy về mặt quân sự của Trung Quốc.
Theo Xahoi
Trung Quốc yêu cầu tổng thống Mỹ hủy cuộc gặp với Đạt Lai Lạt Ma Trung Quốc vào ngày 21.2 lên tiếng hối thúc Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy kế hoạch gặp gỡ nhà sư Tây Tạng sống lưu vong Đạt Lai Lạt Ma, đồng thời cảnh báo rằng cuộc gặp sẽ "gây phương hại nghiêm trọng" đến quan hệ hai nước. Nhà sư Tây Tạng sống lưu vong Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại một...