Trung Quốc ngày càng “mất cân bằng giới tính” nghiêm trọng
Nhiều học giả cho rằng, đất nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về nhân khẩu học.
Ngày 22/1, cơ quan y tế Trung Quốc cho biết, sự mất cân bằng giới tính ở trẻ sơ sinh nước này là “nghiêm trọng và kéo dài nhất” trên thế giới. Sự mất cân bằng giới tính này do ảnh hưởng từ chính sách “một con” của chính quyền Trung Quốc.
Lời nhận định trên đã rung hồi chuông cảnh báo đối với chính quyền ở đất nước đông dân nhất trên thế giới. Nhiều học giả cho rằng, đất nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về nhân khẩu học.
Sự mất cân bằng giới tính do ảnh hưởng từ chính sách “một con” của chính quyền Trung Quốc (ảnh: Reuters)
Mất cân bằng giới tính dẫn đến mất ổn định xã hội
Giống như hầu hết các quốc gia châu Á khác, Trung Quốc có truyền thống “trọng nam” từ lâu đời. Nhiều gia đình đã phá thai khi biết giới tính của đứa trẻ trong bụng mẹ là con gái và cố gắng đảm bảo rằng đứa con của họ phải là con trai.
Bởi thế, ở Trung Quốc cứ 100 bé gái sinh ra thì có 118 bé trai, trong khi tỷ lệ trung bình giữa bé gái- bé trai trên toàn cầu là 107- 103.
Trong một tuyên bố trên webside chính thức, Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc cho biết sẽ đẩy mạnh giám sát việc xác định giới tính thai nhi trong thời gian tới.
Video đang HOT
Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình thừa nhận, nhiều người phụ nữ đã chuyển mẫu máu của mình ra nước ngoài để xác định giới tính của em bé vì ở Trung Quốc, việc làm này bị cấm.
“Điều này đã làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng giới tính trong cơ cấu sinh sản của đất nước “, cơ quan Y tế này cho hay.
Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo, sự mất cân bằng giới tính lớn có thể dẫn đến sự mất ổn định trong xã hội như việc nhiều người chưa lập được gia đình có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các hành vi bạo lực và chống lại xã hội.
Nới lỏng chính sách “một con” khi đã quá muộn
Nhiều nhà phân tích nói, chính sách một con đã làm giảm lực lượng lao động của Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế. Chính quyền Trung Quốc ngày 22/1 nhấn mạnh, người dân trong độ tuổi lao động ở nước này đang giảm dần từ năm 2013.
Từ cuối năm 2013, Trung Quốc đã nới lỏng quy định chính sách “một con”, theo đó, hàng triệu gia đình có thể có 2 con.
Tuy nhiên, chính sách này vẫn vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của nhiều người. Họ cho rằng chính sách “2 con” vẫn còn là quá ít và đã quá muộn để khắc phục những tác động tiêu cực đáng kể lên kinh tế và xã hội Trung Quốc.
Các nhà phân tích nhận định, Trung Quốc đang phải đối mặt với viễn cảnh trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đang “bị già” đi trước khi giới tính được cân bằng.
Đầu tháng 1/2015, truyền thông Trung Quốc đưa tin, sau một năm nới lỏng chính sách “một con” thành “2 con”, có ít người hơn so với dự kiến áp dụng chính sách nới lỏng này./.
Phương Chi Theo Reuters
Theo_VOV
Trung Quốc thừa nhận bắn tàu cá trên Biển Đông
Tờ báo TQ mới đưa tin rằng trong cuộc đụng độ với một tàu cá ở khu vực Biển Đông, binh sỹ Trung Quốc đã nổ súng bắn cảnh cáo.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hong Kong số ra ngày 10/1 dẫn một tờ báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc mới đây đưa tin rằng trong cuộc đụng độ với một tàu cá vũ trang của nước ngoài ở khu vực Biển Đông hồi năm 2006, binh sỹ Trung Quốc đã nổ súng bắn cảnh cáo.
Thông tin này được đăng tải lại trên Đài TNHK. Theo báo trên, một đơn vị của Trung Quốc đồn trú trái phép trên bãi đá ngầm Khói Nam, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã đối đầu với một tàu vũ trang của nước ngoài, nhưng không nói rõ tàu này của nước nào.
Một binh sỹ đồn trú tại bãi đá ngầm này nói rằng các thợ lặn của một tàu vũ trang đã thăm dò bãi đá này trong khi các binh sỹ Trung Quốc đón Tết Nguyên đán.
Binh sỹ này nói: "Chúng tôi đã bắn một vài phát cảnh cáo, rồi sau đó đón Tết trong không khí hết sức căng thẳng."
Trong một diễn biến khác, quân đội Trung Quốc cho biết một phi công thuộc lực lượng hải quân đã thiệt mạng trong đợt huấn luyện tại Biển Đông.
SCMP dẫn thông tin từ trang tin chính thức PLA Daily của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hôm 9/1 cho biết phi công Tang Xiaofen thiệt mạng sau khi chiếc chiến đấu cơ của anh rơi xuống biển trong một cuộc tập trận tấn công tầm thấp trên Biển Đông.
Chiến đấu cơ Trung Quốc cùng bay. Ảnh: SCMP
Theo 81.cn, Tang cùng phục vụ trong quân đoàn thuỷ quân lục chiến với một phi công khác tên Wang Wei cũng từng mất mạng khi máy bay của phi công này va chạm với một máy bay giám sát của Mỹ hồi năm 2001.
Đây là lần đầu tiên phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc công khai thừa nhận về cái chết của một phi công thuỷ quân lục chiến trong một vụ tai nạn trên biển khi tập trận. Tuy nhiên, báo cáo không nói chi tiết về thời gian, địa điểm cụ thể hay nguyên nhân máy bay rơi.
Vụ việc được biết đến sau khi trang tin 81.cn hôm 8/1 đăng một bài viết về phi công Zhang Wei, đóng quân tại căn cứ hải quân Hải Nam. Trong bài viết, phi công nhắc đến cái chết của Tang, chỉ huy đội.
"Chỉ huy đội chúng tôi đã không bao giờ trở lại sau cuộc huấn luyện. Anh ấy rơi xuống biển cùng chiếc phi cơ khi hoàn thành cuộc huấn luyện tấn công chất lượng cao. Điều khiến chúng tôi ấn tượng mạnh nhất là những phi công khác chứng kiến máy bay rơi vẫn tiếp tục cuộc huấn luyện tấn công tại hiện trường tai nạn" - Zang cho biết.
Cũng theo lời phi công này, quân đoàn của anh được trang bị những máy bay tương đối lỗi thời. Những bức ảnh được đăng tải trên mạng sau này cho thấy họ đã bắt đầu sử dụng các chiến đấu cơ J-11 hiện đại hơn để huấn luyện.
Chính quyền Trung Quốc thường tránh đề cập đến những tai nạn chết người trong tập trận quân sự trừ khi máy bay rơi xuống đất hay có người dân phát hiện.
Theo Đất Việt
Trung Quốc bắt giữ lính Triều Tiên đào tẩu giết người, cướp của Ngày 5-1, một nguồn thạo tin cho biết, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ một người Triều Tiên được cho là một binh lính đào ngũ, bị cáo buộc giết chết 4 công dân Trung Quốc trong một vụ cướp của tại thành phố biên giới Helong của Trung Quốc. Vụ việc xảy ra hôm 27-12 vừa qua tại thị trấn biên...