Trung Quốc ngoại giao đường dây nóng về lãnh hải
Trung Quốc đã thiết lập rất nhiều đường dây nóng để giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh hải.
Mới đây nhất, các nhà ngoại giao ASEAN và Trung Quốc vừa cam kết tăng cường hợp tác để giảm nguy cơ xung đột ở Biển Đông, trong đó có việc thiết lập đường dây nóng để giải quyết những vấn đề hàng hải.
Đó là thông tin được Thư ký Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak Phuangketkeow và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đưa ra sau khi Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc kéo dài hai ngày kết thúc ở Bangkok hôm 29/10.
Trung Quốc ngang nhiên tiến hành xây dựng trái phép tại bãi Gạc Ma của Việt Nam.
Theo hai quan chức này, hội nghị nhất trí về một bộ nguyên tắc ban đầu nhằm xử lý các hành động ở Biển Đông. Trung Quốc và ASEAN cũng đồng thuận về một danh sách “những điểm tương đồng” ban đầu để làm cơ sở cho các cuộc đàm phán sắp tới nhằm hướng đến hoàn tất dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trong những biện pháp có thể thực hiện ngay, có việc thiết lập hai đường dây nóng nhằm xây dựng niềm tin giữa ASEAN và Trung Quốc. Đường dây đầu tiên kết nối các cơ quan tìm kiếm và cứu hộ ở Biển Đông nhằm bảo đảm sự hợp tác khi xảy ra tai nạn. Đường dây thứ hai là giữa các bộ trưởng ASEAN và Trung Quốc, cho phép liên lạc trực tiếp trong trường hợp có khủng hoảng.
Video đang HOT
Từ tháng 3/2012, Việt Nam và Trung Quốc cũng đã khai trương đường dây nóng giữa hai bộ ngoại giao. Vào thời điểm đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân đã có cuộc điện đàm khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ thực hiện tốt nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước về việc tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc, triển khai các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kịp thời xử lý các vấn đề nảy sinh, cùng nhau duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông.
Mới đây nhất, trong chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh (từ 16 đến 19/10), Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất với nhau ký một bản ghi nhớ về kỹ thuật để thiết lập đường dây liên lạc thường xuyên trực tiếp giữa hai bộ trưởng Bộ Quốc phòng để khi có tình huống, va chạm, vụ việc xảy ra trên biển thì hai bên có thể gọi nhau để trao đổi được với nhau, kiểm soát cho được những diễn biến trên biển, tránh xung đột.
Trên Biển Hoa Đông, năm 2012, giới chức quốc phòng Nhật Bản và Trung Quốc đã xúc tiến thiết lập cơ chế liên lạc hàng hải nhằm tránh các vụ va chạm tàu cũng như những sự cố khác tại này, bao gồm cả các vùng nước quanh quần đảo tranh chấp Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Tuy nhiên sau đó, kế hoạch này bị hoãn vì Trung Quốc dường như không sẵn sàng tiếp tục đàm phán, nhiều khả năng là do quyết định quốc hữu hóa chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư của Nhật.
Đến tháng 6/2014, việc lập đường dây nóng về an ninh biển giữa hai nước lại có nhiều hy vọng khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết Nhật-Trung đang đi đến thỏa thuận chi tiết về cơ chế liên lạc trên biển.
Theo Đất Việt
Mỹ đề xuất 'Đông kết', không phá nguyên trạng trên biển Đông
Trao đổi về nội dung làm việc trong chuyến thăm Mỹ hồi đầu tháng 10.2014, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có nói xuất &'Đông kết' của Mỹ quán triệt nguyên tắc không được mở rộng sự căng thẳng trên biển Đông, không phá nguyên trạng, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc leo thang hoạt động vi phạm trên biển.
Bộ trưởng Ngoại giao VIệt Nam Phạm Bình Minh trong một cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Chuyến đi Mỹ của Phó Thủ tướng được chú ý với tin vui đưa về từ việc Mỹ chính thức gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Việc này có ý nghĩa với quá trình phát triển quan hệ Việt - Mỹ?
Việc gỡ bỏ lệnh cấm này thể hiện quan hệ bình thường giữa hai nước. Điều này cũng mang ý nghĩa quan hệ về mặt chiến lược. Động thái từ phía Mỹ khi gỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam thể hiện một bước tiến trong quan hệ bình thường giữa hai nước nhưng việc đó cũng phản ánh mối liên hệ giữa 2 nước vẫn còn những trở ngại. Vì thế, dư địa để hai nước tiếp tục đưa mối quan hệ phát triển sâu sắc, thực chất hơn nữa vẫn còn.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh, nhu cầu mua sắm vũ khí của Việt Nam nói chung đều chỉ nhằm mục đích phòng vệ và Việt Nam có quyền mua vũ khí của bất cứ nước nào để phục vụ cho mục đích này, không có nghĩa Việt Nam chỉ dựa vào nguồn của Mỹ.
