Trung Quốc ngưng mua, nông dân miền Tây lao đao ôm rắn
Đang ở giá trên dưới 1 triệu đồng/kg, rắn hổ hèo rớt xuống 250.000 đồng/kg khiến nhiều nông dân khóc ròng. Nguyên nhân là thương lái ngưng thu mua xuất bán sang Trung Quốc.
Ngồi trong căn nhà nóng bức với vẻ mặt rầu rĩ vì 240 con rắn hổ hèo cả năm nay không bán được, ông Trần Văn Hoàng ở ấp Tây Bình, huyện Thoại Sơn, An Giang cho biết hơn 3 năm nay chưa từng thấy giá rắn giảm mạnh như bây giờ. Giá rớt mạnh nhưng nông dân muốn bán cũng không dễ, vì không tìm ra thương lái thu mua.
Cách đây khoảng 2 năm, rắn giống (rắn con) được ông Hoàng bán với mức giá 250.000 đồng/con, rắn thương phẩm trên 1 triệu đồng/kg (loại 1,2 kg/con). Thời điểm đó cũng được xem là thời kỳ “vàng son”, nên không chỉ ông Hoàng mà rất nhiều hộ nuôi phấn khởi vô cùng, vì giá bán cao mà loại rắn này lại dễ nuôi. Tuy nhiên, niềm vui của người nuôi rắn hổ hèo dần khép lại, khi sau một năm rắn giống rớt xuống chỉ còn 100.000 đồng/con, rắn thịt còn 720.000 đồng/kg, và hiện tại chỉ có 50.000 đồng/con rắn con, 250.000 đồng/kg rắn thịt.
Giá rắn hổ hèo giảm mạnh nhưng thời điểm này người nuôi muốn bán cũng không phải dễ.
Theo ông Hoàng, trước đây nuôi rắn với số lượng ít thì người nuôi có thể bỏ công đi kiếm mồi, nhưng giờ đàn rắn tăng lên, không còn cách nào khác là người nuôi phải mua thức ăn. Ếch, nhái, món ăn chính cho rắn trước đây chỉ 20.000-25.000 đồng/kg, giờ đã lên 30.000-40.000 đồng/kg, trong khi rắn lớn, nhu cầu thức ăn tăng hàng ngày nhưng cứ nuôi mãi không bán được.
Là một trong những gia đình thuộc diện nghèo ở địa phương, năm 2012, anh Dương Hoài Nhã ở ấp Tây Bình được chính quyền hỗ trợ 4 triệu đồng phát triển kinh tế gia đình, anh đã đóng chuồng và mua rắn giống về nuôi. Sau một năm, anh bán được 50 con rắn giống với giá 200.000 đồng/con, 50 trứng với giá 100.000 đồng/trứng. Thấy hiệu quả tốt nên anh dùng tiền bán rắn để tiếp tục tăng đàn. Tuy nhiên, gần một năm nay, khi đàn rắn của anh đã đạt trọng lượng bán thịt và rắn giống thì không có thương lái đến hỏi mua nữa. Anh Nhã rầu rĩ cho biết, giá rớt thảm nhưng bây giờ muốn bán rẻ cũng không dễ.
Video đang HOT
“Đàn rắn 150 con của tôi hiện không bán được con nào, kể cả trứng. Mặc dù nhiều lần tìm thương lái để bán, nhưng không ai mua, người chịu mua thì chỉ đồng ý mức giá 250.000 đồng/kg”, anh Nhã cho biết.
Trước đây, rắn thương phẩm loại từ 3 đến 5 kg/con được bán với giá hơn 1 triệu đồng/kg nay giảm xuống còn 400.000 đồng/kg nhưng thương lái rất hạn chế mua.
Theo các hộ nuôi rắn, để đạt trọng lượng trên 3 kg/con, hộ nuôi phải bỏ thời gian chăm sóc từ 2,5-3 năm. Chi phí để nuôi 1 kg rắn hổ hèo không dưới 500.000 đồng, nhưng rắn càng lớn lượng thức ăn càng nhiều, nên nếu đến thời điểm bán mà phải neo lại thì chi phí càng tăng mạnh. Đối với loại rắn 3-5 kg/con, phải bán với mức giá 700.000 đồng/kg người nuôi mới có lãi.
Trưởng ấp Tây Bình, xã Thoại Sơn cho biết, mới năm trước, riêng ấp này đã gần chục hộ nuôi rắn, nhưng hiện tại chỉ còn lại vài người, do loài này đang bí đầu ra và rớt giá mạnh.
Giá rắn rớt mạnh được cho là do không xuất được sang thị trường Trung Quốc.
Ông Đặng Thành Trung, Chủ tịch Hội nông dân xã Thoại Giang cho biết, toàn xã có hơn 30 hộ nuôi rắn hổ hèo. Hiện giá của loài này đang đứng ở mức thấp và rất khó tìm đầu ra. Nguyên nhân chính, theo chia sẻ của ông Trung, là trước đây, loài rắn này được thương lái gom mua, xuất bán rất mạnh sang Trung Quốc nên cung không đủ cầu, giá liên tục tăng khiến nông dân ồ ạt thả nuôi. Song thời gian gần đây, thương lái không gom rắn xuất sang thị trường này nữa, dẫn đến tình trạng giá giảm không phanh.
