Trung Quốc: Nhận hối lộ hơn 460.000 USD sẽ bị tử hình
Những người bị kết án với tội biển thủ hoặc nhận hối lộ trị giá bằng hoặc nhiều hơn 3 triệu nhân dân tệ (tương đương 463.000 USD) sẽ bị tử hình.
Quan chức tham nhũng là đối tượng của hình phạt bổ sung đối với tội biển thủ và nhận hối lộ ở Trung Quốc – Ảnh minh họa: Reuters
Đó là hướng dẫn mới của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc đưa ra hôm nay 18.4.
Án tử hình sẽ được treo trong 2 năm trong trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, Tân Hoa xã dẫn nguồn từ tài liệu hướng dẫn pháp lý của 2 cơ quan tư pháp nói trên của Trung Quốc. Trong thực tế, tòa án có xu hướng cho hưởng khoan hồng hơn khi bị cáo tỏ ra hợp tác hoặc thành khẩn trong quá trình điều tra.
Trong trường hợp án tử hình bị xem là quá nặng, người bị kết án có thể nhận án chung thân nhưng không được hưởng quyền được ân xá hoặc tạm tha, theo các tài liệu của cơ quan tư pháp Trung Quốc.
Video đang HOT
Qui định này là phần bổ sung của Bộ luật hình sự được sửa đổi hồi cuối năm 2015.
Trung Quốc qui định mức tử hình đối với tội nhận hối lộ giá trị lớn – Ảnh: Reuters
Luật sửa đổi năm ngoái nhằm làm cho việc kết án và tuyên án đối với tội tham ô và hối lộ được linh hoạt hơn. Theo Tân Hoa xã, luật cho ngành tư pháp nhiều quyền để thiết lập các tiêu chuẩn chính xác vì dễ sửa hướng dẫn hơn luật
Bộ luật Hình sự năm 1997 quy định lượng tiền nhận hối lộ tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự là 5.000 nhân dân tệ. Tuy nhiên, do lạm phát và mức thu nhập tăng, con số này được xem là quá thấp nên hiện tại mức này được tăng lên là 30.000 nhân dân tệ.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc nhờ Hồng Kông giúp bắt quan tham
Đối mặt với những khó khăn trong chiến dịch bắt quan chức tham nhũng tẩu thoát ra nước ngoài, giới chức Trung Quốc lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ từ Hồng Kông.
Hồng Kông được xem là cửa ngõ các quan chức Trung Quốc sau khi phạm tội lựa chọn để trốn ra nước ngoài - Ảnh: Reuters
Bên lề cuộc họp Quốc hội Trung Quốc hôm 11.3, tân giám đốc Cục hợp tác quốc tế của Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc, ông Liu Jianchao kêu gọi giới chức Hồng Kông tham gia giúp đỡ Bắc Kinh bắt quan tham, vì Hồng Kông được xem là cửa ngõ các quan chức sau khi phạm tội lựa chọn để trốn ra nước ngoài.
Theo ông Liu, Ủy ban độc lập chống tham nhũng Hồng Kông có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động này trong thời gian dài. "Chúng tôi cũng đã làm việc với nhau để trấn áp tội phạm xuyên biên giới, và tôi nghĩ rằng chúng tôi có tiềm năng biết thêm về điều này", ông Liu nói, theo South China Morning Post.
Ông Liu không cho biết có bao nhiêu trường hợp quan tham được cho là dùng cửa ngõ Hồng Kông để trốn ra nước ngoài, nhưng nói rằng họ đã "thông qua nhiều kênh và nhiều cách" để tẩu thoát.
Chuyên gia về quản trị thuộc đại học Bắc Kinh Zhuang Deshui cho biết đề nghị hơp tác của ông Liu cho thấy các cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc đã có một số bằng chứng quan chức tham nhũng chuyển tiền qua đặc khu hành chính này.
"Vấn đề này đặt ra những thách thức mới cho đại lục và Hồng Kông, và hai bên cần tăng cường hợp tác để cắt nguồn vốn chảy ra và đường thoát của các quan chức tham nhũng", ông Zhuang nói.
Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch chống tham nhũng theo chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình. Chiến dịch này gặp khó khăn vì nhiều quan tham sau khi vơ vét túi tham đã trốn chạy ra nước ngoài, trong khi các cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc không có khả năng vươn ra các nước để yêu cầu hợp tác, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu.
Việc Trung Quốc không có hiệp định dẫn độ với nhiều nước là nguyên nhân khiến cho chiến dịch săn lùng quan tham ở nước ngoài của Bắc Kinh trở nên bất khả thi.
Chưa rõ có bao nhiêu quan chức Trung Quốc tham nhũng trốn ra nước ngoài bị bắt và dẫn độ về nước. Một báo cáo hồi năm 2015 cho biết Bắc Kinh công bố danh sách hơn 100 quan chức trốn ra nước ngoài bị săn lùng. Báo chí Trung Quốc cho biết trong năm 2015 có hơn 300.000 quan chức bị kỷ luật trong chiến dịch chống tham nhũng so với 400.000 người của cả 2 năm 2013 và 2014.
Minh Quang
Theo Thanhnien
4 triệu USD bị biển thủ từ các công ty nhà nước Malaysia Thụy Sĩ đề nghị Malaysia cùng hợp tác điều tra 4 triệu USD nghi bị biển thủ từ các công ty nhà nước Malaysia, trong đó có công ty từng là chi nhánh quỹ 1MDB. Trong số 4 triệu USD bị biển thủ có một phần liên quan tới quỹ 1MDP. Ảnh:Reuters Cuộc điều tra hình sự ở quỹ đầu tư 1Malaysia Development...