Trung Quốc ngang ngược vẫn la làng
Trung Quốc lớn tiếng rằng hợp tác quốc phòng ẤnNhật gây nguy hiểm cho châu Á nhưng lại có nhiều hành động ngang ngược.
Lời nói thật?
Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản chuẩn bị tiến hành cuộc tập trận hải quân chung Malabar. Giới học giả Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại rằng sự hợp tác quốc phòng của Ấn Độ với các đối tác, đặc biệt là Nhật Bản gây “nguy hiểm cho châu Á” và 2 nước nên “cẩn trọng” trong vấn đề này.
Theo chuyên gia Lộc Diệu Đông, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc, hiện có một quỹ đạo của sự tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Nhật Bản và Ấn Độ, và mối quan hệ này được thúc đẩy sau khi New Delhi mời Tokyo tham gia cuộc tập trận chung Malabar cùng với Mỹ vào tháng 10 tới.
Tàu chiến Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ trong cuộc tập trận Malabar năm 2014
Bên cạnh đó, Ấn Độ và Nhật Bản cũng đang lên kế hoạch cho các cuộc tập trận không quân song phương.
Theo chuyên gia Trung Quốc, Nhật Bản đã nỗ lực thực hiện theo các bước của đồng minh Mỹ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia Đông Á và Nam Á.
Việc Nhật Bản mở rộng hợp tác quốc phòng với Ấn Độ chắc chắn là tín hiệu không tốt cho khu vực, đồng thời cảnh báo rằng việc Tokyo tiếp tục theo đuổi con đường này chắc chắn sẽ đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh khu vực và thậm chí làm giảm sự phát triển chung của khu vực.
Video đang HOT
Ông Lộc Diệu Đông nhận định sự tham gia của Nhật Bản trong cuộc tập trận chung Malabar cho thấy ý định rõ ràng của Tokyo nhằm xây dựng một liên minh hợp tác hàng hải trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong tương lai, các cuộc tập trận chung giữa Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ có thể trở thành một cơ chế thường xuyên.
Bên cạnh đó, với việc nới lỏng các quy định xuất khẩu vũ khí, Nhật Bản muốn mở rộng thị trường và xuất khẩu nhiều thiết bị quốc phòng cho Ấn Độ, đặc biệt là thỏa thuận cung cấp 12 thủy phi cơ US-2 nhằm làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ quốc phòng song phương.
Ấn Độ tố ngược
Trong khi Trung Quốc thông qua nhiều kênh khác nhau chỉ trích “các nước bên ngoài” hợp tác với nhau, cũng như “can thiệp” vào vấn đề Biển Đông thì “các nước bên ngoài” cũng vạch trần âm mưu của Trung Quốc.
Báo chí Ấn Độ, trong đó có tờ “the Economic Times” ngày 8/8 đăng bài viết nói rằng tại Hội nghị Ngoại trưởng Đông Á vừa diễn ra ở Malaysia, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước hành vi xây dựng các đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo báo này, hội nghị trên diễn ra trong bầu không khí căng thẳng cho dù Trung Quốc tuyên bố đã ngừng dự án cải tạo tại khu vực này. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ nhất, với cáo buộc Bắc Kinh hạn chế tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Trung Quốc phớt lờ dư luận, luật pháp quốc tế tiến hành xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông
Trong khi đó, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ V.K. Singh cũng chia sẻ mối quan ngại của các nước ASEAN về tình hình tại Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh đến tự do hàng hải, hàng không trên các vùng biển quốc tế, trong đó có Biển Đông.
Ông Singh cho rằng quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên và lưu thông thương mại phải tuân theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Ấn Độ hy vọng tất cả các bên tranh chấp ở Biển Đông tôn trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và cùng nhau tìm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp.
Đối phó Trung Quốc
Từ góc nhìn của Ấn Độ, Trung Quốc mới là bên đang có ý đồ “bành trướng”, ít nhất về lực lượng hải quân, và gây nguy hiểm cho an ninh khu vực. Phía Ấn Độ đã công khai các lo ngại của mình và chỉ thẳng những nơi mà Trung Quốc đang muốn sử dụng làm bàn đạp xung quanh Ấn Độ.
Theo_Báo Đất Việt
Vừa "dội bom" xuống biển Đông, Trung Quốc vừa chê báo Mỹ
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington hôm 29-7 viết thư cho báo New York Times phàn nàn về bài viết của tờ báo này hồi tuần trước về vụ kiện của Philippines chống lại Trung Quốc ở biển Đông.
Trong bức thư gởi cho biên tập viên của New York Times, Cố vấn báo chí kiêm Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington Zhu Haiquan nói rằng: "Bài viết hôm 17-7 mang tựa đề "biển Đông, tại tòa"... không công bằng".
Bài viết nói trên nêu rõ Philippines "xứng đáng có sự trợ giúp của Mỹ và các quốc gia trong khu vực (Đông Nam Á)" khi nước này theo đuổi vụ kiện thông qua tòa trọng tài quốc tế.
Bài viết còn khẳng định thêm rằng động thái nói trên của Manila "sáng suốt hơn nhiều so với việc đối đầu Trung Quốc ở biển khơi".
Trong bức thư gởi cho tờ báo uy tín của Mỹ, bà Haiquan tuyên bố rằng Trung Quốc là "kẻ chậm chân trong hoạt động cải tạo đất" ở biển Đông và "đã kiềm chế hết sức" và "sự nguyên trạng (tại biển Đông" đã bị Philippines và các nước khác thay đổi từ lâu"...
Thêm vào đó, bà Haiquan lại tiếp tục luận điệu cũ của chính phủ Trung Quốc là muốn thảo luận vấn đề với các bên liên quan thông qua đối thoại trực tiếp và đàm phán. Đây là điều Bắc Kinh nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhưng nói lại không đi đôi với làm!
Tàu Trung Quốc tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển Đông. Ảnh: atimes
Trong khi đó, bất chấp sự lên án của nhiều nước trong khu vực, Trung Quốc hôm 28-8 vẫn ngang ngược đưa 100 tàu chiến và hàng chục máy bay tập trận bắn đạn thật ở biển Đông.
Theo Tân Hoa xã, hàng chục tên lửa, ngư lôi cùng hàng ngàn quả pháo và bom dội xuống biển Đông trong cuộc tập trận bắn đạn thật này để "thử nghiệm khả năng phòng không và cảnh báo sớm", cũng như "cải thiện khả năng tác chiến nhanh" của quân đội Trung Quốc.
Đỗ Quyên (Theo Gmanetwork)
Theo_Người lao động
Tàu đổ bộ mới của Trung Quốc có thể gây nguy hiểm cho châu Á Một chuyên gia phương Tây nhận định tàu đổ bộ cơ động MPL của Trung Quốc có thể phục vụ tham vọng lãnh thổ phi lý của Bắc Kinh. Tàu đổ bộ cơ động MLP của Trung Quốc tại nhà máy đóng tàu Hoàng Phố. Ảnh:Sina Hải quân Trung Quốc đang dần hoàn thiện năng lực triển khai sức mạnh trên biển với...