Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố tập trận trái phép ở Hoàng Sa
Cục Hải sự Hải Nam (Trung Quốc) ngang nhiên ra thông báo, quân đội Trung Quốc sẽ tổ chức tập trận trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo thông báo, cuộc tập trận diễn ra trong 5 ngày từ 1/7 đến 5/7 bên trong khu vực giới hạn bởi 6 tọa độ: 1716.24N 11124.65E; 1802.19N, 11259.45E; 1658.63N, 11348.37E; 1629.12N, 11344.93E; 1541.19N, 11238.17E; 1603.58N, 11126.69E.
Thông báo cũng yêu cầu tàu thuyền không vào vùng biển trên trong thời gian diễn ra tập trận.
Cục Hải sự tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ngang nhiên thông báo về cuộc tập trận trái phép tại Hoàng Sa.
Video đang HOT
Tháng 9/2019, Trung Quốc cũng ngang nhiên ra thông báo tổ chức hai cuộc tập trận trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và cấm tất cả các tàu thuyền đi lại trong khu vực tập trận.
Trung Quốc thời gian gần đây liên tục gia tăng các hoạt động phi pháp tại Biển Đông.
Không lâu sau khi điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại “thành phố Tam Sa” trước khi tự ý đặt tên cho 80 thực thể tại Biển Đông.
Tàu sân bay Liêu Ninh tập trận vào tháng 4/2018.
Trong cuộc họp báo hôm 14/5, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.
“Mọi hoạt động của các bên ở các quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị”, bà Hằng nhấn mạnh.
Cựu lãnh đạo tập đoàn đóng tàu Trung Quốc bị điều tra
Hồ Vấn Minh, cựu chủ tịch tập đoàn đóng tàu và từng đứng đầu chương trình tàu sân bay, bị cơ quan chống tham nhũng điều tra.
Hồ Vấn Minh, 63 tuổi, bị nghi ngờ "vi phạm nghiêm trọng luật pháp và kỷ luật", Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc thông báo ngày 12/5, sử dụng cụm từ thường được dùng để ám chỉ điều tra tham nhũng.
Hồ Vấn Minh. Ảnh: Xinhua
Ông này từng giữ chức chủ tịch tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC) trước khi nghỉ hưu vào tháng 8/2019, một tháng sau khi một cựu tổng giám đốc CSIC bị kết án 12 năm tù vì nhận hối lộ.
Trước khi trở thành chủ tịch CSIC, Hồ Vấn Minh đã có vài thập kỷ kinh nghiệm trong ngành hàng không, khi ông làm việc cho một số công ty nhà nước sản xuất máy bay quân sự.
Hồ Vấn Minh từng giám sát chương trình phát triển tàu sân bay Liêu Ninh - tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, và tàu sân bay thứ hai, Sơn Đông, cùng máy bay chiến đấu Thành Đô J-10 ra mắt năm 1998.
CSIC đã tham gia nhiều vào việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các tàu quân sự. Hai quan chức cấp cao khác của CSIC cũng đã bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương trừng phạt vì các tội liên quan đến tham nhũng trong ba năm qua.
Một thời gian ngắn sau khi Hồ Vấn Minh nghỉ hưu, CSIC sáp nhập với công ty mẹ, tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc (CSSC), trở thành một trong những doanh nghiệp đóng tàu lớn nhất thế giới. CSSC chịu trách nhiệm phát triển tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, tàu chiến bao gồm tàu khu trục lớn Type 055 và tàu đổ bộ Type 075, cũng như tàu thương mại.
Hồ Vấn Minh là người mới nhất trong hàng dài các lãnh đạo doanh nghiệp và quan chức bị xử lý trong chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi", do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng năm 2013.
Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngừng hành vi bắt nạt trên Biển Đông Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngừng các hành vi bắt nạt trên Biển Đông, đồng thời bày tỏ lo ngại về các hành động khiêu khích của Bắc Kinh tại vùng biển này. Trong tuyên bố đưa ra hôm 18/4, Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ quan ngại về các hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Quốc, nhằm vào...