Trung Quốc: Người hùng chống CSGT “ăn bẩn”
Bị cảnh sát giao thông (CSGT) phạt vô cớ quá nhiều lần, ông Wang Jinwu, 45 tuổi, ở tỉnh Hà Nam, quyết định trở thành nhà hoạt động xã hội bằng cách ghi lại những cảnh “ăn bẩn” của CSGT và chỉ bảo cánh lái xe biết cách tự bảo vệ mình.
Gần đây, ông Wang được chú ý nhiều hơn sau khi đăng đoạn video dài 7 phút lên diễn đàn trực tuyến Tianya và cổng thông tin Netease ghi lại cảnh một số CSGT xử phạt trái phép các tài xế ở huyện Hoạch Gia, tỉnh Hà Nam.
Sức mạnh của tin nhắn và internet
Tài xế Wang nói rằng, ông quyết định công bố đoạn video ghi lại 13 vụ “ăn bẩn” của CSGT, sau khi chính quyền địa phương không trả lời các thắc mắc của ông.
Chín ngày sau khi đoạn video được đưa lên mạng, Phó giám đốc Phòng Công Hoạch Gia bị sa thải vì giám sát kém. Trước đó, một số cảnh sát bị đình chỉ công tác hoặc sa thải, báo chí Trung Quốc đưa tin.
Ông Wang bắt đầu công việc chống tham nhũng từ năm 2005. Vốn chưa có kinh nghiệm, ông không thành công lắm trong việc nắm bắt những vụ cảnh sát “làm luật”. Nhưng đến nay, tỷ lệ thành công của ông đạt tới 80%.
Khi một tài xế bị phạt vô cớ, ông Wang có thể mang vé phạt đó tới đồn cảnh sát địa phương để xác định xem vé phạt đó có đúng luật hay không và lái xe có thể nhận lại tiền nếu được xác định là không có lỗi hoặc lỗi nhẹ hơn. Đôi khi, CSGT không thèm viết vé phạt, khiến ông Wang phải tìm cách khác.
Và để tác động cả hệ thống quản lý cảnh sát của Trung Quốc, đặc biệt ở huyện Hoạch Gia, ông Wang có cách riêng.
“Mọi người nói rằng năng lực của chính quyền địa phương không cao, nhưng thực tế là ngược lại. GSGT rất giỏi kiếm tiền”, ông Wang nói đùa khi được phỏng vấn.
Ông Wang Jinwu tới thủ đô Bắc Kinh nói chuyện với báo giới. Ảnh: Zhang Zhilong.
Ông Wang được giới tài xế xe tải coi là người hùng. Nhiều lái xe gửi tin nhắn cho ông để mô tả chi tiết những vụ “ăn bẩn” của CSGT mà họ nắm được.
Video đang HOT
Cách đây vài tháng, ông Wang nhận được thông báo của một người bạn nói rằng, ông ấy trông thấy một cảnh sát địa phương lái chiếc xe trị giá gần 32.000 USD. “Chiếc xe đó quá xa xỉ đối với mức lương khoảng 2.000 nhân dân tệ (gần 7 triệu đồng) mỗi tháng của ông ta”, ông Wang nói.
Người dân Hà Nam hiểu rằng CSGT thường lạm quyền vào lúc đêm tối. “Khoản tiền phạt ban ngày thu được họ nộp về chính quyền địa phương, còn tiền kiếm được ban đêm thì bỏ túi riêng”, ông Wang giải thích.
Huyện Hoạch Gia có vị trí địa lý đặc biệt, là đầu mối giao thông quan trọng, nên GSGT làm nhiệm vụ ở hầu hết giao lộ. Chuyện CSGT phạt tuỳ tiện diễn ra như cơm bữa. Nhiều tài xế xe tải vì không thể chịu nổi cảnh suốt ngày bị phạt nên đã tìm đến ông Wang để được giúp đỡ.
“Các tài xế trước đây vẫn kiếm đủ ăn, và có thể kiếm đủ tiền nuôi bản thân và gia đình dù vẫn thường bị phạt, nhưng nay họ không thể nữa”, ông Wang nói.
Trong thời buổi bùng nổ kinh tế ở Trung Quốc, vận tải hàng hoá trở nên cạnh tranh hơn nhiều, với số lượng xe tải ngày càng nhiều. Cách đây 5 năm đã có khoảng 13 triệu tài xế đang hoạt động.
Ông Wang ước tính số lượng xe tải từ đó đến nay đã tăng ít nhất gấp đôi. Trước đây, ông thường có 3 – 4 xe tải cùng hoạt động, nhưng nay chỉ còn một, và kiếm được ít tiền hơn nhiều so với ngày trước.
Hiện nay, Wang dành phần lớn thời gian để giúp các tài xế và trả lời thắc mắc của họ. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí chỉ kéo dài 1 giờ, ông Wang nhận được 5 cuộc điện thoại từ các lái xe.
