Trung Quốc ngang nhiên vạch giới hạn tự do hàng hải ở Biển Đông
Trung Quốc tôn trọng tự do hàng hải ở Biển Đông nhưng sẽ không cho phép bất kỳ chính phủ nước ngoài nào dùng quyến đó để đưa máy bay và tàu quân sự xâm nhập lãnh thổ của Bắc Kinh, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines ngang nhiên tuyên bố.
Đại sứ Trung Quốc Triệu Giám Hoa (Ảnh: AFP)
Phát biểu trước báo giới bên lề một sự kiện ngoại giao ở Manila ngày 11/8, Đại sứ Trung Quốc Triệu Giám Hoa đã nhắc đến việc các lực lượng Trung Quốc từng cảnh báo một máy bay trinh sát P-8A của Hải quân Mỹ không xâm nhập khi máy bay này tiếp cận một khu vực do Trung Quốc chiến đóng trái phép tại quần đảo Trường Sa hồi tháng 5.
“Chúng tôi chỉ đưa ra các cảnh báo, hãy thận trọng, không được xâm nhập”, ông Triệu nói.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông. Tuy nhiên, Mỹ tuyên bố không công nhận các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của các nước ở Biển Đông, một chính sách mâu thuẫn với lập trường của Bắc Kinh.
Khi được hỏi về việc tại sao Trung Quốc lại xua đuổi máy bay Hải quân Mỹ dù cam kết tôn trọng tự do hàng hải ở Biển Đông, ông Triệu đã vạch ra các giới hạn theo quan điểm của Bắc Kinh.
“Tự do hàng hải không có nghĩa là cho phép các nước khác xâm nhập không phận hoặc vùng biển có chủ quyền. Không quốc gia nào được phép như vậy”, ông Triệu ngang nhiên nói.
Video đang HOT
“Chúng tôi nói tự do hàng hải phải được tôn trọng theo luật pháp quốc tế. Không có tự do hàng hải cho các tàu chiến và máy bay quân sự”, vị Đại sứ Trung Quốc nói thêm.
Ông Triệu đã nhắc lại một tuyên bố trước đó của Bắc Kinh rằng Trung Quốc đã ngừng cải tạo đất trên các bãi đá ở Trường Sa. Nhà ngoại giao này nói Trung Quốc giờ đây sẽ bắt đầu xây dựng các cơ sở để hỗ trợ tự do hàng hải, các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ và nghiên cứu khoa học.
Ông Triệu thừa nhận rằng “các cơ sở quốc phòng cần thiết” cũng sẽ được xây dựng.
Mỹ và các đồng minh, trong đó có Philippines, đã kêu gọi Trung Quốc ngừng xây đảo nhân tạo ở Biển Đông vì điều đó làm gia tăng căng thẳng tại một khu vực đang ngày càng bị quân sự hóa và đe dọa sự ổn định của khu vực. Họ nói việc xây dựng của Trung Quốc vi phạm một thảo thuận khu vực được nhất trí năm 2002 mà Bắc Kinh cũng ký kết, trong đó hối thúc các bên liên quan không thực hiện xây mới hoặc có bất kỳ bước đi nào nhằm làm gia tăng căng thẳng.
Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, hồi tháng trước tuyên bố tại Manila rằng Washington không công nhận bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào và lập trường của nước này không thay đổi dù các khu vực tranh chấp được gia cố bằng các công trình xây dựng.
Đại sứ Triệu còn cho biết, Trung Quốc không biết nguồn gốc của các phao nổi có các ký tự tiếng Trung Quốc được ngư dân Philippines phát hiện gần đây gần bờ biển tây bắc nước này.
Đã xuất hiện các nghi ngờ cho rằng các phao nổi đó có thể đã được sử dụng trong quá trình nạo vét và xây đảo nhân tạo của Trung Quốc. Sau đó, chúng bị trôi dạt vì lý do nào đó, gây trở ngại cho các tàu thuyền. Giới chức lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cho hay họ không biết ai sở hữu các phao nổi này.
