Trung Quốc ngang ngược tuyên bố hoàn thành cải tạo đảo ở Trường Sa
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 30-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố, trong vài ngày gần đây, nước này đã hoàn thành một số dự án cải tạo ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.
Việc xây dựng trái phép trên đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang được Trung Quốc đẩy nhanh
Theo Reuters, Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động cải tạo đảo trái phép quy mô lớn từ năm ngoái, việc làm này khiến cộng đồng quốc tế lo ngại và lên tiếng phản đối, trong đó có Washington. Đầu tháng 6, Mỹ từng kêu gọi Trung Quốc ngừng hoạt động xây dựng trái phép nhằm thay đổi nguyên trạng Biển Đông. Washington cũng lo ngại về kế hoạch xây dựng thêm của Bắc Kinh phục vụ mục đích quân sự.
“Sắp tới, Trung Quốc sẽ bắt đầu hoàn thiện các chức năng liên quan của các cơ sở này” – bà Hoa Xuân Oánh cho biết và ngang nhiên tuyên bố rằng, việc xây dựng chủ yếu là để cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu dân sự, tạo điều kiện tốt hơn cho những nỗ lực của Trung Quốc trong việc tìm kiếm và cứu nạn trên biển, giảm thiểu và ngăn chặn thảm họa, nghiên cứu đại dương, quan trắc khí tượng, bảo vệ môi trường, an toàn hàng hải, dịch vụ nghề cá…, phù hợp với trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế của nước này. “Đương nhiên, việc xây dựng của chúng tôi sẽ bao gồm việc đáp ứng nhu cầu quân sự cần thiết”- người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 30-6, trang mạng Chinanews của Trung Quốc đưa tin, nước này sẽ hoàn thành việc xây dựng khu định cư ở đảo Cây (Trung Quốc ngang nhiên gọi là đảo Triệu Thuật) thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào tháng 12 năm nay. Được biết, tổng diện tích khu định cư và khu văn phòng chính quyền tại đây là 6.158 m2, lô công trình đầu tiên là 27 nhà, sau đó sẽ xây thêm 41 căn nhà khác. Hạng mục này nằm trong sự quản lý của chính quyền của cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà Trung Quốc đã thành lập trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 2012.
Theo_An ninh thủ đô
Video đang HOT
Xây đảo trái phép, TQ chuẩn bị cho kế hoạch đánh Đài Loan?
Đối thoại chiến lược thường niên Mỹ-Trung tuần trước (S&ED) không hề đề cập đến Đài Loan, một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc tăng cường cải tạo đảo ở Biển Đông, tờ Defense News phân tích.
Theo chuyên gia nghiên cứu về vấn đề quốc phòng Trung Quốc Ian Easton, kịch bản tấn công Đài Loan yêu cầu hiện đại hóa lực lượng quân sự Trung Quốc, các bài tập và huấn luyện cũng như việc tăng cường cải tạo đảo ở Biển Đông.
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) coi việc quân sự hóa các đảo này nhằm mục đích tạo nên vành đai phòng thủ và mở rộng mạng lưới tấn công với độ chính xác cao, ông Easton bình luận. Nếu như xung đột Đài Loan xảy ra, Mỹ nhiều khả năng sẽ huy động ít nhất 2 tàu sân bay đến khu vực để hỗ trợ.
Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện do Đài Loan chiếm giữ.
Kể từ sự kiện khủng bố 11/9, Mỹ có ít nhất một hạm đội tàu sân bay ở Vịnh Arab hoặc Ấn Độ Dương. Do vậy, tàu sân bay cần đi qua Biển Đông nếu muốn tiếp cận khu vực xung đột ở Đài Loan.
Đây cũng là một trong những lý do mà Trung Quốc nhiều khả năng sẽ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) giống như ở biển Hoa Đông, một phần của chiến lược chống xâm nhập trên Biển Đông, ông Andrew Ericksoon, chuyên gia nghiên cứu quốc phòng Trung Quốc tại Đại học Hải chiến cho biết.