CSGT khiếp vía
Từ khi được biết đến với vai trò người “cào phân” (chuyên phơi bày những chuyện xấu xa), ông Wang chưa lần nào bị CSGT phạt. Có lần, xe CSGT đang bám đuổi một xe tải thì vội tăng tốc bỏ đi khi thấy ông Wang ở ngay phía sau. “Họ thường phạt mà không có giấy tờ, nên rất sợ bị bắt gặp hay bị lộ chuyện”, ông nói.
Công việc mà ông Wang đang theo đuổi không mang lại lợi nhuận gì cho bản thân, mà còn khiến ông dễ gặp nguy hiểm.
Xe tải dồn ứ trên đường cao tốc nối Bắc Kinh với tỉnh Hà Bắc ngày 23/6. Ảnh: CFP
Ông vẫn nhớ rất rõ vụ việc xảy ra hồi tháng 7 ở Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, khi ông cố gắng giúp một tài xế xe tải bị phạt nặng vì có nhiều vết bẩn trên biển số.
Khi ông Wang thắc mắc với cảnh sát, ông bị CSGT đánh và cố khép ông vào tội ăn cướp. “Họ đánh tôi, lấy hết tiền và ném trước mặt tôi”, ông Wang nhớ lại. Số tiền đó chưa tới 1.000 tệ. Khi cảnh sát khám người, ông sợ rằng camera giấu kín của mình sẽ bị phát hiện.
Ông chợt nhớ ra chứng chỉ mà một báo địa phương đã cấp cho mình. “Tôi là một phóng viên, và đây là thẻ nhà báo của tôi”, ông nói. Thế rồi ông được thả.
Ông Wang đã truyền kinh nghiệm của mình cho hơn 70 tài xế khắp đất nước kể từ tháng 11/2011. Ông thậm chí còn tổ chức buổi hội thảo kéo dài 2 ngày để cho cánh lái xe hiểu về quyền lợi của họ.
“Đây chỉ là bước khởi đầu trong công việc của một nhà hoạt động xã hội, đến nay họ vẫn liên lạc với tôi, gửi tin nhắn cho tôi khi gặp khó khăn”, ông Wang nói. Ông chưa bao giờ thu một đồng nào khi giúp đỡ các tài xế.
Ông Hou Shaogang, một chủ xe tải ở tỉnh Thiểm Tây, nói rằng Wang là thần tượng của mình. “Tôi không phải là học viên của anh Wang vì tôi chưa tham gia khoá đào tạo của anh ấy, nhưng tôi rất ngưỡng mộ Wang vì tôi học được từ anh nhiều cách bảo vệ quyền lợi của mình và chống tham nhũng”, ông Hou nói.
Ông Hou cho rằng, những ung nhọt trong hệ thống quản lý giao thông gây ra nhiều thách thức đối với an toàn giao thông vì các lái xe tải thường chọn cách chở hàng lúc trời tối để tránh bị phát hiện và bị phạt.
Sau vài năm học luật giao thông, ông Wang phát hiện ra rằng, đối với một xe chở quá tải thì 5 cơ quan giám sát khác nhau lại có những quy định về hình phạt chẳng giống nhau. Mức phạt có thể dao động từ 2.000 đến 30.000 tệ. Đây là hậu quả của tình trạng bất nhất và quản lý yếu kém.
Theo 24h
Người anh hùng đi qua hai cuộc chiến
Trong chiến tranh, người ta biết đến Nguyễn Văn Nổi là chàng anh hùng bất khuất. Trong thời bình, ông được mệnh danh là cây đại thụ của đồng bào Chơro.
Già làng Năm Nổi với chiếc xà gạc ngụy trang tài liệu trong thời kháng chiến
Về thôn miền núi Lý Lịch xã Phú Lý (Vĩnh Cửu, Đồng Nai) hỏi già làng Nguyễn Văn Nổi thì không ai lại không biết. Người thì bảo rằng ông là người anh hùng duy nhất của làng đánh nhau với Pháp với Mỹ, người thì bảo rằng ông là vị thánh sống của núi rừng, của đồng bào Chơro.
Già làng Nguyễn Văn Nổi vẫn được người dân gọi với cái tên Năm Nổi đầy trìu mến. Dù đã bước sang tuổi 83 nhưng già vẫn giữ được phong thái khỏe mạnh của một người anh hùng. Bên bếp lửa bập bùng, già bắt đầu câu chuyện: "Người ta gọi tôi như vậy cũng vì quá trình hoạt động cách mạng của tôi. Năm tôi lên 7 tuổi cũng là lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta bắt đầu bùng nổ. Ngày đó, Pháp về bản bắt thanh niên, người khỏe mạnh đi làm phu ở các hầm mỏ. Những người chống đối đều bị chúng đánh đập, chém giết. Chính vì vậy nên tôi rất căm ghét và quyết định theo các anh lớn tuổi hơn đi làm cách mạng".
Tuy mới lên 7 nhưng Năm Nổi luôn là kim chỉ nam quan trọng cho bộ đội, chiến sỹ trong những cánh rừng già nguy hiểm. Ông nhớ lại: "Ngày ấy rừng còn rậm rạp, thú dữ nhiều. Chính vì không quen đường đi lối lại nên cán bộ của ta bị cọp, beo ăn thịt rất nhiều. Những lúc bộ đội cần di chuyển đến vùng sâu, nguy hiểm thì các anh lại gọi tôi để hỏi và nhờ tôi dẫn đi". Ông cho biết thêm, người đi rừng không chỉ gan dạ mà còn phải biết nắm bắt tâm lý của thú dữ. Mỗi khi gặp hổ thì phải ôm gậy thẳng đứng cao hơn đầu người vì hổ bắt mồi theo cách nhảy lên chụp xuống. Khi thấy như vậy hổ sẽ không dám tấn công.
Cung tên là vũ khí chủ yếu của đồng bào Chowrro trong những năm kháng chiến
Chính sự kiên trung và gan dạ nên suốt những năm sau đó, Năm Nổi được cán bộ tin cậy và giao phó chức vụ giao liên. Thân hình nhỏ bé lại đen nhẻm nên Năm Nổi không phải là tầm ngắm của quân đội Pháp. Tuy vậy, Năm Nổi luôn ngụy trang mình một cách cẩn trọng để tránh tình huống xấu nhất xảy ra. Ông kể, mỗi khi được giao tài liệu là ông cho vào cán tre của chiếc xà gạc (dụng cụ để phát cành cây, cỏ dại của người Chơro) rồi cứ thế băng rừng lội suối. Cậu bé giao liên ngay tức khắc trở thành đứa trẻ người thiểu số lam lũ đi rừng đào khoai nên lính Pháp không để ý.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, Năm Nổi được tiếp xúc và hoạt động cách mạng cùng các cán bộ lão thành như anh hùng Huỳnh Văn Nghệ (nhà chỉ huy quân sự tài ba), Trung tướng Nguyễn Bình (Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam) ở chiến khu D.
Bước sang cuộc kháng chiến chống Mỹ, Năm Nổi đã là một chàng trai khỏe mạnh hùng tráng. Những cuộc băng rừng, những cuộc chiến khốc liệt bắt đầu diễn ra và những chiến công cũng được dệt nên từ đó.
Tháng 1 năm 1960, khi bộ đội ta chuẩn bị tiến vào Tây Ninh thì bất ngờ bị địch vây hãm, cô lập trong rừng. "Lương thực đã hết nhưng không thể nhận được viện trợ từ phía ngoài. Lúc đó tôi đã cố gắng luồn lách để vào với bộ đội và đưa các anh đến một vùng đất gần đó để đào củ chụp làm lương thực. Nơi đó được mệnh danh là kho lương của người Chơro nên bộ đội có thể ăn hàng tháng trời vẫn chưa hết. Cũng chính vì vậy nên tôi được bộ đội đặt biệt danh là Năm củ chụp và sau này được thủ tướng Võ Văn Kiệt ký tặng bằng khen".
Không chỉ bí mật hoạt động cách mạng mà Năm Nổi còn vận động đồng bào mình góp sức vót chông, đặt bẫy kẻ thù. Giúp bộ đội lập căn cứ và cung ứng lương thực. Dưới sự lãnh đạo của Năm Nổi, vùng núi Lý Lịch trở thành vùng đất chết đối với kẻ thù. Chông được bày khắp rừng, bẫy thú đặt khắp nơi nên chỉ cần quân địch sơ hở là phải đánh đổi bằng tính mạng. "Không có súng đạn hiện đại thì người dân sử dụng cung, nỏ. Ngày đó, cả thôn bản đều rầm rộ chế kịch độc tẩm mũi tên. Mỗi khi quân địch lọt vào rừng Lý Lịch là cả làng kéo nhau đánh du kích" - Già làng Năm Nổi nhớ lại.
Mũi tên được tẩm kịch độc để sát thương quân thù
Già Năm Nổi luôn là lá cờ đầu của phong trào chống giặc, là lãnh tụ tinh thần của người Chơ Ro ở ấp Lý Lịch. Với những cống hiến và chiến công, nhà nước đã 2 lần phong tặng danh hiệu anh hùng cho già Năm Nổi. Bằng khen, huân huy chương kháng chiến của già thì không đếm nổi.
Những năm sau kháng chiến, già Năm Nổi là gương sáng trong hoạt động xã hội. Mang trên mình trọng trách của vị già làng, ông chưa bao giờ quên những cuộc chiến và luôn kể lại cho con cháu nghe để tinh thần bất khuất vì dân tộc không bị phai mờ.
Theo Dantri
Bố chồng Tăng Thanh Hà khuyên sinh viên điều gì? "Các bạn đừng phí thời gian ở quán cà phê mà hãy bắt tay vào các hoạt động xã hội, những việc làm thêm, kể cả làm bồi bàn, dọn vệ sinh để tích lũy kinh nghiệm và tiền bạc", ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xuyên Thái Bình Dương nhắn nhủ. Tại buổi giao lưu khởi nghiệp 2012...