Trung Quốc nhấn mạnh các nỗ lực chung đối phó với những thách thức toàn cầu
53 đối tác của Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM) cam kết sẽ phối hợp cùng nhau nhằm kiểm soát và ngăn chặn đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Bảng hướng dẫn người dân thực hiện giãn cách xã hội phòng lây nhiễm COVID-19 tại Berkshire, Anh, ngày 4/9/2020. Ảnh minh họa: THX/ TTXVN
Tuyên bố chung của Cơ quan Đối ngoại châu Âu (EEAS) đưa ra ngày 7/9 nêu rõ để các nỗ lực phòng chống đại dịch COVID-19 thực sự hiệu quả, đòi hỏi các nước không chỉ đẩy mạnh các nỗ lực trong phạm vi nước mình mà đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế hài hòa và hành động hiệu quả của các tổ chức đa phương cũng như sự hỗ trợ giữa các quốc gia đối tác của ASEM, dựa trên các nguyên tắc và giá trị của Liên hợp quốc. Trên website của mình, cơ quan đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) tái khẳng định việc chia sẻ kinh nghiệm và thông tin một cách tự nguyện, có trách nhiệm, minh bạch và kịp thời. Các đối tác cũng nhất trí ủng hộ lời kêu gọi của LHQ về chia sẻ trách nhiệm, đoàn kết toàn cầu và tăng cường hợp tác đa phương nhằm ứng phó với những tác động của dịch COVID-19.
Nữ phát ngôn viên của EU dẫn tuyên bố trên khẳng định: “Chúng tôi tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác đa phương trong việc phục hồi kinh tế – xã hội. Virus sẽ không thể làm suy yếu quyết tâm đoàn kết của chúng ta trong giai đoạn khó khăn hiện nay”. Quan chức châu Âu cũng nhấn mạnh cam kết của các đối tác “tiếp tục phối hợp thúc đẩy mục tiêu phục hồi kinh tế – xã hội bền vững, giảm thiểu nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu”.
Tuyên bố chung có sự phối hợp soạn thảo của các Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia, nước đăng cai Hội nghị thượng đỉnh ASEM lần thứ 13, và EU, Đức, Singapore, Nga là các nước điều phối viên khu vực, trên danh nghĩa thành viên ASEM.
Video đang HOT
Do đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Hội nghị thượng đỉnh ASEM 13, dự kiến diễn ra trong hai ngày 16-17/11 tại Phnom Penh (Campuchia), đã bị hoãn đến giữa năm 2021.
ASEM được thành lập năm 1996 như một diễn đàn đối thoại và hợp tác giữa châu Âu và châu Á, gồm 27 nước thành viên EU, Na Uy, Thụy Sĩ và 10 nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Australia… Xét tổng thể, các nước đối tác ASEM chiếm 65% kinh tế toàn cầu, 60% dân số thế giới, 55% kim ngạch thương mại thế giới và 75% doanh thu du lịch toàn cầu.
Anh trả tiền cho người lao động nghèo phải cách ly vì COVID-19
Người lao động thu nhập thấp tại nhiều khu vực ở Anh - nơi có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 cao - sẽ có thể được nhận 182 bảng nếu họ phải tự cách ly.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại London, Anh ngày 24/7. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh BBC, từ ngày 25/8, những ai đang đăng ký hưởng trợ cấp dành cho người không có thu nhập hoặc thu nhập thấp (Universal Credit) và không thể làm việc ở nhà sẽ có thể nhận khoản tiền hỗ trợ nói trên, tương đương 13 bảng/ngày. Chính sách phúc lợi này sẽ được thử nghiệm ở các khu vực tây bắc Anh trước.
Người dân làm ăn riêng hoặc làm thuê mà xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 được yêu cầu cách ly 10 ngày, nên số tiền mà họ sẽ nhận là 130 bảng.
