Trung Quốc nhanh chóng trở thành quốc gia lọc dầu lớn nhất thế giới
Trong báo cáo được công bố vào tuần trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế ( IEA) dự đoán Trung Quốc đang trên đà trở thành quốc gia có công suất lọc dầu lớn nhất thế giới.
Một công nhân đi trên bể lọc dầu của tập đoàn Sinopec ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Điều này sẽ khiến Bắc Kinh trở thành nhà cung cấp lớn nhất các sản phẩm như xăng và dầu diesel cho thế giới, cũng như là nắm trong tay sức mạnh để chi phối giá cả.
Kịch bản trên đã được nhà báo Clyde Russell của Reuters lưu ý trong một bài phân tích riêng về báo cáo IEA. “Xuất khẩu sản phẩm tinh chế của Trung Quốc sẽ tuân theo hạn ngạch do Bắc Kinh cấp, hoạt động nhiều hơn vì lợi ích của nền kinh tế và thị trường trong nước”, ông Russell viết.
Video đang HOT
Bản thân IEA cũng công nhận vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc với tư cách là nhà cung cấp nhiên liệu cho thế giới.
Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia lọc dầu lớn nhất thế giới trong năm 2022, song vẫn chưa dừng lại ở đó. Các nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc đang tăng cường công suất, với tổng công suất dự kiến đạt 19,7 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2028. Trong số này, IEA cho biết hơn 3 triệu thùng mỗi ngày sẽ là công suất dự phòng.
Khối lượng công suất dự phòng này cho thấy rằng Bắc Kinh có thể đang lên kế hoạch thực sự trở thành nhà cung cấp nhiên liệu của thế giới, sau khi các nhà máy lọc dầu của châu Âu và Mỹ đóng cửa cơ sở sản xuất dưới sức ép loại bỏ động cơ đốt trong hoặc chuyển đổi chúng thành các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học. Về phần mình, Trung Quốc tin rằng không thể cấm ô tô chạy nhiên liệu và chuyển hoàn toàn sang xe điện.
Trung Quốc không chỉ là quốc gia lọc dầu lớn nhất thế giới. Quốc gia này cũng là thị trường tiêu thụ xe điện lớn nhất thế giới. IEA dự báo đến năm 2028, sẽ có hơn 155 triệu xe điện được bán trên toàn cầu. Báo cáo cho biết thêm hơn một nửa số xe này sẽ lăn bánh ở Trung Quốc.
Hiện tại, Trung Quốc chiếm hơn một nửa doanh số bán xe điện toàn cầu. Tuy nhiên, nước này vẫn đồng thời xây dựng thêm công suất lọc dầu.
Ngoài ra, Trung Quốc có thể đang thực hiện chiến lược tương tự với năng lượng gió, năng lượng mặt trời và than đá. Một trong những thứ khác mà đất nước này chiếm ưu thế lớn nhất là năng lực phát điện từ gió và mặt trời. Bởi vì, như các quan chức chính phủ đã tuyên bố, Trung Quốc đang dốc toàn lực và không chọn mục tiêu ưu tiên hơn.
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu có thể đạt đỉnh trước cuối thập niên này
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu có thể đạt đỉnh trước cuối thập niên này trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang công nghệ sạch.
Một cơ sở khai thác dầu tại thành phố Kirkuk, miền bắc Iraq. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Đây là dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) trong báo cáo thị trường trung hạn Oil 2023 công bố ngày 14/6.
Trong báo cáo này, IEA dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ hằng năm sẽ giảm mạnh trong 5 năm tới, từ mức tăng 2,4 triệu thùng/ngày trong năm 2023 xuống mức tăng còn 400.000 thùng/ngày vào năm 2028.
Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết sự chuyển đổi sang nền kinh tế năng lượng sạch đang tăng tốc với đỉnh nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ đạt trước cuối thập niên này trong bối cảnh xe điện, tiết kiệm năng lượng và các công nghệ khác phát triển. Ông nhấn mạnh các nước sản xuất dầu mỏ cần đặc biệt chú ý đến tốc độ thay đổi nhanh chóng và cân nhắc quyết định đầu tư để đảm bảo chuyển đổi có trật tự.
Giá năng lượng trên thế giới đã tăng vọt trong năm 2022 sau khi xảy ra cuộc xung đột Nga - Ukraine và phương Tây áp đặt các biện pháp cấm nhập khẩu, cũng như áp giá trần đối với dầu xuất khẩu của Nga. Tuy nhiên, giá dầu mỏ và khí đốt đã giảm trong vài tháng gần đây.
IEA: Trung Quốc sẽ chiếm gần 50% mức tăng nhu cầu dầu thô năm 2023 Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận thấy nhu cầu dầu có thể tăng 2 triệu thùng/ngày trong năm 2023, trong đó Trung Quốc chiếm 900.000 thùng/ngày. Một trạm xăng dầu ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters) Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 15/2 cho biết cho biết Trung Quốc sẽ chiếm gần 50% mức tăng nhu cầu...