Trung Quốc: Nhân cách xã hội thấp sẽ bị cấm bay
Trung Quốc sẽ áp dụng hệ thống đánh giá nhân cách xã hội để ngăn người từng có hành vi xấu đi tàu hỏa và máy bay.
Hành khách đợi lên tàu ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 31.1. Ảnh: Reuters.
Những người bị hạn chế đi lại bao gồm những người có hành vi như truyền bá thông tin sai lệch về khủng bố và gây rối trên chuyến bay, những người sử dụng vé đã hết hạn hoặc hút thuốc trên tàu hỏa, theo hai tuyên bố đăng trên trang web của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc ngày 16.3, theo Reuters.
Những người có hành vi sai trái về tài chính, chẳng hạn như chủ lao động không đóng bảo hiểm xã hội hay những người không đóng tiền phạt, cũng sẽ đối mặt với những hạn chế này. Họ có thể bị cấm đi tàu hỏa và máy bay trong thời gian lên đến một năm. Các quy tắc sẽ có hiệu lực từ ngày 1.5.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn xây dựng một hệ thống đánh giá nhân cách xã hội dựa trên nguyên tắc “một khi đã không đáng tin cậy thì luôn bị hạn chế”. Trung Quốc đã lên kế hoạch đưa ra một hệ thống cho phép các cơ quan chính phủ chia sẻ thông tin về độ đáng tin cậy của người dân và đưa ra hình phạt dựa trên số điểm đánh giá nhân cách xã hội.
Video đang HOT
Theo Phương Vũ (VnExpress)
Bị cấm bay, khách nữ vẫn "ung dung" qua cửa hàng không đi Nga
Một nữ hành khách mang quốc tịch Việt Nam dù đã bị nhà chức trách cấm bay nhưng vẫn sang được Nga bằng đường hàng không. Trường hợp hi hữu này vừa mới xảy ra và nguyên nhân được cho là do "sàng lọc" thủ công, các cơ quan có trách nhiệm không phối hợp chặt chẽ.
Cụ thể, người bị Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) cấm bay là bà Phạm Thị. T. T. (36 tuổi), thường trú tại Hải Dương. Lệnh cấm bay có hiệu lực từ ngày 16/9/2017 đến 15/3/2018. Hết thời hạn cấm bay, bà T. bị kiểm tra trực quan bắt buộc trong thời hạn 6 tháng tiếp theo.
Năm 2017 có tới 40 hành khách bị cấm bay, đây là con số cao kỷ lục từ trước đến nay
Quyết định cấm bay được Cục HKVN gửi đến các hãng hàng không trong và ngoài nước có đường bay đến/đi từ Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, các cảng vụ hàng không, các cảng hàng không, công an cửa khẩu, chi cục hải quan sân bay... Bà T. không được đi lại bằng đường hàng không.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ là khi thời hạn cấm bay chưa hết thì mới đây bà T. đã xuất hiện trên chuyến bay SU 291 của hãng hàng không Aeroflot (Nga), hành trình từ Hà Nội đi Moscow.
Sau khi phát hiện sự việc vi phạm của Aeroflot vận chuyển khách có lệnh cấm bay, Cục HKVN đã yêu cầu Aeroflot phải tổ chức bình giảng, rút kinh nghiệm về vụ việc. Đồng thời có biện pháp thích hợp, hiệu quả để cảnh báo, phát hiện ngay đối tượng bị cấm vận chuyển khi đặt chỗ, làm thủ tục đi máy bay để ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
Theo nhà chức trách, đây là lần đầu tiên xảy ra việc khách bị cấm bay nhưng vẫn bay được, cần phải bình giảng trong toàn hệ thống để ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các đối tượng không được phép vận chuyển bằng đường hàng không.
Thông thường, một hành khách đi chuyến bay quốc tế phải thực hiện kiểm tra tại nhiều cửa kiểm soát, như: Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân, làm thủ tục hàng không, kiểm tra an ninh và làm thủ tục xuất cảnh tại cơ quan công an cửa khẩu. Vì vậy, việc khách bị cấm bay nhưng vẫn "lọt" qua cửa hàng không là bất thường.
Hành khách đi máy bay phải trải qua rất nhiều khâu kiểm tra tại sân bay
Một chuyên gia hàng không cho biết, hiện công tác sàng lọc đối tượng cấm bay vẫn được làm thủ công. Tại các cửa kiểm tra an ninh có dán bảng danh sách cấm bay để nhân viên an ninh hàng không ghi nhớ và tự đối chiếu khi kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của khách đi vào khu vực cách ly.
"Nếu danh sách cấm bay quá dài, nhân viên an ninh hàng không cũng khó ghi nhớ những cái tên để thực hiện. Do không được cập nhật trong cùng hệ thống nên mỗi cơ quan có cách sàng lọc khác nhau, rất khó phối hợp" - chuyên gia hàng không nói.
Mặc dù yêu cầu hiện đại hoá công tác này đã được đặt ra từ lâu nhưng Dự án xây dựng hệ thống cảnh báo bạo động, khủng bố, danh sách đen, bao gồm cả các đối tượng truy nã, cấm bay, đối tượng yêu cầu phải kiểm tra trực quan bắt buộc dự kiến đến cuối năm 2018 mới hoàn thiện.
Năm 2017, Cục HKVN đã ra 40 lệnh cấm bay, đây là con số cao kỷ lục từ trước đến nay. Lí do cấm bay xuất phát từ các loại hành vi vi phạm phổ biến là hành khách hút thuốc lá trong buồng vệ sinh trên máy bay; không tuân theo hướng dẫn về bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn hàng không của thành viên tổ bay; trộm cắp, chiếm đoạt tài sản khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay hoặc trên máy bay...
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Mỹ có thể cấm bay phi cơ MV-22 sau tai nạn ở Australia Thủy quân lục chiến Mỹ tính cấm bay toàn bộ phi đội MV-22 Osprey để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn ngoài khơi Australia. Trực thăng lai MV-22 tham gia diễn tập ngoài khơi Australia. Ảnh: Aviationist. "Chúng tôi đang xem xét các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn cho phi đội Osprey trong lúc chờ điều tra", AFP ngày 7/8...