Trung Quốc nhân giống lợn khổng lồ to bằng gấu Bắc Cực
Tại một trang trại ở khu vực phía nam Trung Quốc, có những con lớn rất lớn, nặng bằng một con gấu Bắc Cực.
Các trang trại ở Trung Quốc đang đua nhau nhân giống lợn khổng lồ.
Một con lợn khổng lồ nặng 500 kg, theo BNN Bloomberg. Trang trại của ông Pang Cong ở Nam Ninh, thủ phủ của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đang nuôi một đàn lợn khổng lồ, nặng bằng gấu Bắc Cực.
Mỗi con lợn khổng lồ có thể bán được hơn 10.000 nhân dân tệ (1.399 USD hoặc 32 triệu đồng), cao hơn 3 lần so với thu nhập trung bình hàng tháng của người dân Nam Ninh.
Quan niệm to hơn là tốt hơn khiến những đàn lợn khổng lồ như vậy đang được tích cực nhân giống với kỳ vọng giải tỏa cơn khát thịt lợn ở Trung Quốc – nơi tiêu thụ nhiều thịt lợn nhất thế giới.
Giá thịt lợn cao ở tỉnh Cát Lâm, phía đông bắc Trung Quốc cũng đang khiến người chăn nuôi lợn ra sức tăng trọng lượng trung bình của mỗi con lợn lên từ 175 kg-200 kg, cao hơn trọng lượng bình thường là 125 kg.
Video đang HOT
“Họ muốn nuôi chúng (lợn) to hết cỡ”, Zhao Hailin, một nông dân nuôi lợn trong khu vực cho biết.
Xu hướng này không chỉ nở rộ trong các trang trại nhỏ. Các nhà sản xuất thịt lợn lớn của Trung Quốc, từ Wens Foodstuffs Group Co, công ty chăn nuôi lợn hàng đầu Trung Quốc, Cofco Meat Holdings Ltd. cho đến Beijing Dabeinong Technology Group Co đều cho biết họ đang cố gắng tăng trọng lượng trung bình của lợn.
Lin Guofa, một nhà phân tích cao cấp của công ty tư vấn Bric Agriculture Group cho biết, các trang trại lớn đang tập trung vào việc tăng trọng lượng của lợn lên ít nhất 14%.
Trọng lượng trung bình của lợn khi giết mổ tại một số trang trại quy mô lớn đã tăng lên tới 140 kg/con, so với khoảng 110 kg/cn trước đây, Lin tiết lộ. Điều đó có thể thúc đẩy lợi nhuận thu về cao hơn 30%, ông nói thêm.
Lợn khổng lồ đang được nhân giống khắp Trung Quốc trong bối cảnh giá thịt lợn ở Trung Quốc tăng vọt lên mức kỷ lục sau khi dịch tả lợn châu Phi tàn phá các đàn lợn ở không chỉ Trung Quốc mà còn ở các nước cung cấp thịt lợn cho thị trường này.
Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu 10 triệu tấn thịt lợn trong năm nay, và cơn khát thịt lợn sẽ kéo dài đến nửa đầu năm 2020, quan chức Trung Quốc cho biết. Chính phủ Trung Quốc đã kêu gọi nông dân tăng cường nuôi lợn trở lại để kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, nhiều nông dân vẫn rất cảnh giác với việc tái nuôi lợn sau đợt dịch trước đó. Ngoài ra, giá heo con và lợn nái sinh sản đã tăng mạnh, khiến cho các trang trại muốn tái nuôi lợn hoặc tăng quy mô đàn lợn phải bỏ ra nhiều vốn hơn. Vì thế, tăng trọng lượng lợn được nhiều chủ trang trại ưu tiên và cho là bước đi tốt nhất hiện nay.
Theo danviet
Gấu Bắc Cực đói ăn, có nguy cơ biến mất vì băng tan nhanh kỷ lục
Các nhà khoa học cảnh báo rằng quần thể gấu Bắc Cực có thể sẽ biến mất hoàn toàn vì hiện tượng băng tan nhanh chóng khiến việc săn mồi trở nên khó khăn.
Theo báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) về đại dương và băng quyển, băng từ các dòng sông băng ở Bắc Cực, đất cực và biển đang giảm nhanh hơn nhiều so với dự kiến của các nhà khoa học. Bên cạnh đó, mùa hè kéo dài chưa từng thấy ở Bắc Cực khiến băng tan sẽ gây thêm nhiều khó khăn cho loài động vật này trong việc săn mồi.
Một chuyên gia hàng đầu liên quan đến nghiên cứu thực địa về các loài động vật đang bị đe dọa chia sẻ với tờ The Guardian (Anh) rằng đây là tin xấu đối với quần thể gấu Bắc Cực.
Mức tối thiểu trong năm nay của băng biển Bắc Cực đạt mức thấp kỷ lục thứ 2, chỉ gần 4,1439 triệu mét vuông. Điều này có ảnh hưởng xấu đến quần thể gấu Bắc Cực sống và săn mồi trên sườn phía Bắc của Alaska, cùng với các cá thể sống trên băng trôi nổi trên biển Bering.
"Băng đã trôi dạt ra biển. Gấu không tìm được đồ ăn và chúng buộc phải lên bờ nhưng cũng không tìm được nhiều đồ để ăn. Băng tan ngày càng nhanh thì gấu càng khó sống", ông Steven Amstrup - nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Gấu Bắc Cực Quốc tế - cho biết.
Năm 2015, tổ chức này cũng báo cáo số lượng gấu Bắc Cực ở biển Beaufort đã giảm 40% trong thập kỷ trước. Ông Amstrup nhận định năm 2019, tình trạng sụt giảm này sẽ còn tiếp diễn.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết băng tan kỷ lục trong năm nay khiến băng biển ngoài khơi Bắc Cực quá mỏng và không ổn định. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang ảnh hưởng lớn đến khu vực Bắc Cực. Alaska trải qua đợt sóng nhiệt kỷ lục, còn Greenland mất hơn 60 tỷ tấn băng trong đợt nắng nóng kéo dài 5 ngày vào mùa hè này.
Đối với cả quần thể gấu Bắc Cực, hoàn cảnh đang trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết. Cả những cá thể sống trên bờ hay những cá thể định cư ở các khối băng đều không tìm được nhiều thức ăn.
"Chúng đã phải nhịn ăn lâu ngày trong suốt mùa hè này. Chúng tôi đã thấy dấu hiệu cho thấy những con gấu con bị suy dinh dưỡng ở Biển Beaufort. Một con gấu trưởng thành có khối lượng cơ thể rất lớn có thể vượt qua mùa hè nhịn ăn nhưng những con gấu con thì quá nhỏ, chúng không có kỹ năng săn mồi để sinh tồn", ông Amstrup nói.
Băng tan nhanh chóng và mùa hè nóng kỷ lục là những biểu hiện cho thấy tương lai sẽ ngày càng tồi tệ hơn nếu con người không hạn chế giảm thải khí CO2.
"Chúng tôi biết rằng khi nồng độ khí gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng, nhiệt độ Trái Đất sẽ ấm lên và chúng ta sẽ có ít băng biển hơn. Lúc đó, gấu Bắc cực sẽ biến mất hoàn toàn", ông Amstrup nhận định.
Theo Báo tin tức
Gấu kéo vào làng, nước nhấn chìm phố vì biến đổi khí hậu Băng tan, xói mòn bờ biển và mực nước biển dâng cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của nhiều cộng đồng người, đẩy họ tới cảnh mất nhà và lối sống truyền thống. ge Hammeken Danielsen, một thợ săn từ Ittoqqortoormiit, đang lái xe trượt tuyết chó kéo qua Vịnh Walrus. Làng của anh có hạn ngạch cho phép săn...