Ông Erickson nhấn mạnh Bắc Kinh đang mở rộng trái phép 1.300 mét dường băng ở đá Chữ Thập đến 3.110 mét để phục vụ cho việc triển khai các máy bay J-11, biến thể từ nguyên mẫu Su-27 của Nga. Trong khi đó, Trung Quốc luôn khẳng định việc cải tạo đảo phi pháp phục vụ cho mục đích dân sự.
"Trung Quốc biết rằng giá trị quân sự chiến lược của các cơ sở này nhưng ưu tiên cho mục đích dân sự", ông Erickson bình luận. Đá Chữ Thập là một trong 7 hòn đảo, đá ngầm mà Bắc Kinh cải tạo phi pháp ở Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV). Đá Subi, quần đảo Hoàng Sa, đá Vành Khăn đều có thể là căn cứ cho các chiến đấu cơ Trung Quốc trong tương lai.
Những cơ sở này cung cấp phạm vi hoạt động radar, tín hiệu tình báo trên Biển Đông. Điều này giúp cho quân đội Trung Quốc có thể thực hiện các nhiệm vụ tấn công với độ chính xác cao bằng máy bay, từ tàu ngầm hay các bệ phóng trên mặt đất. Các nhà phân tích quân sự đều đồng ý với quan điểm nói rằng, các căn cứ này sẽ không thể đứng vững nếu như một cuộc chiến xảy ra với Mỹ.
Trung Quốc muốn ngăn hạm đội tàu sân bay Mỹ đi qua Biển Đông đến hỗ trợ Đài Loan nếu xung đột xảy ra.
Tướng quân đội Trung Quốc Zhu Chengu phàn nàn rằng người Mỹ không biết đến những nguyên tắc cơ bản trong tranh chấp Biển Đông. "Tại sao Mỹ không nói gì khi các quốc gia khác mở rộng xây đảo?". Thông điệp của ông Zhu cũng ám chỉ những hoạt động cải tạo của Đài Loan ở Biển Đông.
Đài Loan cũng xây dựng trái phép một đường băng quân sự cho các máy bay vận tải như C-130 và các tàu tải trọng 3.000 tấn cập cảng trên đảo Ba Bình, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Các cơ sở trên đảo Ba Bình có vị trí chiến lược với Trung Quốc. "Các đảo nhân tạo của Băc Kinh đang bao vây Ba Bình từ 3 hướng", ông Easton cho biết.
Theo Defense News, Đài Loan bảo vệ đảo Ba Bình bằng lực lượng bảo vệ bờ biển được trang bị vũ khí hạng nhẹ như súng máy và súng cối 120 mm.
Tướng quân sự về hưu Wallace Gregson, người từng nắm giữ vị trí cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng về vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Barack Obama nói rằng, Hoa Kỳ cần tính toán kỹ lưỡng sự thay đổi trong khu vực và những mục đích mở rộng chủ quyền trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông.
"Năm 2010, Trung Quốc không coi Biển Đông là vấn đề lợi ích cốt lõi. Bây giờ, Bắc Kinh đã thay đổi với những tuyên bố cảnh báo Mỹ tôn trọng "lợi ích của Trung Quốc" trong việc xây đảo nhân tạo để hai nước có thể tiếp tục duy trì mối quan hệ song phương theo đúng hướng".
Tình hình Biển Đông mới nhất sẽ được báo điện tử Người đưa tin liên tục cập nhật.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Báo nước ngoài: TQ xây pháo đài ngầm ở Biển Đông Mỹ và các nước láng giềng với Trung Quốc đang đồn đoán về việc nước này đã và sẽ làm gì sau khi thực hiện cải tạo các đảo ở biển Đông. Trung Quốc sẽ "giấu" tàu ngầm ở Biển Đông? Ông Carl Thayer, chuyên gia an ninh giàu kinh nghiệm, giảng viên Đại học New South Wales, Australia nhận xét: "Biển Đông...