Liên quan đến dấu mốc trong quan hệ Việt - Mỹ khi sắp tới dịp kỷ niệm 20 bình thường hóa quan hệ, Thượng nghị sĩ Mỹ đã từng ngỏ ý kỳ vọng 2 nước sớm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Ông suy nghĩ gì về kỳ vọng này, liệu dư địa này có thể sớm đạt được khi hai nước vừa xác lập khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện?
Trong chuyến thăm chính thức nước Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013, hai nước đã xác lập mối quan hệ đối tác toàn diện. Duy trì một mối quan hệ phải thực chất, không phải chỉ bề ngoài, cái tên. Quan hệ Việt Nam và Mỹ đi vào khuôn khổ như đã thiết lập thể hiện mức độ quan hệ song phương toàn diện trên các lĩnh vực.
Hai nước hiện tập trung hướng phát triển hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo... và nhiều lĩnh vực còn có tiềm năng phát triển. Những lĩnh vực hợp tác trong quan hệ với Mỹ cũng góp phần giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu xây dựng một đất nước công nghiệp hóa. Tôi nghĩ mối quan hệ đối tác toàn diện phải đi vào triển khai cụ thể đã.
Quan hệ giữa Việt Nam và các nước nói chung luôn có rất nhiều dư địa. Với Nga, Trung Quốc, chúng ta là đối tác chiến lược toàn diện nhưng vẫn còn nhiều dư địa hợp tác. Quan hệ của ta với Mỹ mới là quan hệ đối tác toàn diện. Hai bên luôn mong muốn tăng cường mối quan hệ đi vào thực chất, chiều sâu. Việc Việt Nam xác lập khuôn khổ quan hệ với các nước, nhất là các nước quan trọng, điều đó khẳng định vai trò vị thế Việt Nam. Không nước lớn nào đi xây dựng khuôn khổ quan hệ với các nước mà không có vai trò chính trị, không có vai trò về kinh tế.
Trở lại chuyện Mỹ gỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí sát thương, việc này mở ra hướng mở trong hoạt động thúc đẩy hợp tác mạnh hơn về an ninh chính trị, an ninh quốc phòng giữa hai nước?
Quan hệ Việt - Mỹ theo khuôn khổ đối tác toàn diện có nghĩa quan hệ toàn diện trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có cả quốc phòng an ninh. Điều này thể hiện qua các chuyến thăm như vừa qua có chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng của Mỹ đến Việt Nam. Trước đó, Tổng tham mưu trưởng Việt Nam cũng thăm Mỹ. Sắp tới đây hai bên sẽ tiếp tục trao đổi các chuyến thăm quốc phòng.
Trong các trao đổi gần đây giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, trong đó có Mỹ liên quan đế vấn đề biển Đông, các bên đều nỗ lực đưa ra những sáng kiến duy trì giữ nguyên hiện trạng, duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông. Ông đánh giá thế nào về các sáng kiến, đề xuất của Mỹ gần đây trong nỗ lực tìm sự cộng hưởng với các nước trong khu vực về duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông?
Một trong những điều quan trọng mà các bên liên quan, các nước quan tâm đến duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông luôn nhấn mạnh đó là làm sao thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển đông (DOC), nhất là trong bối cảnh vừa qua Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa Việt Nam và một loạt các hành động khác.
Vấn đề đặt ra hiện nay là cụ thể hóa, thực hiện Tuyên bố DOC, trong đó quan trọng nhất là thực hiện nghiêm chỉnh điều 5. Việt Nam đã nêu rất mạnh điều này tại các hội nghị của ASEAN vừa qua.
Đề xuất "Đông kết" của Mỹ cũng nhằm việc không được mở rộng các căng thẳng, không phá nguyên trạng, như điều 5 của DOC. Kể cả sáng kiến 3 bước của Philippines cũng có nội hàm tinh thần tương tự như vậy...
Rõ ràng, các sáng kiến, vấn đề liên quan đến việc triển khai thực hiện điều 5 chúng ta đều hoan nghênh. Đó là không được mở rộng các chiếm đóng, không được xây dựng thêm các căn cứ, các đảo không người trở thành có người. Nội hàm thực hiện điều 5 của DOC là không làm phức tạp hóa tình hình, giữ nguyên trạng. Bây giờ phải thực hiện nghiêm túc điều đó mới đảm bảo không gây căng thẳng trong khu vực.
Theo Dân Trí
Lời đáp giản dị của Việt Nam với chiêu "ngụy" khoa học Trung Quốc "Cuộc khai quật khảo cổ học tại quần đảo Trường Sa đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần khẳng định chủ quyền của VN". Đó là khẳng định của TS Bùi Văn Liêm - Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tại Hội nghị "Thông báo Khảo cổ học lần...