Trung Quốc nhân bản vô tính chó cảnh sát
Các nhà khoa học tại Trung Quốc đã quyết định nhân bản vô tính chó cảnh sát với hy vọng cắt ngắn thời gian và chi phí huấn luyện.
Chú chó được nhân bản Kunxun. Ảnh: Reuters
Tờ Global Times (Trung Quốc) ngày 20/3 đưa tin công ty Công nghệ sinh học Sinogene và Đại học Nông nghiệp Vân Nam với sự hỗ trợ của Bộ An ninh Trung Quốc đã nhân bản vô tính một con chó cảnh sát chuyên đánh hơi và cho ra đời chú cún Kunxun.
Công ty công nghệ sinh học Sinogene hy vọng dự án này có thể giúp giảm thời gian huấn luyện chó cảnh sát. Trở ngại duy nhất ở thời điểm này là giá thành nhân bản vô tính loài vật 4 chân này.
Chú chó Kunxun hiện đã 3 tháng tuổi, dự kiến trải qua quá trình đào tạo về đánh hơi phát hiện thuốc cấm, kiểm soát đám đông và tìm bằng chứng. Đến 10 tháng tuổi, Kunxun có khả năng tham gia lực lượng cảnh sát.
Trong khi đó, huấn luyện chó cảnh sát thường diễn ra trong 5 năm và tốn kém khoảng 500.000 nhân dân tệ mà không chắc sẽ thành công. Tuy nhiên, báo chí Trung Quốc không nêu chi tiết chi phí để nhân bản vô tính một chú chó.
Các nhà khoa học Hàn Quốc là người tiên phong trong nhân bản vô tính chó trong năm 2005. Hai năm sau đó, Hàn Quốc bắt đầu nhân bản giống chó Labrador đảm nhận nhiệm vụ đánh hơi thuốc cấm cho lực lượng hải quan.
Video đang HOT
Theo m.netnews.vn
Mỹ, EU, Canada gia tăng trừng phạt: Nga cười nhạt
Nga tuyên bố sẽ đáp trả thích đang các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây, nhưng thực chất, đây đang là các biện pháp rất vô nghĩa.
Hãng tin TASS cho biết, Bộ Ngoại giao Nga ngày 16/3 đã đưa ra tuyên bố ngay lập tứ khi Mỹ, EU và Canada công bố các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, liên quan đến các vấn đề xung đột ở eo biển Kerch giữa nước này và Ukraine.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: "Moscow lấy làm tiếc khi Mỹ và Canada tiếp tục đường lối sai lầm làm phá hủy quan hệ với Nga, vốn đã rơi vào tình trạng đáng buồn do thói bài Nga đang bao trùm tại Washington và Ottawa".
Bộ Ngoại giao Nga cũng đánh giá các biện pháp trừng phạt này không mới và không gây bất ngờ, đã nằm trong gói "án phạt bắt tay với đồng minh châu Âu", được đưa ra dựa trên những lý do bịa đặt, chỉ nhằm gây sức ép lên nền kinh tế Nga.
Nga khẳng định các biện pháp mà phương Tây đưa ra vừa qua sẽ không thể dẫn đến kết quả mà Mỹ, Canada và EU mong muốn, là buộc Nga phải tuân theo các "chỉ thị" của phương Tây. Đồng thời, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh "câu trả lời cho những sự đáp trả sẽ đến ngay lập tức".
Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, nơi cung cấp chiến hạm Gepard 3.9 cho Việt Nam
Việc Mỹ và các đồng minh của họ trừng phạt các cá nhân và thực thể doanh nghiệp của Nga vì một nguyên nhân nào đó là điều không mới. Và phương Tây đã làm điều này nhiều năm qua, kể từ năm 2014 cho đến nay.
Và việc Nga lên tiếng chỉ trích, phản đối hay đe dọa đáp trả cũng là một động thái hoàn toàn bình thường mà Moscow phải thực hiện. Vấn đề ở đây, Nga có cần phải quan tâm đến các biện pháp trừng phạt lần này mà phương Tây đưa ra hay không?
