Trung Quốc nghĩ ra cách mới để trả thù Úc
Trong bối cảnh quan hệ song phương trở nên căng thẳng hơn, Trung Quốc đã quyết định kể từ ngày 6/11 ngừng mua ít nhất 7 loại mặt hàng từ Úc. hãng Bloomberg dẫn nguồn đưa tin.
Trung Quốc đã đình chỉ mua thịt bò Úc và lúa mạch.
Trung Quốc sẽ trả thù đối tác thương mại quan trọng của mình thông qua các mặt hành than, đồng, gỗ xẻ, lúa mạch, đường, rượu vang và tôm hùm. Trong khi đó, quặng sắt, mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc từ Úc lại không được đưa vào danh sách nói trên.
Quyết định này chưa chính thức ban hành, tuy nhiên việc cắt đơn hàng đã được thông báo cho tất cả các đối tác buôn bán lớn của Trung Quốc. Đây là biện pháp mới mà chính quyền Trung Quốc nghĩ ra để gây áp lực đối với Úc, do nước này vào năm 2018 đã không cho phép Huawei lắp đặt mạng 5G, sau đó còn yêu cầu tiến hành cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc xuất hiện COVID-19.
Video đang HOT
Trung Quốc trước đó đã đình chỉ mua thịt bò Úc và lúa mạch do nguyên nhân không tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh, sau đó tăng thuế đối với lúa mạch lên đến 80%, trì hoãn các chuyến hàng tôm hùm và cản trở việc nhập khẩu gỗ. Ngoài ra nước này còn tiến hành một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với rượu vang nhập từ Úc.
Trung Quốc đang hạn chế nhập khẩu than?
Các biện pháp nêu trên ảnh hưởng tương đối đến Úc, vì Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của nước này. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ Úc – nước này đảm nhiệm hơn 60% lượng quặng sắt, 60% lượng than cốc, gần 25% lượng than cung cấp cho các nhà máy điện và hơn 50% lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mà Trung Quốc nhập khẩu. Năm ngoái, tổng cung hàng hóa từ Úc là 104 tỷ USD.
Richard McGregor, chuyên gia Trung tâm phân tích Lowy Institute ở Sydney, nhận định rằng Trung Quốc muốn gây áp lực tối đa lên nước Úc để làm gương cho các nước khác.
Quyết định được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều nước nhượng bộ trước sự thuyết phục của Mỹ nhằm ngăn cản Huawei tham gia phát triển mạng 5G, điều mà Trung Quốc không hài lòng. Ví dụ, sau khi chính quyền Thụy Điển thông qua quyết định tương tự, Bắc Kinh cam đoan sẽ gây khó khăn cho các công ty Thụy Điển ở Trung Quốc.
Indonesia nói gì về tin cho các nước lớn đặt căn cứ quân sự?
Trong buổi họp báo trực tuyến ngày 1/11 tại Jakarta, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã lên tiếng về tin đồn rằng Jakarta đồng ý cho các nước lớn đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của nước này.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. Nguồn: Harianhaluan.
Theo đó, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi khẳng định, Indonesia sẽ không biến lãnh thổ của mình trở thành nơi đặt căn cứ quân sự của bất kỳ quốc gia nào.
"Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh rằng với nền chính trị tự do và năng động của Indonesia, Indonesia sẽ không nhường lãnh thổ của mình cho bất kỳ cơ sở nước ngoài nào hay bất kỳ quốc gia nào", bà Retno Marsudi nói.
Ngoại trưởng Retno Marsudi cũng cho hay, trước sự cạnh tranh giữa các nước lớn, đặc biệt là căng thẳng Mỹ - Trung Quốc, thì Indonesia đang cố gắng trở thành cầu nối cho mối quan hệ giữa hai nước, bởi cả hai đều là những đối tác thương mại lớn của Indonesia.
Tin đồn Mỹ đặt căn cứ quân sự ở quần đảo Natuna nổi lên trong bối cảnh tình hình trên Biển Đông ngày một nóng lên và sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng.
Được biết, trong cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Indonesia với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 29/10, Indonesia đã kêu gọi Mỹ đầu tư phát triển các đảo bên ngoài, trong đó có Natuna.
Tuy nhiên, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Teuku Faizasyah khẳng định, đầu tư vào Natuna cũng giống như đầu tư vào các khu công nghiệp khác, không liên quan gì đến căn cứ quân sự.
Australia cam kết chi 350 triệu đô-la Úc hỗ trợ nghiên cứu và phát triển vaccine Covid-19 Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Australia chiều 10/9, các nước khẳng định quan hệ Đối thoại ASEAN - Australia đã có những bước phát triển mạnh mẽ kể từ khi thiết lập vào năm 1974, và đóng góp tích cực vào hòa bình và ổn định của khu vực. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến. Ảnh:...