Trung Quốc: Nhà hàng hạng sang “ế chỏng” vì…chống tham nhũng
Rất nhiều nhà hàng hạng sang từng đắt khách tại Trung Quốc đang lâm vào cảnh chợ chiều khi chính phủ đẩy mạnh việc chống tham nhũng, khiến một lượng không nhỏ khách hàng là quan chức hạn chế lui tới.
Để đối phó với tình trạng này, theo tờ Want Daily, hầu hết các nhà hàng cao cấp giờ đã phải chuyển hướng, tập trung vào việc thu hút khách bằng cách đưa ra thêm nhiều món ăn giá phải chăng thay vì toàn cao lương mỹ vị như trước đây. Không ít nhà hàng còn tham gia các mạng lưới bán hàng theo nhóm với mức giảm giá cao để mong tìm thêm khách.
(Ảnh minh họa)
Tất cả những khó khăn trên bắt đầu ập xuống các nhà hàng, khách sạn hạng sang sau khi chính quyền Trung Quốc cấm việc sử dụng công quỹ vào tiệc tùng và giải trí hồi năm ngoái. Tại Bắc Kinh, nhà hàng nổi tiếng Xiangeqing đã buộc phải sa thải lượng lớn nhân viên.
Được xem như hàn thử biểu của toàn ngành, tình hình của Xiangeqing chính là khó khăn tiêu biểu của những nhà hàng từng phục vụ quan chức tại Trung Quốc. Đối diện với nguy cơ phá sản, Xiangeqing cho biết giờ họ phải chuyển sang các thực đơn giá rẻ hơn, với doanh thu từ việc bán hàng theo nhóm trở thành chủ đạo.
Video đang HOT
Đây cũng có lẽ là nhà hàng lớn đầu tiên bị buộc phải chuyển hướng kinh doanh sau chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ. Theo trang NetEase,hiện nhà hàng này còn muốn sa thải thêm 1/3 lượng nhân viên.
Cách đây vài năm, đây là điều ít ai ngờ tới bởi Xiangeqing là doanh nghiệp nhà hàng đầu tiên tại Trung Quốc được niêm yết trên sàn chứng khoán với đối tượng chủ yếu là giới nhà giàu và quan chức tại các tỉnh Quảng Đông, Hồ Nam và Hồ Bắc. Giá trung bình cho một bàn ăn ở đây là 160 USD. Loại đắt nhất có thể lên tới 16.000 USD/bàn
Yao Xuezheng, phó chủ tịch danh dự của hiệp hội nhà hàng tỉnh Quảng Đông cho biết từ khi chính quyền trung ương “thiết quân luật” với giới công chức, các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp quốc doanh đã hạ hẳn tiêu chuẩn chi tiêu, thậm chí bãi bỏ việc dùng công quỹ vào tiệc tùng. Ông Yao nhận định doanh thu của ngành nhà hàng Trung Quốc dịp Tết âm lịch vừa qua giảm 8% so với năm ngoái.
Theo ước tính của báo giới Thâm Quyến, doanh thu của các nhà hàng trung và cao cấp tại đây đã giảm khoảng 20%. Một số nhà hàng hạng sang giờ chuyển sang phục vụ các món ăn rẻ hơn hoặc giảm giá tới 20% cho những người mua hàng theo nhóm để hút khách.
Tờ Yangcheng Evening News cho biết, nhiều nhà hàng tại Thâm Quyến còn quảng cáo những thực đơn giá rẻ, với mức giá tính theo đầu người giảm từ 64 – 96 USD xuống chỉ còn khoảng 16 USD/người.
Theo Dantri
Xe siêu sang 'hồi hương' nhiều chóng mặt
Số lượng xe ô tô hạng sang và siêu sang nhập khẩu trong năm 2011 - 2012 theo con đường cùng Việt kiều trở về nước định cư đã tăng lên nhanh chóng.