Đầu tiên, cần phải chú ý đến bản danh sách "nạn nhân" mà Mỹ tiến hành với Nga vào lúc này: 6 quan chức quốc phòng liên quan đến vấn đề biên giới và 6 công ty quân sự.
Các biện pháp này sẽ phong tỏa tất cả các tài sản và các lợi ích từ tài sản thuộc các cá nhân và thực thể bị chỉ định. Ngoài ra, công dân và các thực thể của Mỹ, EU, Canada và có liên quan đến các quốc gia này bị cấm giao dịch với các đối tượng trong danh sách trừng phạt.
Có điều, khi nhắc đến các tập đoàn quốc phòng của Nga, điều có thể khẳng định chắc chắn rằng Moscow gần như không có bất kỳ giao dịch nào đối với phương Tây trong lĩnh vực quốc phòng.
Ví dụ, phương Tây áp đặt trừng phạt với nhà máy đóng tàu Zelenodolsk. Đây là nhà máy rất nổi tiếng với các dòng chiến hạm lớp Gepard và Molniya. Trong 10 năm trở lại đây, Zelenodolsk được đánh giá là một trong những đơn vị làm ăn phát đạt nhất của các tập đoàn công nghệ quốc phòng của nga.
Zelenodolsk là nhà máy nằm sâu trong nội địa lục địa Nga, là cơ sở cung cấp phần lớn các chiến hạm, khinh hạ cỡ nhỏ cho lực lượng hải quân, cảnh sát biển Nga, chủ yếu được biên chế cho các hạm đội hoạt động tại Biển Đen, Biển Caspien, Biển Bắc.
Nhưng thực tế cho thấy chưa một quốc gia đồng minh nào với Mỹ (trừ Ukraine) có các giao dịch với công ty này. Vì vậy, việc Mỹ cấm đoán hay phong tỏa tài sản của Zelenodolsk gần như không mang lại bất kỳ hiệu quả nào.
Tàu hộ vệ tên lửa Karakurt thuộc Đề án 22800
Hoặc như trường hợp của nhà máy Zvezda, chuyên cung cấp động cơ diesel cho các mẫu chiến hạm của Nga. Trước đây, sau khi dừng hợp tác với các đối tác từ Ukraine trong cuộc khủng hoảng quan hệ giữa hai quốc gia trước đó, nhà máy Zvezda đã gặp khó khăn trong việc tiếp tục sản xuất các mẫu động cơ của mình phục vụ cho dự án tàu hộ vệ tên lửa Karakurt thuộc Đề án 22800.
Các mẫu chiến hạm này đã phải lùi thời gian biên chế đến gần 1 năm. Tuy nhiên, thay vì lựa chọn phương án động cơ thay thế từ phía đối tác Trung Quốc, Zvezda chấp nhận lùi thời hạn bàn giao Karakurt để tự phát triển loại động cơ phù hợp mà không cần đến các công nghệ nằm trong nhà máy ở Ukraine.
Từ hai ví dụ đó có thể thấy: các tập đoàn công nghệ quốc phòng của Nga không có giao dịch với phương Tây, và nếu có sự hợp tác, họ sẽ quyết định tự chủ công nghệ sản xuất, thay vì bị động tìm kiếm những giải pháp khác.
Cần nhấn mạnh đây là cách làm quen thuộc, giúp Nga có được sự chủ động trước mọi thách thức mà phương Tây đặt ra. Đó là lý do vì sao trong thời gian qua, các biện pháp trừng phạt của Mỹ không phát huy hiệu quả như mong đợi. Nếu thực sự muốn kìm chế Nga, có lẽ phương Tây cần các biện pháp mới, thay vì cứ bổn cũ soạn lại như hiện nay.
Theo Datviet
Hải quân Pakistan chặn tàu ngầm Ấn Độ Hai nước Pakistan và Ấn Độ đứng trước nguy cơ leo thang xung đột một lần nữa khi một tàu ngầm của Ấn Độ bị tố xâm nhập lãnh hải Pakistan. Thông tin từ hải quân Pakistan ngày 5/3 cho biết lực lượng này đã ngăn chặn một tàu ngầm Ấn Độ bí mật xâm nhập lãnh hải nước này ở phía nam...