Trung Quốc ngang ngược trước mắt Mỹ
Trung Quốc ngụy biện bằng lập luận tăng cường “ an toàn hàng hải” và sẽ tiếp tục hoạt động xây dựng trái phép trên Biển Đông.
Hành động ngoan cố
Tình hình Biển Đông mới nhất ngày 10/10, Trung Quốc tuyên bố sẽ tiếp tục hoạt động xây dựng trái phép trên Biển Đông. Thông tin được đưa ra trong bối cảnh truyền thông nước này cho biết Bắc Kinh cũng dựng xong 2 ngọn hải đăng trái phép trên các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh còn ngụy biện rằng các công trình tiếp theo sẽ là các cơ sở dân sự, và rằng Trung Quốc tăng cường “an toàn hàng hải” cho các tàu thuyền!
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố tiếp tục hoạt động xây dựng trái phép trên Biển Đông
Trên thực tế, giới chuyên gia từ lâu đã cảnh báo về hành động “ngoan cố” của Trung Quốc trên Biển Đông. Mới đây, hôm 28/9, hãng Yonhap của Hàn Quốc cho biết Trung Quốc tiếp tục có hành động bồi đắp đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông.
Yonhap dẫn lời chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế của Mỹ (CSIS) cho biết các hoạt động xây dựng đê chắn sóng ở Biển Đông có giảm trước thời điểm ông Tập Cận Bình thăm chính thức Mỹ.
Tuy nhiên, Bắc Kinh giờ lại đang tiếp tục tiến hành xây dựng, không đáp lại những yêu cầu của chính quyền Tổng thống Obama về việc chấm dứt các hành động quân sự hóa và xây dựng đê chắn sóng.
Tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc được đưa ra sau khi có tin Hải quân Mỹ có thể sớm đưa tàu vào trong phạm vi 12 hải lý xung quanh một trong những công trình nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông.
Video đang HOT
Tờ Navy Times của Mỹ hôm 7/10 cho biết động thái này sẽ khẳng định lập trường của Washington và củng cố lập luận pháp lý cho lập trường của Mỹ theo luật pháp quốc tế.
Tàu hải quân Mỹ và Singapore huấn luyện chung trên Biển Đông hồi tháng 7/2015
Trước đó, truyền thông quốc tế đưa tin, để đối phó với chiến thuật lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc, Thủy quân lục chiến Mỹ có kế hoạch tái bố trí 15% lực lượng tại Hawai và “xa hơn nữa”.
Bộ Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu tiến hành kế hoạch tăng cường lực lượng tại Châu Á-Thái Bình Dương để đối phó với sức mạnh của Trung Quốc đang lấn áp tại Biển Đông.
Theo kế hoạch này, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được tăng cường tại Hawai và bên ngoài hải đảo này.
Báo chí Hàn Quốc còn tiết lộ lực lượng viễn chinh của Mỹ, với 190.000 quân, sẽ được huy động và phối hợp với Hải quân Mỹ tại Châu Á-Thái Bình dương.
Giới chuyên gia nhận định, 30.000 lính thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được tái bố trí để củng cố lực lượng nòng cốt trong chiến lược “xoay trục” của Tổng thống Obama.
Sai trái rõ ràng
Tờ “Marines Corps Times” của Thủy quân lục chiến Mỹ giải thích, các hoạt động của Trung Quốc tranh giành lãnh thổ ở Biển Đông là nguyên nhân chính làm cho Mỹ phải tái bố trí lực lượng viễn chinh vào khu vực.
Nhật báo Hàn Quốc “Munhwa Ilbo” thì cho biết thêm, “bốn vũ khí chiến lược” có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân sẽ được Mỹ đưa vào Hàn Quốc hoặc tăng cường cho căn cứ Guam trong tháng 10 tới. Đó là các tàu ngầm nguyên tử, tàu sân bay USS Ronald Reagan, pháo đài bay B2 và chiến đấu cơ tàng hình F-22.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản hôm 1/10
Hôm 6/10, trong một bình luận được coi là nhằm vào Trung Quốc, Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift nhận định rằng một số nước dường như đang xem tự do hàng hải ở Biển Đông là “mạnh ai nấy đoạt” khi áp đặt các cảnh báo và hạn chế đe dọa ổn định tại vùng biển này.
Phát biểu tại một hội nghị về hàng hải ở thành phố Sydney (Australia), ông Swift tuyên bố Washington “trước sau vẫn cam kết” bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực.
Quan chức hải quân Mỹ nhấn mạnh: “Tôi thấy một số quốc gia đang coi tự do trên biển là ‘mạnh ai nấy đoạt’ khi xem nhẹ một số vấn đề hoặc tái định nghĩa bằng luật pháp trong nước cũng như tìm cách giải thích khác đi luật pháp quốc tế”.
Giới phân tích cho rằng việc Mỹ có kế hoạch đưa tàu vào bên trong vùng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông là nhằm chứng tỏ Washington không chấp nhận các hành vi của Bắc Kinh.
Bằng cách tiến hành tuần tra trong vùng 12 hải lý quanh một số hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc, Washington sẽ cho thấy phần nào đó cách hiểu của Mỹ về Luật Quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), liên quan đến quyền tự do hàng hải.
Các chuyên gia cho rằng khi tiến hành tuần tra trong vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo xây dựng trái phép, Mỹ sẽ báo hiệu rằng mặc dù các cấu tạo này đã được bồi đắp trong thời gian gần đây, song Washington vẫn coi đó là bãi cạn lúc chìm lúc nổi theo UNCLOS, do đó không thể có lãnh hải.
Cao Cường
Theo Báo Đất Việt
Trung Quốc hoàn thành phi pháp hai ngọn hải đăng ở Trường Sa
Trung Quốc hôm qua hoàn tất xây dựng phi pháp hai ngọn hải đăng lớn tại Đá Châu Viên, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ảnh một trong các ngọn hải đăng. Ảnh: news.163
Bộ Giao thông Trung Quốc hôm qua tổ chức trái phép buổi lễ hoàn tất xây dựng ngọn hải đăng Huayang và Chigua trên đá Châu Viên, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo Xinhua, buổi lễ đánh dấu việc hai ngọn hải đăng bắt đầu đi vào hoạt động.
Lễ động thổ xây dựng hai ngọn hải đăng diễn ra hôm 26/5. Ngọn Huayang hình trụ, còn ngọn Chigua hình nón cao 50 m, được xây bằng bê tông cốt thép, có phạm vi chiếu sáng 22 hải lý.
Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Bất chấp sự phản đối của Việt Nam, Trung Quốc liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hồi đầu tháng này thành lập ủy ban lập pháp tại đây, xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam.
Việt Nam khẳng định việc chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa là vô giá trị và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này.
Trọng Giáp
Theo VNE
Malaysia, Indonesia lập đội phản ứng nhanh chống cướp biển Malaysia và Indonesia đang triển khai những đội phản ứng nhanh để đối phó tình trạng cướp biển đang gia tăng ở vùng biển xung quanh 2 nước này và lân cận. Malaysia và Indonesia lập đội ứng phó nhanh với cướp biển - Ảnh minh họa: AFP Reuters ngày 26.8 cho biết đã có hơn 70 tàu hàng bị tấn công ở...