Trung Quốc nhận thêm tin xấu, FDI tụt dốc
Đồng nhân dân tệ yếu đi không chỉ đẩy nhanh tốc độ tháo chạy của dòng tiền ra khỏi Đại lục mà còn khiến đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc gia này giảm mạnh.
Dòng tiền tháo chạy
Nguồn vốn FDI vào Trung Quốc giảm 5,8% trong tháng 12.2015 so với năm trước đó, ở mức 77 tỷ nhân dân tệ (12 tỷ USD), trong khi hoạt động đầu tư không phải tại lĩnh vực tài chính ra nước ngoài của Đại lục tăng 6,1%, theo số liệu của Chính phủ Trung Quốc được công bố ngày hôm nay.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, đồng nhân dân tệ hạ giá là nguyên nhân đằng sau việc dòng tiền tháo chạy, khi các công ty và người tiết kiệm vội vã chuyển tài sản sang USD, trong khi giới đầu tư trong nước đang trong trạng thái lưỡng lự, chưa vội đưa ra quyết định.
Xia Le, nhà kinh tế học tại Banco Bilbao Vizcaya Argentaria SA (Hong Kong) cho biết: “Nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng trì hoãn các kế hoạch đầu tư khi đồng nhân dân tệ có thể bị phá giá thêm nữa. Tại sao họ lại phải vội vã đầu tư lúc này khi cùng một lượng USD họ có thể đổi ra nhiều nhân dân tệ hơn trong thời gian tới?”.
Chính quyền Trung Quốc đang phải đối diện với nỗi đau từ việc hạ giá đồng nội tệ. Ước tính, 843 tỷ USD đã rời khỏi Trung Quốc từ tháng 2 tới tháng 11/2015, theo số liệu thống kê gần đây nhất do Bloomberg tổng hợp. Trong khi kho dự trữ ngoại tệ của quốc gia này đã giảm 513 tỷ USD trong năm 2015, xuống còn 3,33 nghìn tỷ USD.
Trong tuần vừa qua, đồng nhân dân tệ lại rơi xuống mức thấp nhất 5 năm, khiến đồng tiền này đã mất giá 6% kể từ năm 2015 cho tới nay.
Video đang HOT
Niềm vui “ mua sắm”
Không phải tất cả số tiền chảy ra khỏi Trung Quốc đều xuất phát từ sự bất an của giới đầu tư. Hoạt động mua bán, sáp nhập của các công ty Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục từ trước tới nay trong năm 2015. Đây là hoạt động đầu tư thể hiện tham vọng của chính phủ Trung Quốc khi muốn gia tăng sự hiện diện và tầm ảnh hưởng trên toàn cầu.
Các các công ty tư nhân và nhà nước Trung Quốc đều mở rộng hoạt động tìm kiếm, thu mua và sáp nhập các thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu, đặc biệt tại lĩnh vực công nghệ, dịch vụ tài chính.
Riêng từ đầu năm 2016 cho tới nay, các công ty Trung Quốc đã thực hiện 2 thương vụ nổi tiếng. Đó là Qingdao Haier Co chi 5,4 tỷ USD để mua lại lĩnh vực kinh doanh thiết bị gia đình của General Electric Mỹ và tỷ phú Wang Jianlin, ông chủ của Dalian Wanda Group, đồng ý mua lại Legendary Entertainment với giá 3,5 tỷ USD.
Lam Phong (Theo Bloomberg)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Giá dầu lao dốc: Nga gặp nguy, Mỹ khó tránh vạ lây
Tờ Wall Street Journal cho biết, giá dầu giảm sâu đặt ra nguy cơ phá sản cho hàng loạt công ty dầu lửa Mỹ.
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần đầu tiên của năm 2016, giá dầu thế giới đã giảm khoảng 20%, chỉ còn hơn 30 USD/thùng.
Hiện đã có 3 ngân hàng đầu tư, gồm Morgan Stanley, Goldman Sachs và Citigroup dự báo giá dầu xuyên thủng đáy 30 USD/thùng và giảm về 20 USD/thùng. Cơ sở được đưa ra cho những dự báo này là kinh tế Trung Quốc giảm tốc, đồng USD tăng giá, và việc các nhà khai thác dầu từ Mỹ tới Saudi Arabia không chịu cắt giảm sản lượng bất chấp dầu dư thừa.