Các thành viên gia đình của người mắc COVID-19 phải tự cách ly 14 ngày sẽ được nhận 182 bảng.
Bất kỳ ai được cơ quan y tế yêu cầu tự cách ly và đáp ứng tiêu chí nhận hỗ trợ sẽ được nhận 13 bảng/ngày trong thời gian phải tự cách ly. Khoản tiền này tương đương với nghỉ ốm theo quy định.
Khoản hỗ trợ trên được Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock thông báo ngày 27/8, áp dụng với những người sống ở các khu vực có số ca mắc COVID-19 cao.
Người dân sẽ cần cung cấp bằng chứng, ví dụ như xét nghiệm dương tính, tin nhắn từ cơ quan y tế và bảng kê ngân hàng. Sau đó, tiền sẽ được chuyển trong vòng 48 giờ. Bộ Y tế muốn người dân nhận tiền ngay từ khi bắt đầu cách ly thay vì sau khi cách ly.
Chính phủ cho biết sẽ kiểm tra để đảm bảo người đăng ký nhận hỗ trợ thuộc diện không thể làm việc từ nhà.
Thông báo trên được đưa ra khi chính phủ cho biết có thêm 12 người tử vong vì COVID-19 ở Anh, nâng tổng số ca tử vong vì căn bệnh này lên 41.477 ca tính tới ngày 28/8. Anh hiện có 330.368 ca mắc COVID-19.
Kế hoạch nói trên sẽ bắt đầu được thử nghiệm ở Blackburn với các khu vực Darwen, Pendle và Oldham - nơi đang bị phong tỏa chặt hơn sau khi số ca mắc gia tăng.
Nếu mô hình này thành công, nó sẽ được nhanh chóng nhân rộng ra các khu vực khác có nhiều ca mắc.
Số liệu mới nhất của tuần tính tới 19/8 cho thấy cơ quan y tế đã tiếp cận 72% người xét nghiệm dương tính. Những người này đã cung cấp thông tin về trên 24.000 người họ tiếp xúc gần. Cơ quan y tế mới chỉ liên lạc được với 75% trong số 24.000 người đó.
Trước đó, Thị trưởng Đại đô thị Manchester, ông Andy Burnham cho biết ông đã kêu gọi chính phủ nhiều tuần liền để hỗ trợ tài chính cho những người bị yêu cầu tự cách ly. Ông nói: "Tôi hài lòng vì họ cuối cùng đã thừa nhận vấn đề nhưng tôi xin lỗi khi nói rằng động thái này chưa thấm vào đâu. Bộ trưởng Y tế cũng thừa nhận ông ấy không thể sống với số tiền nghỉ ốm theo quy định ở mức 95 bảng/tuần. Vậy khoản hỗ trợ như vậy có tác dụng không?"
Ông Mohammed Iqbal, lãnh đạo Hội đồng khu Pendle ở Lancashire, phát biểu với kênh BBC Radio 4 rằng mặc dù ông hoan nghênh khoản hỗ trợ tài chính nhưng 13 bảng/ngày là "cú tát vào mặt". Ông nói: "Tôi đã nói chuyện với những người dương tính với COVID-19 mà tôi thuyết phục họ ở nhà, và họ phản pháo lại: 'Ai sẽ mua thức ăn về cho vợ con tôi?' Đây là câu hỏi mà tôi đã đặt ra với chính phủ vài tuần qua rồi".
Nhật Bản: Thủ tướng Abe có thời gian cầm quyền liên tục lâu nhất Nếu tính cả khoảng thời gian lãnh đạo từ năm 2006-2007 thì tổng số ngày cầm quyền của Thủ tướng Abe là hơn 3.000 ngày, nhiều hơn con số 2.886 ngày của cựu Thủ tướng Taro Katsura. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Nguồn: AFP/TTXVN) Ngày 23/8, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đánh dấu ngày cầm quyền thứ 2.798 liên tiếp, thời...