Trung Quốc ngạo mạn thách các nước kiện ra tòa quốc tế
Truyền thông Trung Quốc tiếp tục thách thức dư luận thế giới khi tuyên bố Bắc Kinh sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa án quốc tế về chủ quyền ở các đảo trên Biển Đông.
Tờ Hoàn Cầu thời báo hôm qua tuyên bố, Bắc Kinh sẽ không chấp nhận các phán quyết của bất cứ tòa án quốc tế nào về vấn đề chủ quyền ở các đảo trên Biển Đông.
“Có lẽ việc tập trận chung với Mỹ đã cho Philippines thêm chút can đảm. Nước này đang kiện Trung Quốc về việc dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo của Manila tại Tây Sa (Trường Sa),” tờ báo luôn cổ vũ cho tư tưởng dân tộc cực đoan ở Trung Quốc viết.
Binh sỹ Philippines tập trận cùng hải quân Mỹ
Báo này lập luận rằng việc thụ lý vụ kiện có thể phải chờ thêm ít nhất hai năm nữa, trong khi Bắc Kinh “nhất định sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế”.
Trong khi đó, tờ Philippines Inquirer hôm 27/6 khi đưa tin về cuộc tập trận liên quân Mỹ – Philippines đã bình luận rằng: “Không còn cách nào khác, ngay từ bây giờ phải loại bỏ các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông”.
Nội dung bài viết của Philippines Inquirer ít nhiều thể hiện hy vọng mối quan hệ liên minh với Mỹ sẽ là điểm tựa để Manila phát triển tiềm lực hải quân, bị cho là yếu hơn khá nhiều so với Bắc Kinh.
Theo kênh truyền hình ABS-CBN của Philippines, nước này và Mỹ huy động hơn 1.400 binh lính, 5 tàu chiến tập trận ở vịnh Subic, cách bãi Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) khoảng 100 hải lý.
Khu vực quanh vịnh Subic cũng là nơi mà năm ngoái, hải quân Trung Quốc, hải quân Philippines tập trận trong bối cảnh được mô tả là “căng thẳng lên đến đỉnh điểm” giữa Manila và Bắc Kinh.
Video đang HOT
Liên quan đến tấm bản đồ phi pháp với đường 10 đoạn &’nuốt trọn’ Biển Đông của Bắc Kinh, cả Ấn Độ và Philippines đều đã mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích.
Không chỉ đòi hỏi chủ quyền tới hơn 90% diện tích Biển Đông, bản đồ của Trung Quốc còn đòi luôn cả Arunachal Pradesh – bang Đông Bắc Ấn Độ – như một phần thuộc Tây Tạng.
Sáng nay, 30/6, tờ Hoàn Cầu thời báo phản ứng rằng việc “Ấn Độ, Philippines không nên có đòi hỏi phi lý về chủ quyền của Trung Quốc”.
Tham vọng cướp đất, cướp đảo của Bắc Kinh đang lộ rõ với những bước đi mỗi lúc một ngang ngược hơn. Đối với Việt Nam, sau khi kéo giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế nước ta, Trung Quốc xua thêm giàn khoan Nam Hải 9 đến Vịnh Bắc Bộ – tại khu vực hai nước đang đàm phán phân định ranh giới. Tiếp đó, nước này tuyên bố đưa tàu thăm dò dầu khí ra Biển Đông.
Nhìn trên bản đồ do Cục Hải sự Trung Quốc đăng tải, tàu thăm dò dầu khí Hải Dương 719 nằm ở khoảng giữa đường nối từ cảng Tam Á nước này đến tỉnh Đà Nẵng của Việt Nam.
Trung Quốc ngang nhiên đưa thêm giàn khoan, tàu thăm dò dầu khí tới Vịnh Bắc Bộ ngay sau khi Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì kết thúc chuyến thăm Việt Nam.
Thông tin này được ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết hôm nay, trong cuộc họp báo thường kỳ.
Tàu hải giám Trung Quốc mở hết tốc lực truy cản tàu cảnh sát biển của Việt Nam
Ông Bình cho biết, các cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện giàn khoan Nam Hải-09 di chuyển đến vùng chưa phân định ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Vịnh Bắc Bộ.
“Theo luật pháp quốc tế, ở khu vực vùng biển chưa phân định, không nước nào được đơn phương thăm dò, khai thác. Đáng chú ý là việc này diễn ra ngay sau chuyến thăm Việt Nam của Dương Khiết Trì”, ông Bình nói.