An Bình
Theo Dantri/AP
Trung Quốc nói không có tự do hàng hải cho tàu chiến nước ngoài ở Biển Đông
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines khẳng định Bắc Kinh không cho phép bất kỳ nước nào, kể cả Mỹ, đưa tàu chiến hay máy bay quân sự vào Biển Đông và ngang ngược tuyên bố đó là "lãnh hải của Trung Quốc".
Công trường xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh minh họa: AFP
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa hôm 11.8 tuyên bố rằng Trung Quốc tôn trọng tự do hàng hải ở Biển Đông nhưng không cho phép chính phủ nước ngoài can thiệp và đưa tàu chiến, máy bay quân sự xâm nhập vào cái mà Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố là "lãnh hải của Trung Quốc", theo AP ngày 12.8.
Đại sứ Trung Quốc ở Philippines nhắc đến sự kiện máy bay săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ đụng độ với Hải quân Trung Quốc khi bay tuần tra ở Biển Đông hồi tháng 5.2015 cũng như phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry về tự do hàng hải ở Biển Đông ở Diễn đàn khu vực ASEAN tổ chức vừa qua tại Malaysia.
Máy bay P-8A Poseidonngày 20.5 xuất phát từ Philippines, bay qua các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng và tiến hành xây dựng phi pháp tại đây. Hải quân Trung Quốc ngang ngược thách thức, 8 lần đưa ra cảnh báo xua đuổi chiếc P-8A Poseidon. Trung Quốc cho rằng Mỹ đã "xâm phạm vùng trời của Trung Quốc" ở Biển Đông.
"Chúng tôi mới chỉ cảnh cáo thôi. Hãy cẩn thận, đừng có mà xâm nhập", Đại sứ Triệu nói với các nhà báo bên lề một sự kiện ngoại giao tổ chức ở Manila tối 11.8, theo AP.
Mỹ chưa bao giờ công nhận đòi hỏi chủ quyền nuốt trọn gần như cả Biển Đông của Trung Quốc, cũng như tuyên bố chủ quyền của những quốc gia khác, kể cả đồng minh Philippines.
Một nhân viên Hải quân Mỹ trên chiếc P-8A chỉ vào những công trình xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập hiện trên màn hình. Trung Quốc đã xây dựng phi pháp một đường băng trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Reuters
"Tự do hàng hải không có nghĩa cho phép nước khác xâm nhập vùng trời, lãnh hải có chủ quyền. Không quốc gia nào được phép làm thế. Chúng tôi nói tự do hàng hải phải được giám sát theo luật quốc tế. Không có tự do cho tàu chiến và máy bay (quân sự)", ông Triệu nói tiếp.
Đại sứ Trung Quốc nhắc lại tuyên bố của Bắc Kinh rằng việc cải tạo đất để xây đảo nhân tạo ở Biển Đông đã chấm dứt và Trung Quốc "đang xây dựng cơ sở hạ tầng trên đó để phục vụ cho tự do hàng hải, công tác tìm kiếm, cứu hộ và nghiên cứu khoa học". Ngoài ra, ông ta còn cho rằng cơ sở "hạ tầng quốc phòng cần thiết" cũng được xây dựng tại các đảo trên.
Viên đại sứ Trung Quốc ở Philippines còn đề cập đến dải phao "xác định chủ quyền của Trung Quốc" ở Biển Đông được ngư dân Philippines phát hiện và dẹp bỏ hồi tháng 7.2015. Ông ta nói rằng mình không biết những dải phao đó, và "Ngay cả ngư dân ở đó còn không biết nó xuất phát từ đâu".
Minh Quang
Theo Thanhnien
Giữa Trung Quốc, Ngoại trưởng Anh kêu gọi tự do hàng hải Biển Đông Phát biểu tại Bắc Kinh sau chuyến thăm Nhật Bản, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond đã kêu gọi tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Ngoại trưởng Anh Philip Hammond. (Ảnh: Independent) Ông còn nhấn mạnh rằng, quá trình hòa giải thời hậu Thế chiến 2 vẫn "chưa hoàn tất" ở châu Á. Ông Hammond phát biểu trong bối cảnh TQ...