Trung Quốc: “Nhật Bản nên dè chừng máy bay ném bom H-6K”
Nắm trong tay lực lượng máy bay ném bom chiến lược gồm 50 H-6K và 50 phiên bản H-6 khác, Không quân Trung Quốc có khả năng phá hủy lãnh thổ Nhật Bản nếu xảy ra giao tranh, theo Thời báo Hoàn Cầu.
Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc
Bên cạnh những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, Nhật Bản đang trở thành đồng minh chủ chốt của Mỹ nhằm ngăn chặn lực lượng hải quân Trung Quốc mở rộng sự bành trướng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, các căn cứ quân sự và hải quân Mỹ tại Nhật Bản sẽ bị tấn công và phá hủy ngay lập tức nếu cuộc chiến giữa Bắc Kinh và Washington bùng nổ. Trong đó, các máy bay ném bom H-6K là phương án tối ưu tham chiến bởi chúng có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu nằm trong phạm vi từ 3.000 – 4.000 km.
Video đang HOT
Mỗi máy báy ném bom chiến lược H-6K có thể mang theo 6 tên lửa hành trình CJ-10. Do đó, Trung Quốc có thể triển khai từ 220 – 350 tên lửa CJ-10 cùng một lúc, tương đương 70% lực lượng H-6K và các phiên bản máy bay ném bom H-6 mà Không quân Trung Quốc đang sở hữu.
Ngoài ra, tên lửa CJ-10 có khả năng tấn công từ 180 – 200 mục tiêu trên mặt đất tại Nhật Bản và làm giảm năng lực chiến đấu của Mỹ trong khu vực.
Ngoài Nhật Bản, các đồng minh và căn cứ quân sự quan trọng khác của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương bao gồm Hàn Quốc, đảo Guam, Midway và Hawaii cũng nằm trong tầm bắn của tên lửa Trung Quốc.
Với phạm vi hoạt động từ 1.500 – 2.000 km, tên lửa CJ-10 được phóng từ máy bay ném bom H-6K thậm chí có thể tấn công các mục tiêu ở xa như tại Ấn Độ, Thời báo Hoàn Cầu nhận định.
Theo Infonet
Trung Quốc "mơ" đưa J-20 lên tàu sân bay
Thời báo Hoàn Cầu đăng tải một số bức ảnh chỉnh sửa ghép tiêm kích tàng hình thử nghiệm J-20 lên tàu sân bay Liêu Ninh.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, tiêm kích tàng hình đầu tiên của Trung Quốc J-20 có thể sẽ có thêm biến thể tiêm kích hạm cho tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc. Trong ảnh là bức ảnh ghép chiếc J-20 mà dân mạng Trung Quốc tự vẽ với thiết kế cánh ngược trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Đây là bức ảnh nguyên gốc trước khi ghép.
Hoàn Cầu lý giải, sau khi các máy bay chiến đấu J-15 hoàn thành các bài tập cất hạ cánh từ boong tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc cho rằng máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba này sẽ không thể cạnh tranh với F-35 Mỹ. Vì lí do đó, nếu như phát triển thêm một biến thể cất cánh từ tàu sân bay từ tiêm kích J-20, sức mạnh của Hải quân Trung Quốc sẽ tăng thêm nhiều.
Theo Hoàn Cầu, biến thể tiêm kích tàng hình trên hạm J-20 sẽ mang tên Linhlong.
Một nguồn tin trong ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc cho biết, biến thể này của J-20 sẽ có cánh cụp phía trước như chiếc Su-47 của Nga. Nếu phương án này được Quân đội Trung Quốc chấp thuận, các máy bay Linglong sẽ trở thành máy bay chiến đấu trên tàu sân bay đầu tiên có thiết kế như vậy.
Tờ Hoàn cầu Thời báo còn lạc quan cho rằng, những máy bay chiến đấu Linglong là đối thủ đáng gờm đầu tiên của Không quân Hải quân Mỹ kể từ năm 1944.
Tuy nhiên, đây thực sự là ý tưởng viển vông của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc khi mà trong thiết kế máy bay nước này gặp rất nhiều khó khăn về vật liệu, điện tử, động cơ.
Đó là chưa kể, thiết kế cánh ngược không hề đơn giản khi mà không ít quốc gia trên thế giới (như Nga, Mỹ) từng theo đuổi lối thiết kế này đều chỉ dừng ở mức mẫu thử nghiệm mà không đưa vào hoạt động.
Ngoài ra, trọng lượng J-20 cũng là vấn đề lớn, bởi tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc không có máy phóng, điều đó khiến tiêm kích hạm phải có trọng lượng nhẹ đủ sức nâng máy bay khi cất cánh bằng boong phóng kiểu nhảy cầu.
Theo Kiến thức
Trung Quốc choáng ngợp trước sức mạnh của đặc nhiệm Việt Nam Tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 15/07 đăng tải một loạt ảnh về hoạt động huấn luyện của bộ đội đặc nhiệm Việt Nam Thời báo Hoàn Cầu cho biết, gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam công khai một số hình ảnh về lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố của Việt Nam. Trong ảnh, các chiến...