Trung Quốc ngày càng lộ rõ ý đồ lập Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông
Trung Quốc đã mở rộng tiền đồn quân sự Phú Lâm, xây đảo nhân tạo, cộng với yêu sách chủ quyền và một loạt động thái đánh chặn máy bay Mỹ là những dấu hiệu…
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Tờ “China in Brief” – Quỹ Jamestown Mỹ ngày 23 tháng 10 có bài viết cho rằng, mở rộng đường băng sân bay và công trình lấn biển xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp), làm cho đảo Phú Lâm ở Biển Đông lại trở thành trung tâm chú ý của truyền thông thế giới.
Đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) là “bộ phận quan trọng” trong “chiến lược lãnh thổ Biển Đông” (một yêu sách/âm mưu bất hợp pháp) của Trung Quốc. Là đảo lớn nhất mà Trung Quốc dùng vũ lực ăn cướp được ở Biển Đông, đảo Phú Lâm là một trong số ít đảo có thể dựng lên hạ tầng quân dụng như đường băng sân bay ở Biển Đông.
Bài viết cho rằng, mở rộng đường băng đảo Phú Lâm (- hành động bất hợp pháp này) làm cho Bắc Kinh có thể mở rộng vai trò ảnh hưởng đối với Biển Đông, đồng thời có thể lập ra (bất hợp pháp) Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông trong tương lai.
Bài viết cho rằng, hiện nay, đảo Phú Lâm có một đường băng sân bay có độ dài tương đương căn cứ không quân Lăng Thủy mà Trung Quốc xây ở Biển Đông. Trung Quốc có khả năng sẽ mở rộng đường băng máy bay trên hòn đảo này, để triển khai máy bay chiến đấu (có khả năng nhất sẽ triển khai máy bay J-11 ở đây) và nhiều máy bay vận tải hạng nặng hơn, để điều động tốt hơn lực lượng đường không.
Nếu tình hình Biển Đông leo thang như tình hình đảo Senkaku, thực lực quân sự được tăng cường này có thể hỗ trợ tốt hơn cho Vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc lập ra (bất hợp pháp) ở vùng biển có ý nghĩa chiến lược này trong tương lai.
Máy bay chiến đấu J-11B của lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc
Bài viết chỉ ra, so với độ lớn về diện tích, vị trí của đảo Phú Lâm quan trọng hơn. Trong 10 năm qua, rất nhiều sự kiện xung đột đều tập trung ở đây. Ngày 19 tháng 8 năm 2014, khi một máy bay tuần tra P-8A Hải quân Mỹ tiến hành trinh sát thường lệ ở trên không Biển Đông, bị một chiếc máy bay chiến đấu Su-27 Trung Quốc quấy rối.
Tháng 12 năm 2013, tàu tuần dương tên lửa Cowbens Hải quân Mỹ thiếu chút nữa va chạm với một tàu chiến Trung Quốc ở khu vực cách đảo Phú Lâm khoảng 100 hải lý về phía bắc. Sự kiện va chạm máy bay EP-3 năm 2001 cũng xảy ra ở khu vực lân cận đảo Phú Lâm, sự kiện đó khiến cho một phi công Trung Quốc thiệt mạng.
Đường băng máy bay trên đảo Phú Lâm đã mở rộng 400 m (bất hợp pháp), trong tương lai có thể sẽ phát huy vai trò quan trọng hơn trong việc hỗ trợ cho Trung Quốc đáp trả hoạt động trinh sát Biển Đông của Mỹ và lập ra (bất hợp pháp) Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông.
Đường băng máy bay dài hơn có thể làm cho nhiều loại máy bay chiến đấu và máy bay ném bom hơn của Trung Quốc sử dụng (bất hợp pháp), bao gồm máy bay chiến đấu có thể mang theo nhiều hệ thống vũ khí hơn như nhiên liệu và tên lửa chống hạm YJ-8.
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu ném bom JH-7 Trung Quốc
Triển khai vĩnh viễn (bất hợp pháp) một biên đội máy bay chiến đấu nhỏ cũng hỗ trợ cho đánh chặn máy bay trinh sát Mỹ, đã thể hiện sự “cảnh cáo” của Bắc Kinh đối với việc Washington thực hiện nhiệm vụ tuần tra thu thập tình báo điện tử ở duyên hải của họ.
Phần lớn máy bay quân dụng Trung Quốc có thể sử dụng an toàn đường băng này, nhưng từ góc độ tác chiến và chiến lược, 2 biên đội máy bay chiến đấu J-11BH và máy bay chiến đấu ném bom JH-7 của lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc có khả năng nhất sẽ triển khai ở đây, bởi vì 2 loại máy bay này đều có thể thực hiện nhiệm vụ chống hạm, hơn nữa hành trình khá xa.