Xe ô tô sang và siêu sang vẫn đổ bộ vào Việt Nam trong 3 năm qua với tư cách là tài sản mang theo của Việt kiều trở về nước định cư, và đang tăng mạnh theo cấp số nhân. Có những địa phương, trong năm 2011 chỉ đón 1-2 xe sang theo diện này, thì tới năm 2012 đã đón gần trăm xe hạng sang và không thiếu những siêu xe đình đám.
Thành phố Đà Nẵng, chỉ trong năm 2011 - 2012 đã đón tới 3 chiếc Bentley Continental Flying Spur và 2 chiếc Rolls-Royce Ghost sản xuất năm 2011 nhập khẩu theo đường Việt kiều trở về nước định cư. Đến tỉnh cao nguyên như Kon Tum cũng là bến về của một chiếc Rolls-Royce Phantom Drophead sản xuất năm 2010. Cũng về thủ đô Hà Nội theo cách này có Bentley Continential Flying Spur 4D sản xuất năm 2010, Rolls-Royce Phatom sản xuất năm 2011 lẫn Jaguar sản xuất năm 2010...
Mới có một xe Rolls-Royce được nhập khẩu theo đường chính hãng.
Đại diện BMW Euro Auto, nơi được Rolls-Royce ủy quyền bảo dưỡng, bảo hành các xe Rolls-Royce ở Việt Nam vào đầu năm 2013 đã cho hay, hiện ở Việt Nam có khoảng 70 xe Rolls-Royce, nhưng chỉ có một chiếc là nhập khẩu theo đường đặt hàng chính hãng.
Bản thân người viết cũng được lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần tự hào khoe về cách trở thành chủ nhân của siêu xe thông qua người bạn là Việt kiều trở về nước định cư làm ăn, sinh sống. Để "nhờ" bạn làm thủ tục mang xe vào, đại gia này phải chi ra một khoản tiền không dưới 15.000 USD. Tuy nhiên, con số này "vẫn còn rẻ chán, bởi bớt được khá nhiều tiền thuế các loại nếu nhập khẩu theo đường chính ngạch", đại gia này cho biết.
Theo quy định hiện hành, mỗi Việt kiều khi hồi hương về Việt Nam định cư được phép mang theo một xe ô tô là tài sản đang sử dụng tại nước ngoài và được hưởng chính sách miễn thuế nhập khẩu, chỉ phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt (từ 45-60% theo dung tích động cơ) và thuế giá trị gia tăng.
Tuy nhiên, tới 90% xe ô tô được nhập khẩu theo diện Việt kiều trở về nước định cư là xe hạng sang và siêu sang như nói trên hoặc các nhãn hiệu Lexus, Land Rover hay Porsche, Mercedes-Benz, BMW, Audi... Điểm đặc biệt nữa là đa số các xe này còn rất mới, được sản xuất ngay năm tiến hành nhập khẩu hoặc có số km đã chạy thấp.
Đơn cử, một chiếc xe Lexus GX570, dung tích 5.7L, sản xuất 2011, chạy được hơn 1.000 km, nhập khẩu theo diện này được khai báo giá trị nhập khẩu nhỉnh hơn 60.000 USD. Như vậy nếu chịu thuế và các chi phí chỉ lên tới khoảng 140.000 USD. Trong khi đó, tại các showroom, một chiếc xe Lexus GX570 có đời tương tự được rao là "mới, nhập khẩu nguyên chiếc" có giá không dưới 240.000 USD.
Với thực tế xe nhập khẩu theo đường Việt kiều hồi hương tăng đột biến gần đây, chuyện lợi dụng chính sách ưu đãi để nhập khẩu xe sang và siêu sang qua đường này để không phải chịu điều chỉnh của các chính sách hạn chế nhập khẩu hàng xa xỉ, đồng thời gây thất thu thuế cho nhà nước đã không còn dừng lại ở sự nghi vấn.
Theo Zing
Đường cong hút hồn bên xe bán tải hạng sang Cô người mẫu với những đường cong cơ thể cực nóng bỏng khoe dáng bên cạnh chiếc xe bán tải đắt tiền màu đỏ nổi bật. Theo Tiền Phong Online