Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông, chính khách Mỹ kêu gọi “tẩy chay”
Trước bối cảnh Trung Quốc gia tăng các hành động cải tạo trên Biển Đông, một số nghị sĩ, chuyên gia Mỹ đã kêu gọi chính quyền Obama thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Kinh.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc bồi đắp đảo tại Biển Đông.
Theo tin tức Bloomberg ngày 5/5, một số nghị sĩ Mỹ đã kêu gọi ông Obama rút lời mời Bắc Kinh tham dự cuộc tập trận chung hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC được tổ chức ở vùng biển ngoài khơi Honolulu vào nằm 2016 tới.
“Chúng ta không thể mời họ dự RIMPAC vì cách hành xử tồi tệ. Trong vài năm qua, họ đã bồi đắp 30 hecta quanh các đảo, năm ngoái họ lấp 300 hecta và đang chuẩn bị xây đường băng. Không có gì phải nghi ngờ về các tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc”, thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ đề nghị.
Video đang HOT
Ông McCain cảnh báo việc Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông có thể dẫn tới việc Bắc Kinh thành lập vùng nhận dạng phòng không (AIDZ) mới giống như ở biển Hoa Đông.
Chuyên gia Patrick Cronin thuộc Trung tâm an ninh Mỹ cũng đã kêu gọi trừng phạt ngoại giao với Trung Quốc và tăng cường hợp tác quân sự với các nước trong khu vực. Một số lãnh đạo trong Quốc hội và quân đội Mỹ cũng muốn ngưng hợp tác với Trung Quốc. Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cũng nói rằng những bức ảnh vệ tinh công bố hồi tháng 4 cho thấy Trung Quốc đang xây “vạn lý trường thành bằng cát” trên Thái Bình Dương.
Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Asha Carter trong cuộc trao đổi với Hải quân Mỹ cũng cho biết họ không muốn mời Trung Quốc dự RIMPAC 2016 do cách hành xử của Bắc Kinh tại Biển Đông thời gian gần đây, một trợ lý Quốc hội Mỹ tiết lộ. Nhà Trắng cũng bày tỏ việc muốn loại bỏ Trung Quốc khỏi cuộc tập trận này.
Ông Michael Austin, chuyên gia Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) cho rằng không nên mời Trung Quốc tham gia RIMPAC cho dù có rủi ro về mặt an ninh hay không.
BẢO LINH (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Giúp đồng minh, hại chính mình
Nước Đức đang sôi động trong vụ bê bối chính trị mới. Áp lực buộc phải từ chức đang ngày một gia tăng đối với Bộ trưởng Nội vụ Thomas de Maiziere.
Thủ tướng Angela Merkel và Bộ trưởng Nội vụ Thomas de Maiziere - Ảnh: Reuters
Câu chuyện càng thêm nhạy cảm về đối nội bởi vị bộ trưởng này là một trong những cộng sự thân tín nhất của Thủ tướngAngela Merkel và được coi là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất kế nhiệm bà. Ông de Maiziere phải ra đi thì ảnh hưởng cũng sẽ tai hại không thể lường hết được với bà Merkel.
Đó là chuyện báo chí Đức phanh phui việc Cơ quan Tình báo đối ngoại Đức (BND) hậu thuẫn đắc lực cho Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) do thám nhiều tập đoàn kinh tế, chức sắc và chính khách ở châu Âu trong khoảng thời gian ông de Maiziere là Bộ trưởng Phủ thủ tướng và trực tiếp quản lý việc phối hợp hoạt động của các cơ quan tình báo, phản gián, mật vụ và an ninh ở nước Đức. Ông de Maiziere quả quyết không biết gì về việc này và được bà Merkel công khai hậu thuẫn, trong khi báo giới đã chứng minh được rõ ràng là vị bộ trưởng kia nói dối.
Đức là một trong những đồng minh chiến lược của Mỹ ở châu Âu. Nhìn từ góc độ trách nhiệm đối với đồng minh và truyền thống quan hệ lâu nay thì sẽ thấy việc BND giúp NSA không khó hiểu. Nhưng nếu nhìn nhận từ góc độ cơ quan tình báo vi phạm luật pháp hiện hành, lừa dối quốc hội và công chúng thì câu chuyện lại xoay quanh tính nhà nước pháp quyền và đạo đức chính trị.
Phe đối lập có dịp để gây khó cho chính phủ và đảng Dân chủ xã hội trong liên minh cầm quyền có cớ để làm cao với bà Merkel. Rất có thể rồi đây bà Merkel phải thí bỏ cộng sự để tự cứu mình.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Nga bác bỏ thông tin Putin đồng ý triển khai hòa bình tại Ukraine Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh ông chủ điện Kremlin từ chối thông tin cho rằng Moscow đồng ý việc triển khai gìn giữ hòa bình tại miền Đông Ukraine. Moscow khẳng định rằng việc đầu tiên cần thực hiện là hoàn thành tất cả các điều khoản của thỏa thuận Minsk. Hôm thứ Năm (30-4), trong một...