Bài viết cho rằng, một trong những tính toán chủ yếu trong chương trình mua sắm máy bay chiến đấu của Trung Quốc chính là tăng cường năng lực tuần tra của Quân đội Trung Quốc ở khu vực mà họ có yêu sách chủ quyền (bất hợp pháp). Đường băng máy bay sau khi mở rộng (bất hợp pháp) sẽ cho phép máy bay Trung Quốc tiến hành tuần tra tầm xa (bất hợp pháp), tiến tới hỗ trợ cho yêu sách chủ quyền đối với “lãnh thổ tranh chấp” của Bắc Kinh.
Tương tự, tàu tuần tra cỡ lớn hiện nay đang chế tạo của Trung Quốc sẽ cho phép Hải quân Trung Quốc có thể lưu lại ở vùng biển nhạy cảm thời gian dài hơn, dự án “đảo nhân tạo” ở vùng biển phía nam Biển Đông như đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) sẽ làm cho Trung Quốc có thể triển khai quân đội vĩnh viễn ở đá ngầm mà Trung Quốc kiểm soát (bất hợp pháp) trên Biển Đông.
Máy bay chiến đấu Su-27 Không quân Trung Quốc
Bài viết chỉ ra, lập ra “Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông” còn có thể làm cho Trung Quốc kịp thời hơn trong đánh chặn (bất hợp pháp) đối với máy bay xâm nhập. Nếu triển khai ở đảo Phú Lâm, máy bay chiến đấu J-11 sẽ có thể bao quát toàn diện phạm vi “đường chín đoạn” (yêu sách vô lý, vô hiệu và bất hợp pháp) của Trung Quốc.
So với Hải Nam và tỉnh Quảng Đông, nếu Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu ở đảo Phú Lâm thì có thể mở rộng phạm vi hoạt động của máy bay chiến đấu và rút ngắn phản ứng của máy bay chiến đấu.
Đối với Hải quân Trung Quốc, đảo Phú Lâm còn có lợi ích khác. Trong mấy năm qua, Trung Quốc đã mở rộng (bất hợp pháp) bến tàu của đảo Phú Lâm, có thể sử dụng cho tàu cỡ lớn, tàu hải cảnh mới (cảnh sát biển) Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ “tuần tra” (bất hợp pháp) ở vùng biển tranh chấp trong tương lai.
Sự tính toán quan trọng thứ hai đối với đảo Phú Lâm có liên quan đến năng lực tác chiến săn ngầm, bởi vì đảo này cách căn cứ hải quân ở Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc tương đối gần, tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn Trung Quốc triển khai ở đó. Sức mạnh uy hiếp hạt nhân của tàu ngầm mới Trung Quốc tùy thuộc vào năng lực tránh bị theo dõi của tàu ngầm và năng lực tự do đi lại của tàu ngầm ở vùng biển phía nam Hải Nam hoặc ít nhất tàu ngầm có thể xâm nhập vùng biển khác trong tình hình không bị phát hiện.
Trung Quốc đang lấn biển, xây đảo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Đảo Phú Lâm nằm ở mặt nam của vùng biển “hình hộp” mà Mỹ dùng để theo dõi hoạt động tàu ngầm Trung Quốc ở Tam Á hiện nay, Trung Quốc triển khai máy bay quân dụng ở đảo này thì họ có thể theo dõi và đánh chặn có hiệu quả hơn máy bay Mỹ có ý định thu thập tình báo tàu ngầm Trung Quốc.
Đồng thời, trên đảo Phú Lâm còn có rất nhiều nhân viên phi quân sự, đảo Phú Lâm xem ra không giống như một tiền đồn quân sự, mà là một bộ phận “lãnh thổ” mà Bắc Kinh đã ăn cướp của Việt Nam, không bao giờ đạt được hợp pháp. Thông qua làm như vậy, đảo Phú Lâm được xây dựng (bất hợp pháp) thành một tuyến đánh chặn có hiệu quả hơn, các sự kiện xảy ra ở xung quanh đảo Phú Lâm đã thể hiện “giá trị chiến lược” của hòn đảo này đối với Trung Quốc, cũng đã phản ánh ý đồ tiếp tục tăng cường kiểm soát (bất hợp pháp) các đảo đá ở Biển Đông của Trung Quốc.
Bất kể đảo Phú Lâm trở thành một tiền đồn quân sự toàn diện hay trở thành một trạm giám sát, triển khai máy bay quân sự và tàu thuyền ở đó đều có thể tham gia vào bất cứ cuộc xung đột nào xảy ra ở Biển Đông trong tương lai.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc đang mở rộng gấp đôi diện tích đảo ở Trường Sa
Trang tin Người quan sát của Trung Quốc loan báo nước này đang gấp rút mở rộng diện tích đảo Đã Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1988 đến nay).
Trang tin Người quan sát của Trung Quốc hôm 20/10 nói từ cuối năm 2013, Trung Quốc đã không ngừng &'cải tạo, bồi đắp các bãi đá ngầm' thành đảo nhân tạo.
