Trung Quốc ngừng xây đảo ở Biển Đông: Dấu hiệu Mỹ-Trung sắp thỏa hiệp?
Việc Trung Quôc bất ngờ tuyên bố hoạt động phi pháp bồi đắp đảo sắp kết thúc cho thấy nước này đang muốn thỏa hiệp với Mỹ và các nước trong khu vực, đồng thời cũng nhằm muốn chứng tỏ vị thế cường quốc, theo nhận định từ một số chuyên gia quốc tế.
Tông thông My Barack Obama (trái) nâng ly cùng Chủ tịch Trung Quôc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 11.2014 – Anh: Reuters
Bộ Ngoại giao Trung Quôc ngày 16.6 bất ngờ thông báo hoạt động bồi đắp trái phép đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Viêt Nam “sẽ hoàn tất trong vài ngày tới”, đồng thời khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở phục vụ mục đích dân sự lẫn quân sự trên đảo nhân tạo.
Tờ The Wall Street Journal (My) ngày 17.6 dẫn lời các chuyên gia nhận định rằng động thái trên của Trung Quôc có thể là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang muốn tìm cách thỏa hiệp với Mỹ và các quốc gia trong khu vực. Chủ tịch Trung Quôc Tập Cận Bình dự kiến sẽ có chuyến công du tại Mỹ vào tháng 9 tới, theo trang tin The Christian Science Monitor (My).
Ngoài ra, thông qua tuyên bố sắp ngừng xây đảo, Trung Quôc còn muốn thể hiện khả năng đơn phương đưa ra các điều kiện trong các tranh chấp Biển Đông.
Video đang HOT
“Đây là một bước nhằm hướng tới việc ngừng cải tạo đảo mà phía Mỹ từng yêu cầu. Cũng thông qua tuyên bố này, chinh phu Trung Quôc có thể nói với người dân trong nước rằng họ đã đạt được điều họ muốn”, The Wall Street Journal dẫn lời ông Hoàng Tĩnh, chuyên gia về chính sách đối ngoại của Trung Quôc tại Trường nghiên cứu Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore).
Chuyên gia Hoàng nhận định thêm rằng: “Trung Quôc đã đơn phương bồi đắp đảo, rồi đơn phương ngừng lại. Bắc Kinh đang muốn thể hiện rằng với tư cách là một cường quốc, nước này có thể kiểm soát mức độ leo thang căng thẳng, cũng như có thể làm bất cứ điều gì mà Trung Quôc cho rằng phù hợp với lợi ích của mình”.
Các công trình Trung Quốc đang xây dựng trái phép trên nền đảo nhân tạo ở Đá Châu Viên thuộc Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: Asahi Shimbun
Trong khi đó, trả lời Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), ông Nguyễn Tông Trạch, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS), bao biện rằng thời điểm Bộ Ngoại giao nước này đưa ra tuyên bố kể trên là nhằm cho thấy Bắc Kinh đang thực hiện chương trình xây dựng “theo đúng với lịch trình và kế hoạch đã đề ra, đồng thời cũng phản ánh được sự minh bạch trong các chính sách của Trung Quôc”.
The Christian Science Monitor dẫn thống kê từ chinh phu Mỹ ước tính Trung Quôc đã bồi đắp một diện tích đất rộng đến hơn 810 ha tại các bãi đá ngầm ở Biển Đông trong vòng 18 tháng qua. Ngoài ra, Bắc Kinh còn ngang ngược tuyên bố chủ quyền gần 2/3 diện tích Biển Đông, nơi lượng hàng hóa có giá trị lên đến 5,3 tỉ USD được vận chuyển qua lại hằng năm.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Trung Quốc lệnh đóng tàu dân sự cho cả mục đích quân sự
Chính phủ Trung Quốc phê duyệt kế hoạch yêu cầu các nhà đóng tàu dân sự phải đảm bảo các tàu mới có thể sử dụng cho quân đội trong trường hợp khẩn cấp.
Một tàu Trung Quốc neo tại cảng Santos, Brazil hôm 19/5. Ảnh: Reuters
China Daily dẫn tin từ hiệp hội công nghiệp đóng tàu cho hay kế hoạch trên "sẽ giúp Trung Quốc chuyển đổi tiềm năng đáng kể của hạm đội tàu dân sự thành sức mạnh quân sự".
Khả năng hỗ trợ hàng hải và mục tiêu chiến lược của quân đội cũng được cải thiện.
"Chiến tranh hải quân hiện đại thường đòi hỏi sự huy động và triển khai một lượng lớn tàu, trong khi việc sản xuất hàng loạt tàu hải quân trong thời bình không hợp lý về mặt kinh tế", Cao Weidong, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc nói. "Do đó, thực tế chung là các nhà đóng tàu dành một số nền tảng ứng dụng quân sự trên các tàu dân sự để chúng có thể phục vụ hải quân trong thời chiến".
5 loại tàu nằm trong diện trên là tàu container, tàu đa năng, tàu chở xe cộ, tàu chở hàng rời và tàu chở hàng kiện.
Trung Quốc gần đây gia tăng ngân sách quốc phòng nhằm hiện đại hóa lực lượng quân đội lớn nhất thế giới, đặc biệt là hải quân.
Trong tài liệu chiến lược quốc phòng tháng trước, Trung Quốc tuyên bố tiếp tục "bảo vệ những vùng biển mở" của mình và chỉ trích các nước láng giềng "hành động khiêu khích" trên các rạn san hô và đảo mà nước này tự tuyên bố chủ quyền.
Những hành động ngày càng ngang ngược của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền ở biển Hoa Đông và Biển Đông khiến cả khu vực và Mỹ lo ngại, dù nước này không có tranh chấp ở đây.
Anh Ngọc
Theo VNE
Trung Quốc lộ dã tâm quân sự ở biển Đông Malaysia và các thành viên ASEAN khác không công nhận tuyên bố chủ quyền dựa trên cái gọi là "đường 9 đoạn" của Trung Quốc ở biển Đông. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 16-6 cho biết nước này sẽ sớm hoàn tất các dự án cải tạo đất ở biển Đông, vốn đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ....