Trung Quốc ngụy biện các hành động cải tạo ở Biển Đông
Trung Quốc ngày 27/2 đã ngụy biện rằng các hành động của nước này tại Biển Đông là kiềm chế và có trách nhiệm, sau khi lãnh đạo tình báo Mỹ gọi việc Bắc Kinh mở rộng các tiền đồn trong khu vực là một nỗ lực “hung hăng” nhằm tranh giành chủ quyền.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.
Phát biểu trong cuộc họp báo thường ngày hôm qua, người phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng các hành động của nước này tại các bãi cạn và các vùng biển lân cận mà nước này tuyên bố chủ quyền là “có lý, chính đáng và hợp pháp” và rằng thái độ của Bắc Kinh là “kiềm chế và có trách nhiệm”.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, chồng lấn tuyên bố chủ quyền của các láng giềng khu vực, trong đó có Philippines, Việt Nam, Malaysia và Đài Loan, và phản đối điều mà Bắc Kinh coi là sự can thiệp của Mỹ. Về phần mình, Mỹ tuyên bố có lợi ích quốc gia về một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trong khu vực.
Hôm 26/2, Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper đã nhắc tới hành động mở rộng các tiền đồn của Trung Quốc, có thể phục vụ việc đồn trú các tàu và xây dựng các đường băng, trong một cuộc điều trần của thượng viện Mỹ ở Washington. Các bình luận của ông Clapper phản ánh những lo ngại của phía Mỹ về các hành vi cải tạo đất của Trung Quốc, vốn có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và các láng giềng.
Ông Clapper đã miêu tả các tuyên bố đơn phương của Trung Quốc đối với hơn 80% diện tích Biển Đông là “quá đáng”.
Video đang HOT
Đáp lại bình luận, ông Hồng Lỗi nói rằng Trung Quốc hi vọng Mỹ “thận trọng” hơn liên quan tới vấn đề này.
Hồi tuần trước, Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tại Washington cho biết Trung Quốc đã “thay đổi đáng kể kích thước và cấu trúc của các đặc điểm đất đai tự nhiên” ở Biển Đông.
Trung Quốc đã có một đơn vị quân đội và cung ứng trái phép trên bãi đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ năm 2003 và bắt đầu các hoạt động xây dựng quy mô lớn kể tại đó kể từ năm ngoái, xây dựng một đảo nhân tạo mới rộng hơn 7 héc-ta. Tòa nhà chính trên hòn đảo mới dường như bao gồm một tháp phòng không, CSIS cho hay.
An Bình
Theo Dantri/AP
Học giả Singapore kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông
Nhật báo Straits Times của Singapore số ra mới đây đã đăng tải bài viết của Navin Rajagobal, cựu Phó Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Singapore, kêu gọi đề cao việc tôn trọng luật pháp quốc tế trên Biển Đông.
Tàu đánh cá Trung Quốc neo đậu tại bãi đá ngầm Chữ Thập thuộc quần đảo nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trong bài viết của mình, ông Navin nhắc lại một sự kiện có tầm quan trọng lịch sử với những tác động lâu dài đến thế giới xảy ra ngoài khơi khu vực Changi ở bờ Đông Singapore cách đây hơn 400 năm.
Ngày 25/2/1603, Santa Catarina, một tàu buôn Bồ Đào Nha đã bị người Hà Lan đánh cướp và tịch thu.
Người Hà Lan biện minh hành động của họ là nhằm thách thức sự độc quyền thương mại bất công của người Bồ Đào Nha ở châu Á.
Người Bồ Đào Nha không chỉ cản trở người Hà Lan tiếp cận các cảng biển và thị trường ở châu Á mà còn sử dụng lực lượng bất hợp pháp để duy trì sự thống trị trong trao đổi thương mại với châu Á.
Chính vì thế, hành động cướp tàu chỉ nhằm bảo vệ sự tự do thông thương giữa châu Á và châu Âu.
Quan điểm này sau đó đã cấu thành nền tảng cơ bản của luật pháp quốc tế hiện đại về biển, như các vùng biển xa là biển quốc tế và mọi quốc gia đều được phép sử dụng để trao đổi mậu dịch trên biển.
Nguyên tắc này sau đó cũng được đưa vào Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Theo ông Navin, những diễn biến gần đây như tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông đã nêu bật tầm quan trọng của luật pháp quốc tế liên quan đến biển.
Nhiều nhà quan sát cho rằng bản đồ 9 đoạn của Trung Quốc, dường như bao phủ cả các tuyến vận tải biển tấp nập trên Biển Đông, quay trở lại với nguyên tắc mare clausum (biển gần) mà người Bồ Đào Nha áp dụng những năm 1600.
Điều này trái ngược với nguyên tắc mare liberum (biển tự do) đã được đưa ra sau sự kiện Santa Catarina và sau này được nêu trong UNCLOS.
Ông Navin viết: "Vì thế, theo quan điểm của tôi, Singapore, sẽ kỷ niệm năm độc lập thứ 50 trong năm nay, cần phải ghi nhớ sự kiện Santa Catarina xảy ra 412 năm trước đây, bởi nó đã thúc đẩy sự phát triển của luật pháp quốc tế và nó chỉ xảy ra ngay bên ngoài bờ biển Changi"./.
Theo (Vietnam )
Trung Quốc dùng tàu cá 'độc chiếm' biển Đông Kỳ 1: Bơm tiền cho ngư dân Chính quyền Trung Quốc hỗ trợ tài chính, hệ thống vệ tinh cho các tàu cá và động viên các thuyền trưởng đánh bắt cá trong các vùng biển tranh chấp nhằm thực hiện mưu đồ bành trướng trên biển Đông, theo Reuters. Tàu cá của Trung Quốc ở Hải Nam - Ảnh: Reuter Tại đảo Hải Nam của Trung Quốc, một thuyền...