Cũng theo ông Trung, gần 2 năm nay, lượng rắn nuôi trong dân quá nhiều, không những trong xã này mà cả tỉnh An Giang và nhiều tỉnh miền Tây, nơi đâu cũng nuôi rắn, dẫn đến cung vượt cầu.
Cận cảnh chủ trại chuyển nhà cho rắn hổ hèo mùa đẻ trứng Đến mùa sinh sản, các chủ trại rắn lớn ở miền Tây chuyển nơi ở cho đàn rắn hổ hèo hàng trăm con của mình để thuận tiện cho chúng đẻ trứng.
Được biết, xã Thoại Giang thuộc huyện Thoại Sơn là khu vực nuôi rắn hổ hèo nhiều nhất tỉnh An Giang. Trước đây, thị trường tiêu thụ mạnh nên giá thu mua luôn ở mức cao, nhiều hộ “hốt bạc”, còn hiện tại không ít người lâm cảnh lao đao khi bán rắn không đủ trả chi phí. Điều đáng nói hơn chi phí đầu tư ngày một tăng cao mà thương lái lại “mất tăm”
Theo Tri Thức
Ông chủ vườn phật thủ 1000 gốc tiết lộ bí quyết thu tiền tỷ
Mặc dù mới trồng cây phật thủ được khoảng 4 năm, nhưng anh Nguyễn Tuấn Phong ở thôn Chùa Ngụ, Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) đã sở hữu vườn cây gần 5ha với hơn 1.000 gốc, doanh thu mỗi năm hàng tỷ đồng.
Nhờ trồng phật thủ, gia đình anh Nguyễn Tuấn Phong thu về tiền tỷ mỗi năm.
Khoảng chục năm nay, xã Đắc Sở trở nên nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc bởi nghề trồng phật thủ, trong đó nhiều hộ gia đình có thu nhập tới 300 - 400 triệu đồng/năm.Anh Phong cho biết, trước đây gia đình anh thường buôn bán cam Canh, bưởi Diễn, thu nhập cũng tạm đủ sống. Năm 2006, cây phật thủ bắt đầu được trồng phổ biến ở Đắc Sở, nhà anh Phong cũng thử trồng mấy chục cây, tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm nên hồi đó phật thủ đậu quả ít, mẫu mã kém dẫn đến bán không được giá. Trò chuyện với các thương lái buôn hoa quả, anh thấy họ thường "quảng cáo" nhiều gia đình ở Tuyên Quang chỉ trồng phật thủ mà có tiền tỷ. Anh luôn thắc mắc, không hiểu họ có bí quyết gì mà trồng phật thủ hiệu quả cao hơn ở quê mình?
Sau đó, qua tìm hiểu anh Phong nhận thấy, mặc dù phật thủ là loại cây dễ trồng, nhưng để phật thủ lớn nhanh, ra nhiều quả, hình thức đẹp cũng phải áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, khoảng cách trồng cây cách cây 3,5m; hàng cách hàng 4,5m. Quá trình chăm sóc phải bón phân chuồng ủ ải đều đặn, nửa tháng phải phun thuốc diệt nhện đỏ 1 lần, 2 tháng phun thuốc phòng trừ nấm cho cây...
Từ đó, nhờ áp dụng đúng quy trình nên vườn phật thủ của anh Phong luôn đạt năng suất cao, trung bình 80 - 100 quả/cây. Anh cho biết thêm: "Muốn cây ra nhiều quả thì phải tiện cây và ép thuốc, xử lý hoa nở đúng thời điểm để có quả thu hoạch vào dịp tết. Mỗi năm phật thủ có 2 vụ thu hoạch chính. Ngoài ra, sau khi cắt quả bán cần tỉa bỏ luôn cành đó để cây nảy chồi mới, như vậy cây sẽ cho quả rải rác quanh năm".
Anh Phong tiết lộ, nhiều hộ gia đình ở Đắc Sở trồng phật thủ lâu năm nhưng doanh thu chỉ đạt 30 - 40 triệu đồng/sào, riêng vườn nhà anh đạt tới 60 triệu đồng/sào. "Từ đầu vụ đến nay, tôi đã thu về khoảng 800 triệu đồng, cộng cả vụ tết ước tính doanh thu sẽ đạt 1,5 - 2 tỷ đồng. Hiện, trong vườn nhà tôi quả phật thủ đẹp nhất giá khoảng 500.000 đồng, bán xô cũng phải 70.000 đồng/quả. Ngoài ra, những quả bị méo, rụng đều có thể nhặt bán cho thương lái Trung Quốc với giá 10.000 đồng/kg" - anh Phong cho hay.
Theo Đào Cảnh
Dân Việt
Phải làm gì khi bị bị rắn lục đuôi đỏ tấn công? Các bác sỹ và chuyên gia có lời khuyên, cách tốt nhất để chữa trị khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn là tới bệnh viện cấp cứu một cách nhanh nhất vì loài này cực độc. Về phương pháp phòng tránh, người dân phải thường xuyên phát quang bụi rậm, hạn chế ra các vùng ẩm thấp, rậm rạp... Rắn lục đuôi...