Trung Quốc: Người dân đập nát 4 tấn dưa hấu vì sợ bị nhiễm độc
Cư dân thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) đã đập nát 4 tấn dưa hấu sau khi phát hiện ra có ít nhất 17 người phải nhập viện vì ăn những quả dưa bị nhiễm độc. Sự việc diễn ra hôm thứ Sáu (17/4) vừa qua.
Theo các báo cáo, những người phải nhập viện đã ăn phải dưa hấu bị nhiễm thuốc trừ sâu. Trong số những bệnh nhân có cả một phụ nữ mang thai. Không may, người phụ nữ này đã bị sảy thai vì ngộ độc.
Bốn tấn dưa hấu dã bị đập nát.
Chính quyền thành phố Thanh Đảo cho biết số dưa này thuộc giống “Hắc Mỹ nhân” tới từ thành phố Vạn Ninh ở Hải Nam, và được cùng một nhà bán buôn mua về. Ngay sau khi vụ việc dưa nhiễm độc được phát hiện, lô dưa hấu nói trên đã lập tức được rút khỏi các kệ bán hàng.
Video đang HOT
Người dân đua nhau đập dưa hấu.
Chính quyền thành phố Vạn Ninh đang tiến hành điều tra chất lượng dưa hấu trong vùng quản lý của mình. Mặc dù vậy, mối lo ngại về chất lượng dưa hấu vẫn không ngừng tăng lên, dẫn đến việc lượng dưa bán ra tại các chợ đang giảm mạnh.
Trong bối cảnh đó, một khu mua sắm ở Thanh Đảo, nơi cũng chịu ảnh hưởng do vụ việc dưa nhiễm độc đã khuyến khích người mua hãy đập những quả dưa để chắc chắn về độ an toàn của sản phẩm./.
Theo Vietnam
Hơn chục thương lái Trung Quốc chi phối dưa hấu Việt Nam
Đầu mối thu mua dưa của Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc thương lái Trung Quốc là một trong những nguyên nhân được Bộ Công Thương nêu ra để lý giải tình trạng ách tắc tại cửa khẩu.
Những bất cập đối với hoạt động xuất khẩu dưa hấu sang Trung Quốc một lần nữa được nêu ra tại tọa đàm trực tuyến xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam, vừa được Bộ Công Thương tổ chức. Theo lãnh đạo Bộ, dưa được trồng tại nhiều địa phương, song việc thu mua tập trung vào một số thương lái và bị chi phối bởi hơn 10 đầu mối Trung Quốc.
Theo Bộ Công Thương thương lái Trung Quốc hoàn toàn chi phối việc lựa chọn, tiếp nhận dưa đạt chất lượng khi thông quan. Ảnh: Quý Đoàn
Sau khi thu hoạch, doanh nghiệp Việt Nam vận chuyển hàng đi cửa khẩu nhưng quyền lựa chọn và tiếp nhận mặt hàng đạt tiêu chuẩn hoàn toàn do thương lái Trung Quốc quyết định.
"Thời gian thông quan mất 2-4 tiếng cho mỗi xe hàng thay vì hơn một phút như bình thường, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dưa hấu", Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Lãnh đạo Bộ cho biết nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc tăng 10% mỗi năm. Riêng 2015, dự báo có 130.000 tấn sẽ được xuất khẩu sang thị trường này. Đây là loại cây trồng dễ canh tác, điều kiện tiêu thụ thuận lợi hơn các loại cây trồng khác nên nhiều địa phương trong đó chủ yếu khu vực Nam Trung bộ luôn ưu tiên.
Về phía cơ quan quản lý, ông Trần Tuấn Anh thừa nhận khâu yếu trong trong hoạt động xuất khẩu hiện nay vẫn là theo dõi thông tin thị trường. Trong đó, xử lý và định hướng cung cấp thông tin cho người nông dân vẫn ách tắc.
Hiện dưa hấu và một số trái cây đều được bày bán tại siêu thị, song để chuẩn bị kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, tới đây Bộ Công Thương sẽ thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các địa phương với đơn vị lưu thông. Trước mắt, Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM được xác định là thị trường tiêu thụ lớn.
Theo VnExpress
Bán mỗi sào ớt, sắm được 1 cây vàng Trái ngược với vụ mùa dưa hấu, nông dân trồng ớt xuất khẩu lại phấn khởi khi giá ớt cao ngất ngưỡng với giá 35.000 đồng/kg. Mỗi sào ớt đạt sản lượng hơn 1 tấn và thu lợi hơn 35 triệu đồng. Ngược hành trình về vựa ớt thuộc xã Nghĩa Hà (TP Quảng Ngãi), những cánh đồng ớt rực rỡ màu đỏ...