Trung Quốc nhận lỗi trước Nhật Bản
Bộ Ngoại giao TQ đã phải nhận lỗi về việc tàu cá chở 11 ngư dân nước này tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật để ăn trộm san hô
Tai buôi hop bao thương ky cua Bô Ngoai giao Trung Quôc hôm 3/11, một phong viên đã hoi: “Gân đây, hoạt động khai thac trai phep san hô đo cua tau ca Trung Quôc tai vung biên đăc quyên kinh tê Nhât Ban co xu hướng gia tăng. Vi thê, canh sat biên Nhât Ban đa băt giư ngư dân của Trung Quôc, phía Trung Quốc có bình luận gì về sự việc này?”.
Ngươi Phat ngôn Bô Ngoai giao Trung Quôc, bà Hoa Xuân Oanh đã “nhận lỗi” về vụ việc này.
Bà Hoa trả lời: “Trung Quôc trươc sau như môt, coi trong công tác bao vê đông thưc vât biên trươc nguy cơ tuyêt chung, yêu câu ngư dân tac nghiêp san xuât trên biên theo phap luât, câm hanh vi khai thac san hô đo trai phep”.
Ba Hoa còn nói, “các cơ quan hưu quan của Trung Quôc se tiêp tuc tăng cương công tác quan ly hanh phap. Đông thơi, chung tôi cung yêu câu Nhât Ban xư ly vân đê có liên quan môt cach văn minh, ly tri, theo phap luât, công băng va thoa đang”.
Video đang HOT
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bà Hoa Xuân Oánh
Được biết, cảnh sát Biển Nhật Bản hôm 16/10, đã bắt giữ một tàu cá và 11 ngư dân Trung Quốc. Tàu cá này bị tình nghi là đã khai thác trộm san hô đỏ ở vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Chiếc tàu mang số hiệu “Chiết Động Ngư Vân 10180″ của Trung Quốc đã bỏ chạy sau khi phớt lờ yêu cầu tấp vào bờ một đảo thuộc quần đảo Ogasawara, cách Tokyo 1.000 km về phía nam.
Theo một thông cáo của Cảnh sát Biển Nhật Bản, sau cuộc rượt đuổi trong vòng 85 phút, lực lượng này đã khống chế và bắt giữ tàu cá này cùng với 11 ngư dân.
Truyền thông Nhật Bản trước đó đưa tin, số lượng tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc bị nghi ngờ tìm kiếm san hô đỏ tại vùng biển ngoài khơi Ogasawaras đã tăng lên kể từ mấy tháng gần đây. Loại san hô này có giá trị cao ở Trung Quốc vì dùng vào việc chế tác làm đồ trang sức.
Trước hành động xâm phạm vùng biển đặc quyền của Nhật Bản, khai thác trộm san hô được bảo tồn, Bắc Kinh đã tỏ ra nhận lỗi. Tuy nhiên, những hành động tương tự được ngư dân Trung Quốc với Philippines lại có cách ứng xử khác.
Tàu Min Yong Lu mắc cạn trong bãi san hô Tubbataha
Hồi tháng 4/2014, Cảnh sát biển Philippines phát hiện tàu Min Yong Lu trong bãi san hô Tubbataha được công nhận là di sản Thiên nhiên thế giới. Tàu này với 12 thuyền viên đã phá hỏng 4.000 m2 san hô có tuổi đời hàng trăm năm. Trên tàu còn có 100 con tê tê, một loài động vật trong sách đỏ.
Hồi tháng 5/2014, Cảnh sát biển Philippines đã bắt giữ 11 thuyền viên trên tàu cá Trung Quốc, phát hiện hơn 500 con rùa biển bị bắt trộm, một số con đã chết.
Bắc Kinh đã gây sức ép để Manila tha bổng những thủy thủ này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc thời điểm đó kêu gọi Philippines “lập tức” thả những ngư dân bị bắt cùng tàu cá. Thậm chí Bắc Kinh còn yêu cầu Manila có “sự lý giải hợp lý”, và những yêu cầu này được chính người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Bà Hoa Xuân Oánh đưa ra.
Tháng 8/2014, Manila đã kết án 12 năm tù thuyền trưởng tàu Min Yong Lu và 6 – 10 năm tù các thuyền viên. Phạt tài chính 100.000 USD/người. Các thủy thủ Trung Quốc bị bắt hồi tháng 5/2014 đang chờ được xử.
Theo_Báo Đất Việt
Nhật tố tàu Trung Quốc khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ngày 26-9 cho biết, máy bay nước này đã phát hiện 1 tàu công vụ Trung Quốc đang thực hiện khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản ngoài khơi quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
Theo JCG, tàu khảo sát biển của Trung Quốc dường như đang kéo theo 1 dây cáp vào sáng 26-9 tại khu vực cách đảo Kuba thuộc Senkaku/Điếu Ngư khoảng 170km về phía bắc. Các nhân viên tuần tra Nhật Bản đã yêu cầu tàu Trung Quốc dừng ngay hoạt động nghiên cứu bất hợp pháp trong vùng EEZ của Nhật, tuy nhiên, phía Trung Quốc không thực hiện. Nhật Bản sau đó đã điều thêm tàu tới giám sát các hoạt động của tàu Trung Quốc.
Theo ANTD
Trung Quốc triển khai giàn khoan mới tới Hoa Đông Tờ Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng của Hồng Kông đưa tin Trung Quốc đã đưa một giàn khoan mới tới thăm dò ở Hoa Đông, nơi Trung Quốc và Nhật đang tranh chấp trên quần đảo mà Tokyo gọi là Senkaku trong khi Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Một giàn khoan của China Oilfield Services. Theo tờ báo, giàn khoan mới...