Trung Quốc, Nhật Bản ấn định thời gian tham vấn về các vấn đề trên biển
Ngày 7/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tiến hành vòng tham vấn cấp cao lần thứ 15 về các vấn đề trên biển vào ngày 10/4 tới tại Tokyo.
Đây là cuộc họp song phương trực tiếp đầu tiên về chủ đề này kể từ tháng 5/2019.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh thông báo tham gia sự kiện trên có các quan chức Bộ ngoại giao, Bộ Quốc phòng, giới chức thực thi luật hàng hải và các cơ quan quản lý đại dương của hai nước. Người phát ngôn này nêu rõ Trung Quốc hy vọng trao đổi kỹ các quan điểm với Tokyo về các vấn đề hàng hải giữa hai nước để tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau cũng như thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thực chất song phương trong lĩnh vực này.
Video đang HOT
Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản dẫn một nguồn thạo tin cho biết hai bên sẽ thảo luận thời điểm bắt đầu vận hành đường dây nóng giữa giới chức quốc phòng hai nước. Bên cạnh đó, trong chương trình nghị sự, nhiều khả năng Tokyo cũng sẽ đề cập kế hoạch bắt đầu xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý ra biển từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào khoảng mùa Xuân hoặc mùa Hè năm nay.
Các cuộc tham vấn cấp cao này là một cơ chế toàn diện đối với việc phối hợp song phương giữa Trung Quốc và Nhật Bản về các vấn đề trên biển. Cuộc tham vấn gần đây nhất được tiến hành vào tháng 11 năm ngoái theo hình thức trực tuyến.
Trong cuộc gặp tại Bắc Kinh ngày 2/4 vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương và người đồng cấp Nhật Bản Yoshimasa Hayashi đã hoan nghênh việc nối lại vòng tham vấn cấp cao trực tiếp nói trên.
Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi, hai nước đã thông báo thiết lập đường dây nóng nhằm xây dựng lòng tin và ngăn chặn những tình huống bất ngờ giữa hai bên.
Nhật Bản, Philippines tăng cường quan hệ an ninh
Nhật Bản và Philippines ngày 9.4 đã nhất trí tăng cường quan hệ an ninh giữa lo ngại về việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động gây căng thẳng trên biển.
Từ trái sang: Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi trong cuộc họp tại Tokyo, Nhật Bản ngày 9.4. Ảnh REUTERS
Theo AFP, bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Philippines cùng Nhật Bản ngày 9.4 đã có cuộc họp "2 2" nhằm tăng cường quan hệ an ninh giữa hai nước. Đây là họp 2 2 đầu tiên giữa hai đồng minh của Mỹ. Cả hai quốc gia này đều có tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc.
"Hai nước chúng tôi chia sẻ quan ngại nghiêm trọng về tình hình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Chúng tôi nhất trí đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm phán quyết tòa trọng tài đưa ra năm 2016 trong vụ kiện giữa Philippines" với Trung Quốc, cũng như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết.
"Trong cuộc họp, chúng tôi đã khẳng định ý chí tăng cường hợp tác giữa hai bên trong việc đối phó với các thách thức khu vực, toàn cầu và hợp tác trong việc hướng tới việc đảm bảo Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở", ông Hayashi nói thêm.
Theo ngoại trưởng Nhật Bản, các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước bao gồm đảm bảo an toàn cho các tuyến đường biển ở Đông Nam Á, thảo luận hướng tới việc mở rộng các cuộc tập trận và trao đổi quân sự chung cùng nhiều lĩnh vực khác.
Đây cũng là điều được Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nhắc đến trong phát biểu. "Chúng tôi đã trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh trong khu vực mà chúng tôi cùng quan tâm, đặc biệt là quyền tự do hàng hải và hàng không, cùng việc tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm cả phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài", ông Lorenzana cho biết.
Bên cạnh Philippines, Nhật Bản đã hình thành khuôn khổ hai cộng hai với 8 quốc gia khác. Đó là Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia và Nga.
Mỹ có thêm 'vũ khí' mạnh mẽ trong cuộc chiến chip với Trung Quốc Quyết định của Nhật Bản cùng với Mỹ và Hà Lan hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc mang đến vũ khí mới đầy sức mạnh cho các đồng minh trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc leo thang. Cuộc đua công nghệ chip Mỹ - Trung Quốc ngày càng nóng với sự tham gia...