Trong đó, có việc không ngừng mở rộng diện tích đảo Đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thử) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hình ảnh đảo Đá Chữ Thập chụp từ vệ tinh.
Loạt ảnh chụp từ vệ tinh đăng trên trang web DigitalGlobe hôm 16/10 cho thấy diện tích đảo Đá Chữ Thập đã lớn hơn rất nhiều so với thời điểm cuối tháng 9 vừa qua với tổng diện tích hiện tại là 0,9km2.
Theo tờ Người quan sát, phân tích hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy đảo Đá Chữ Thập không chỉ trở thành một trong những đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Trung Quốc chiếm giữ mà còn cho thấy đảo Đá Chữ Thập đã trở thành đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa, có diện tích vượt qua đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm giữ.
Diện tích đảo Đá Chữ Thập sắp tới được cho là có thể sẽ tiếp tục được mở rộng thêm 2 lần nữa. Từ đó, sức mạnh chính trị, quân sự của Trung Quốc cũng sẽ mạnh hơn, đời sống sản xuất ở cái gọi là thành phố Tam Sa cũng được cải thiện đáng kể, theo tường thuật trên Người quan sát.
Theo tờ Người quan sát, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng các công trình ở đảo Đá Chữ Thập từ tháng 6/2014. Sau đó, cư dân mạng Trung Quốc thông qua DigitalGlobe để lưu lại những bức ảnh về tiến độ thi công trên đảo này.
Phía Đông Bắc của đảo Đá Chữ Thập được cho là điểm thi công đầu tiên trong dự án cải tạo đảo này. Loạt ảnh đảo Đá Chữ Thập chụp hôm 16/10 khác với những bức ảnh được chụp hôm 25/9, nó cho thấy tốc độ thi công diễn ra chóng vánh , chỉ trong 20 ngày, diện tích của đảo Đá Chữ Thập đã tăng lên đáng kể là 3 lần.
Căn cứ vào những bức ảnh vệ tinh do DigitalGlobe cung cấp, diện tích của đảo Đá Chữ Thập hiện tại là 0,96 km2, vượt qua diện tích đảo Ba Bình do Đài Loan kiểm soát.
Giới quan sát nhận định, Trung Quốc gấp rút xây dựng công trình nhân tạo trên đảo này từ năm 2014 gồm đường băng, sân bay và nhiều đường lớn, và dự đoán diện tích đảo Đá Chữ Thập sẽ còn mở rộng khoảng 2 lần nữa cho tới khi hoàn tất công trình.
Ảnh chụp đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam do DigitalGlobe cung cấp hôm 16/10.
Theo đánh giá của giới quan sát, Trung Quốc xây dựng mở rộng các công trình trên đảo Đá Chữ Thập để thuận lợi cho việc cải thiện đời sống của người dân ở cái gọi là thành phố Tam Sa cũng như hiện đại hóa sức mạnh chính trị, quân sự và kinh tế của nước này.
Trước đó, hôm 19/10, tờ Want China Times của Đài Loan nói Trung Quốc quyết định xây dựng một sân bay mới trên Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Thông tin trên được Want China Times dần nguồn tạp chí nhà nước China Newsweek của Trung Quốc, theo đó việc xây dựng trên Đá Chữ Thập sẽ tạo ra một căn cứ cho hải quân và không quân của nước này.
Tờ báo Đài Loan nói Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố nước này có quyền thực hiện các hoạt động trên những vùng mà họ tuyên bố lãnh thổ, đồng thời quân đội Trung Quốc cho rằng các nước láng giềng &'không có quyền bình luận về các hoạt động xây dựng'.
Theo Want China Times, hiện nay có 4 đường băng trên quần đảo Trường Sa bao gồm Đảo Ba Binh do Đài Loan chiếm giữ của Việt Nam, ngoài ra là đường băng trên đảo Trường Sa lớn của Việt Nam, trên Đá Hoa Lau do Malaysia chiếm giữ và trên Đảo Thị Tứ do Philippines chiếm giữ.
Truyền thông Trung Quốc loan báo nước này đang xây dựng các công trình nhân tạo ở 6 điểm đảo chiếm đóng trái phép ở Trường Sa.
Trang tin nhà nước Trung Quốc China.com cũng thừa nhận việc xây dựng sân bay trái phép ở đảo Đá Chữ Thập.
Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Vì vậy, mọi hoạt động của các bên tại các khu vực này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.
Theo VTC
Ông Tập Cận Bình thông qua dự án xây đảo nhân tạo Truyền thông Hong Kong và Đài Loan ngày 16-10 đưa tin Tư lệnh hải quân Trung Quốc tháng trước đã ngang nhiên thị sát đến khu vực đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc mở rộng đảo Gạc Ma chiếm đóng trái phép của Việt Nam. Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao - Quốc phòng của Viện...