Trung Quốc nhăm nhe xây đảo nhân tạo gần bãi đá Gạc Ma
Trung Quốc đang nghiên cứu xây dựng một hòn đảo nhân tạo gần bãi đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 25/5 đưa tin.
Bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hòn đảo nhân tạo dự kiến sẽ được Viện nghiên cứu và thiết kế tàu số 9 của Trung Quốc có trụ sở tại Thượng Hải xây dựng gần bãi đá Gạc Ma (tên quốc tế là Johnson South) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép từ năm 1988.
Thời báo Hoàn cầu cho hay các cơ sở quân sự, trong đó có một căn cứ không quân và một cảng hải quân, sẽ được xây dựng trên đảo nhân tạo. Tờ báo cho biết thêm rằng hòn đảo cơ bản sẽ được sử dụng để tăng cường khả năng phản ứng nhanh của các tàu chiến và các tàu an ninh biển Trung Quốc trong trường hợp xảy ra một sự cố trong khu vực.
Ngoài ra, đảo nhân tạo cũng như một kênh nhằm cung ứng cho các tàu cá Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông. Một nhà nghỉ tập thể, một tòa nhà văn phòng, sân thể thao và trang trại cũng có thể được gây dựng.
Kế hoạch trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông sau khi Trung Quốc liên tiếp có các hành động khiêu khích, ngang ngược trên vùng biển này.
Trung Quốc gần đây hạ đặt trái phép giàn khoan trong Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Bắc Kinh đã khoảng điều 80 tàu cùng nhiều máy bay hộ tống việc lắp đặt giàn khoan này. Các tàu và máy bay của Trung Quốc còn hung hăng tấn công các tàu cảnh sát biển của Việt Nam khi bị ngăn cản hành động hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Cộng đồng quốc tế đã lên án mạnh mẽ hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông và chỉ ra các mưu đồ của Bắc Kinh trong việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981. Người Việt ở khắp 5 châu cũng xuống đường để biểu tình phản đối hành động của Trung Quốc.
Hồi tháng này, Bộ ngoại giao Philippines đã công bố các bức ảnh giám sát cho thấy hoạt động cải tạo của Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma. Trung Quốc dường như đang xây dựng một đường băng tại đây.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 19/5 đã cáo buộc vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký kết hồi năm 2002 khi tiến hành cải tạo bãi đá Gạc Ma.
Video đang HOT
Theo Dantri
Cộng đồng người Việt tại Sydney biểu tình phản đối Trung Quốc
Buổi mít tinh được tổ chức tại Toà thị chính thành phốSydney, Úc,bắt đầu từ 11h sáng ngày 25/5. Khoảng 300 người Việt Nam có mặt tại đây đã hát vang những ca khúc ca ngợi hòa bình và tình đoàn kết dân tộc.
Theo đại diện của Cộng đồng người Việt Nam tại Sydney, các cuộc biểu tình tại đây đều mang tính chất ôn hòa và được sự cho phép của Sở Cảnh sát NSW và Hội đồng thành phố Sydney.
Đoàn biểu tình còn có sự tham gia của một số bạn bè quốc tế, những người cũng yêu chuộng hoà bình và sẵn sàng đấu tranh vì công lý.Đại diện BTC, anh Nguyễn Anh Vũ cho biết : "Để nhận được sự ủng hộ từ các quốc gia khác và chứng minh rằng Việt Nam không cô đơn trong bất kỳ cuộc chiến nào, chúng ta cần cố gắng mang sự thật ra với thế giới càng nhiều càng tốt".
Đông đảo học sinh, sinh viên và kiều bào tại Sydney mặc áo cờ đỏ sao vàng, cầm cờ và giơ cao những tấm biểu ngữ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi Việt Nam được thể hiện bằng tiếng Việt vàtiếng Anh.
Những ca khúc yêu nước, yêu hoà bình được cất vang trên đường phố Sydney bởi những giọng ca hùng hồn và tha thiết kêu gọi mọi người "lên đàng", cùng nhau "nối vòng tay lớn" và mang lại bình yên cho Biển Đông.
Phát biểu trước đông đảo người Việt và những bạn bè Úc có mặt tại cuộc biểu tình, anh Nguyễn Quang Đại - Trưởng BTC mít-tinh "Hoà bình cho biển Đông" nhấn mạnh: "Chúng ta phải thể hiện cho cộng đồng bạn bè quốc tế thấy dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, nhưng có thể làm tất cả để bảo vệ độc lập tự do".
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Úc chia sẻ với phóng viên trước sự kiện biểu tình vào ngày Chủ Nhật 25/5 tại Sydney Town Hall:
"Khi tôi nhìn cuộc xuống đường biểu tình của anh chị em sinh viên ở khắp nơi trên thế giới, tôi tin còn rất nhiều hy vọng cho thế hệ tương lai. Chúng ta cần phải tỏ thái độ, chúng ta không thể thụ động được nữa. Chúng ta không thể nói - tôi chỉ lo chuyên môn, tôi chỉ lo học - mỗi chúng ta đều có thể làm được một cái gì đó. Sinh viên chúng ta mỗi người một việc, nếu không làm được việc gì lớn lao thì cũng có thể xuống đường ủng hộ đồng bào mình...".
Tuần trước, hàng triệu người Việt Nam đang học tập và làm việc ở nước ngoài đã đồng loạt tham gia biểu tình, tuần hành phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc. Cụ thể: ở các thành phố Paris, Melbourne, Brisbane, Seoul, Hà Lan, v.v... đã diễn ra các cuộc biểu tình hoà bình, tuyên truyền với bạn bè quốc tế về hành động sai trái của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi sự đồng cảm và giúp đỡ từ quốc tế.
Đa phần thành phần tham gia biểu tình là sinh viên, thanh niên Việt Nam, những người trẻ ở xa quê hương vẫn một lòng hướng về Tổ quốc. Đây chính là thời điểm mà lòng yêu nước của tuổi trẻ được khơi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết, mỗi người có cách yêu nước của riêng mình, tham gia biểu tình - tuyên truyền hoà bình là một cách để họ thể hiện lý tưởng, tâm huyết và tinh thần yêu nước.
Dù có ở đâu đi nữa, chúng ta cũng là người Việt Nam, và không gì có thể khỏa lấp đi nỗi đau và lòng căm phẫn khi đất nước bị xâm phạm.
Hình ảnh về cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tại Sydney (Úc):
Bài: Phạm Thái Hà
Ảnh: Bùi Việt Hà
Theo Dantri
Con đường đúng đắn nhất để giải quyết tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa Thương lượng hòa bình chính là con đường đúng đắn nhất để giải quyết cuộc tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Hiến chương Liên Hợp Quốc nghiêm cấm việc đe doạ dùng vũ lực hay dùng vũ lực trong quan hệ giữa các nước. Liên Hợp Quốc cũng đã quy định các thành viên của Liên hợp quốc giải...