Công nghệ khai thác dầu đá phiến tiên tiến dường như không cứu được nhiều doanh nghiệp sản xuất dầu ở Mỹ thoát khỏi việc phá sản. Ảnh minh họa
Theo Wolfe Research, sẽ có tới 1/3 số công ty khai thác dầu khí của Mỹ đối mặt nguy cơ lâm vào cảnh phá sản và tái cơ cấu trong thời gian từ nay đến giữa năm 2017. Trong đó, nhiều công ty chỉ có thể "sống sót" nếu giá dầu hồi phục lên mức tối thiểu 50 USD/thùng.
Cũng với quan điểm bi quan, nhà phân tích cấp cao Fadel Gheit thuộc công ty Oppenheimer & Co. dự báo một nửa số nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ có thể phá sản trước khi thị trường dầu lửa đạt mức cân bằng.
Theo ông Gheit, "mức giá dầu bình thường mới" sẽ cao hơn so với hiện tại khoảng 50-100%. Nhà phân tích này dự báo giá dầu cuối cùng sẽ ổn định ở ngưỡng gần 60 USD/thùng, nhưng có thể phải mất hơn 2 năm nữa trước khi điều đó xảy ra.
Công ty luật Haynes & Boone cho biết, hiện đã có hơn 30 công ty dầu quy mô nhỏ của Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong đợt giảm giá từ năm ngoái của "vàng đen". Các công ty này có tổng số nợ là hơn 13 tỷ USD.
Số liệu của công ty tư vấn AlixPartners cho thấy, các công ty khai thác dầu khí ở khu vực Bắc Mỹ đang thua lỗ gần 2 tỷ USD mỗi tuần ở mức giá dầu hiện tại.
Một báo cáo của công ty Cowen & Co. nói rằng các công ty dầu lửa của Mỹ sẽ cắt giảm ngân sách 51% trong năm nay so với năm 2014, còn 89,6 tỷ USD.
Trước mắt, giá dầu chưa có dấu hiệu hồi phục: tình trạng dư thừa dầu của thế giới được dự báo sẽ còn kéo dài cho tới năm 2017.
Trong bối cảnh như vậy, những công ty dầu lửa Mỹ đã vay nợ nhiều để đầu tư sản xuất trong thời gian trước không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục khai thác mạnh để có tiền trả lãi vay. Cách làm này được ví như "tự đào hố chôn mình". Ngoài ra, các tập đoàn Mỹ cũng đẩy nhanh quá trình sáp nhập và tối ưu hóa dây chuyền sản xuất để giảm giá thành sản xuất.
Theo S&P Capital, những công ty như Sandridge Energy hay Energy XXI và Halcon Resources đều phải dùng 40% doanh thu quý 3/2015 để trả lãi vay. Giới phân tích cho rằng, những công ty như vậy đến một thời điểm nào đó sẽ buộc phải bán tài sản để trả nợ.
Những con số báo cáo trên trái ngược với quan điểm lạc quan trước đó cho rằng các doanh nghiệp Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều khi giá dầu xuống thấp nhờ công nghệ khai thác dầu đá phiến tiên tiến giúp chi phí sản xuất thấp, thậm chí có những khu vực địa chất cho phép các tập đoàn dầu lửa của Mỹ có thể chỉ mất 20 USD/thùng cho chi phí khai thác.
Cũng theo đánh giá trước đây của một số nhà phân tích, với các giàn khoan truyền thống, khi ngưng sản xuất thì giàn khoan sẽ bị mất áp lực và giảm hiệu suất khai thác, các công ty sẽ chịu khoản lỗ lớn nếu ngưng khai thác giếng. Tuy nhiên, với các mỏ đá phiến, các tập đoàn hoàn toàn không chịu ảnh hưởng này nếu ngưng khai thác. Cho dù các công ty khai thác dầu đá phiến ngưng hoạt động, thì ngay khi giá dầu tăng trở lại, các tập đoàn Mỹ hoàn toàn có thể nhanh chóng sản xuất trở lại.
Thế nhưng, báo cáo của các cơ quan tư vấn, phân tích đã cho thấy rằng ngay cả các công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ cũng đang chịu tổn thương nghiêm trọng khi giá dầu liên tục rớt mạnh.
Theo_Báo Đất Việt
Nhân dân tệ hạ giá, người Trung Quốc đổ xô dự trữ USD Nhiều ngân hàng hết USD, giao dịch bị ngưng trệ. Đồng nhân dân tệ liên tục giảm giá trong nhiều tuần qua đã khiến người dân Trung Quốc mất kiên nhẫn. Theo báo Wall Street Journal, ngày 12-1, người TQ đổ xô ra ngân hàng đổi đồng nhân dân tệ sang USD. Theo các nhân viên ngân hàng Công thương TQ, làn sóng...