Tàu thăm dò dầu khí Hải Dương 791 của Trung Quốc
Người phát ngôn tuyên bố Việt Nam mạnh mẽ phản đối và yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hoạt động gây căng thẳng, phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, ông Bình cũng ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc trắng trợn phát hành bản đồ khổ dọc với &’đường lưỡi bò’ bao phủ gần hết Biển Đông.
Ông Bình xác nhận thông tin Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng trái phép một số công trình nhà ở tại đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa của Việt Nam và xây kiên cố một số điểm đảo ở quần đảo Trường Sa bị nước này chiếm đóng trái phép bằng vũ lực hồi tháng 3 năm 1988.
Theo VTC
Bản đồ "đường 10 đoạn"có thể khơi mào một cuộc chạy đua vũ trang
Tờ The Washington Post của Mỹ số ra ngày 27/6 đăng bài "Liệu bản đồ mới của Trung Quốc có phải là sự mở đầu một cuộc chiến tranh?" cho rằng đây là một bước đi khẳng định dứt khoát yêu sách gần như toàn bộ Biển Đông mà Trung Quốc theo đuổi từ trước tới nay.
Theo Washington Post đây có thể là sự khởi đầu cho một cuộc chạy đua vũ trang mới và một cuộc khẩu chiến như đã từng xảy ra khi Trung Quốc phát hành các tấm hộ chiếu in bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn và cả các vùng lãnh thổ đang có tranh chấp với Ấn Độ.
Thật ra cũng không có gì lạ về cái bản đồ mới và nhảm nhí này.
Điểm "nổi bật" đầy khó chịu là đường 10 đoạn bao trùm lên biển Đông chà đạp luật pháp quốc tế, vi phạm lãnh hải rất nhiều nước tại ASEAN trong đó có Việt Nam.
Tờ Washington Post nêu ra thêm một chi tiết hay ngoài đường lưỡi bò là "vết cắn" của Trung Quốc vào lãnh thổ Ấn Độ được thể hiện trên bản đồ dọc: "Bản đồ mới cũng cho thấy tuyên bố của Trung Quốc đối với bang Arunachal Pradesh do Ấn Độ kiểm soát. Điều đáng nói là bản đồ dọc với "cú ngoạm in rõ dấu răng" của Trung Quốc vào lãnh thổ Ấn Độ được đưa ra, chỉ vài tuần sau khi Ngoại trưởng Vương Nghị tới thăm Ấn Độ.
Hãng tin ABC News nhận định rằng, tấm bản đồ "đường 10 đoạn" là một trong những hành động phi lý mới mà Bắc Kinh làm nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền ngang ngược của họ đối với vùng Biển Đông. Tờ báo này còn nhận xét, phát hành bản đồ dọc này đã làm "khuấy đục" các vùng biển ngoại giao trong khu vực.
Ấn Độ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc vừa công bố bản đồ mới, trong đó thể hiện Arunachal Pradesh - bang Đông Bắc Ấn Độ - như một phần thuộc Tây Tạng.
Truyên bố của Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định: "Arunachal Pradesh là bộ phận không thể tách rời của Ấn Độ. Vấn đề này đã được Ấn Độ nhiều lần chuyển tải đến chính quyền Trung Quốc.
Chính quyền bang Arunachal Pradesh cực lực lên án hành động trên của Trung Quốc và đề nghị chính phủ Ấn Độ phải tìm giải pháp.
Thủ hiến bang Arunachal Pradesh, ông Nabam Tuki, phát biểu: "Chúng tôi phản đối và lên án tuyên bố chủ quyền (của Trung Quốc) đối với Arunachal Pradesh. Chúng tôi muốn Chính phủ đàm phán với Trung Quốc để tìm giải pháp cho vấn đề này". Ông Tuki cho biết sẽ yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi can thiệp trong vụ này.
Những tranh cãi liên quan đến bản đồ mới của Trung Quốc xuất hiện khi Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari đang ở Bắc Kinh tham dự các sự kiện kỷ niệm 60 năm ký hiệp định Panchsheel, trong đó có 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Theo Nguyễn Chiến
Chinhphu.vn
Bàn giao tàu kiểm ngư hiện đại nhất cho Kiểm ngư Việt Nam Ngày 30/6, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đóng tàu Hạ Long đã tổ chức bàn giao tàu kiểm ngư KN-781 cho lực lượng kiểm ngư Việt Nam. Đây là con tàu hiện đại nhất hiện nay được bàn giao cho lực lượng kiểm ngư do Công ty đóng tàu Hạ Long thực hiện theo thiết kế và công nghệ...