Trung Quốc nhập khẩu khoảng 70% rau quả của Việt Nam
Trong số các thị trường nhập rau quả Việt Nam, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm đến 70% với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,09 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
(Ảnh minh hoạ).
Theo báo cáo cập nhật từ Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương), 8 tháng đầu năm 2016, Việt Nam xuất siêu hơn 1 tỷ USD rau quả. Mặt hàng này cũng chính thức vượt qua lúa gạo để trở thành mũi nhọn nông sản xuất khẩu, với kim ngạch 1,57 tỷ USD, tăng trưởng 21,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Video đang HOT
Trong số các thị trường nhập rau quả Việt Nam, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm đến 70% với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,09 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng vị trí thứ hai về kim ngạch là thị trường Hàn Quốc, đạt 59,44 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 3,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến, thị trường Hoa Kỳ đạt 54,76 triệu USD, chiếm 3,5%, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm trước.
Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2016, hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; một số thị trường có mức tăng trưởng cao như: Anh tăng 39%; sang UAE tăng 37,1%; Malaysia tăng 23,3%;… Tuy nhiên, xuất khẩu lại sụt giảm mạnh ở một số thị trường như: Campuchia giảm 193,7%; Hồng Kông giảm 105%; sang Cô Oét giảm 146,6%;…
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, dự báo năm 2016, kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ cán mức 2,5 – 2,6 tỷ USD, có thể lần đầu vượt qua kim ngạch xuất khẩu lúa gạo. Xuất khẩu rau quả tăng trưởng mạnh là nhờ nhiều thị trường có yêu cầu cao về tiêu chuẩn sản phẩm đã, đang và sẽ tiếp tục mở rộng cửa cho trái cây Việt Nam.
Trong khi đó, đại diện các doanh nghiệp ở ĐBSCL cũng cho biết, nhu cầu rau quả nhiệt đới trên thế giới lúc nào cũng lớn và là cơ hội để rau quả Việt Nam tiếp cận được nhiều thị trường mới. Trong những năm qua, các doanh nghiệp đã liên tục mở thêm nhiều thị trường mới. Người nông dân cũng tích cực mở rộng các diện tích rau quả đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…
Mặc dù xuất khẩu rau quả từ nay tới hết năm được nhìn nhận tương đối khả quan, song theo đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu mặt hàng này vẫn phải đối mặt với một số khó khăn từ các thị trường. Tại thị trường Ấn Độ, xuất khẩu gặp nhiều rủi ro vì phải chấp nhận phương thức thanh toán trả sau. Ngoài ra, khách hàng Ấn độ thanh toán dạng gối đầu dẫn tới tình trạng, khi khách hàng không tiêu thụ được hàng, doanh nghiệp không thu được tiền.
Đối với thị trường Trung Quốc thì gần đây một số doanh nghiệp Trung quốc đã yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam phải cung cấp các chức từ xác nhận doanh nghiệp nằm trong danh sách đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đăng ký gửi cho Trung Quốc mới được thông quan. Thực chất, quy định đăng ký nêu trên đã có từ tháng 7/2009, song đến nay vẫn chưa thực hiện và chưa hề có yêu cầu tăng thêm kiểm tra. Điều này đã khiến các doanh nghiệp hết sức lo lắng.
Phương Dung
Theo Dantri
Xuất khẩu rau quả đạt gần 1,5 tỷ USD
Theo Tổng cục Hải quan, đến giữa tháng 8, xuất khẩu (XK) rau quả của Việt Nam đã đạt 1,457 tỷ USD, tăng hơn 34,8% so với cùng kỳ năm ngoái và là nhóm hàng nông sản có sự tăng trưởng tốt nhất về giá trị XK.
Chế biến dứa xuất khẩu. T.L
Còn theo Bộ NNPTNT, có nhiều nguyên nhân tác động tốt tới sự tăng trưởng của XK rau quả - nhiều loại trái cây được xuất đi Mỹ, Nhật Bản, Australia... đội ngũ doanh nghiệp tham gia chế biến, XK rau quả tăng nhanh; hệ thống xử lý hơi nóng, xử lý phóng xạ cơ bản đáp ứng yêu cầu kiểm dịch...
Theo Danviet
Đầu tư chiều sâu tạo tính bứt phá cho rau quả xuất khẩu Bên cạnh việc đẩy mạnh quy hoạch, hỗ trợ giống và hướng dẫn kỹ thuật, ngành nông nghiệp cần quan tâm đầu tư cho công nghiệp chế biến... Trong vòng 10 năm trở lại đây, xuất khẩu rau quả nói chung, đặc biệt là mặt hàng trái cây ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng. Nếu như năm 2005, rau quả có mặt...