Trung Quốc ngang ngược ở Biển Đông: Không bất ngờ
Mặc dù Trung Quốc đang chiếm giữ các đảo của ta nhưng ta vẫn phải duy trì đấu tranh bằng con đường thương lượng, hoà bình.”
Tiếp tục phản đối TQ
Liên quan đến việc Trung Quốc ngang nhiên lập “ban vũ trang nhân dân” trái phép ở Hoàng Sa của Việt Nam, chiều ngày 8/1, ông Lê Việt Trường – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội cho biết: “Hành động này nằm trong chuỗi các hoạt động ngang ngược của Trung Quốc.
Trung Quốc tự quyết định thành lập đơn vị hành chính trong khi chúng ta đã khuyến cáo tư tưởng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là phải dân sự hoá các đảo. Họ luôn làm ngược lại với những tư tưởng đó, vì thế ta tiếp tục phản đối. Phản đối bằng ngoại giao để đảm bảo tính liên tục trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của ta.”
Ông Trường cho biết thêm: “Mặc dù Trung Quốc đang chiếm giữ các đảo của ta nhưng ta vẫn phải duy trì đấu tranh bằng con đường thương lượng, hoà bình.”
Nói thêm về những hoạt động ngang ngược trong 8 ngày đầu năm 2015 của Trung Quốc ở Hoàng Sa, ông Trường cho biết: “Những hoạt động ngang ngược của Trung Quốc vẫn nằm trong âm mưu tìm mọi cách để hiện thực hoá được mục đích chiếm đoạt, để họ có quyền chủ quyền với diện tích lớn ở biển Đông.
Vì thế, những hoạt động đó không có gì là quá bất ngờ. Chúng ta đã lường trước được việc Trung Quốc sẽ thực hiện các hoạt động về quản lý thực tế hành chính, quân sự ở Hoàng Sa.
Đối với ta, việc cần là làm thế nào để chọn được phương pháp đấu tranh vừa bảo vệ được quyền lợi của mình mà phù hợp với hiện trạng, không làm phức tạp thêm tình hình, đe doạ sử dụng vũ lực.”
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng
Video đang HOT
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 8/1, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam khẳng chủ quyền của mình tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên ở khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là bất hợp pháp và vô giá trị.
Theo Bà Hằng, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để chứng minh chủ quyền không tranh cãi của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vì vậy việc Trung Quốc thành lập 4 “Ban vũ trang nhân dân” ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm Tuyên bố DOC mà Trung Quốc là một bên tham gia.
“Điều này không có lợi cho việc duy trì hòa bình tại Biển Đông và không thay đổi được thực tế là Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với 2 quần đảo này,” Phó phát ngôn Phạm Thu Hằng khẳng định.
Trung Quốc mở rộng Gạc Ma: Hành vi thâm độc và nguy hiểm
TQ ngang nhiên lập ban vũ trang ở Hoàng Sa của Việt Nam
Chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ngày 6/1 tuyên bố thành lập “4 ban vũ trang nhân dân ở Tam Sa” thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Mạng Tin tức Trung Quốc cho biết các ban vũ trang này nằm ở cụm đảo Phú Lâm, Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Chính quyền Hải Nam cho rằng việc thành lập các ban này nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết về việc “hoàn thiện thể chế chính quyền cơ sở ở Tam Sa”, bất chấp đó là hành vi vi phạm chủ quyền của nước khác.
Mạng này cho hay “Chính quyền Tam Sa” sẽ triển khai hoạt động vũ trang của bốn ban này ở Hoàng Sa.
Binh lính và ngư dân Trung Quốc đang chuẩn bị thiết bị diễn tập trái phép ở vùng biển Hoàng sa năm 2014 – Ảnh:hinews.cn
Truyền thông Trung Quốc cho rằng các ban vũ trang là một bộ phận quan trọng của chính quyền cơ sở và Bộ quốc phòng Trung Quốc. Việc thành lập này nhằm mục đích tăng cường xây dựng hậu cần quốc phòng và tổ chức cơ sở động viên ứng phó khi có chiến tranh.
Cùng ngày, Trung Quốc cũng bắt đầu tổ chức diễn tập trái phép trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng một tuần, với nội dung phối hợp diễn tập hành chính chấp pháp và cứu hộ khẩn cấp.
Ngoài ra, Tân Hoa xã cho biết tàu tiếp tế giao thông “Tam Sa số 1″ đã được đưa đến đảo Phú Lâm. Đây là tàu tiếp tế cỡ lớn do Trung Quốc đóng sau khi tuyên bố thành lập trái phép “TP Tam Sa” hai năm về trước.
Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa phản đối TQ diễn tập ở Phú Lâm
Về việc chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ngày 6/1 tuyên bố “thành lập bốn Ban vũ trang nhân dân ở Tam Sa” cũng như việc Trung Quốc tổ chức diễn tập ở đảo Phú Lâm, nơi thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ngày 8/1, ông Võ Công Chánh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng, cho biết quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Kể từ ngày 19/1/1974, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mọi hành động của Trung Quốc tại quần đảo này đều phi nghĩa, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và đi ngược lại Luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về Luật Biển.
Những hành động đơn phương của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và trên Biển Đông thời gian qua đang đe dọa nghiêm trọng an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông và lợi ích trên biển của các quốc gia trên thế giới, đe dọa quan hệ hữu nghị, hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực.
“Chúng tôi phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hoạt động phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cũng như trên Biển Đông để duy trì quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa hai nước và trong khu vực” – ông Võ Công Chánh nhấn mạnh.
Theo NTD
Tàu mới Trung Quốc ngang nhiên tiếp tế cho đảo trên Biển Đông
Một tàu mới của Trung Quốc hôm 5.1 đã xuất phát từ đảo Hải Nam đến nơi nước này gọi là "thành phố Tam Sa" trên hành trình đầu tiên của nó để tiếp tế cho các đảo trên Biển Đông, theo Tân Hoa Xã.
Tàu Tam Sa I
Tân Hoa Xã cho biết, tàu dân sự Tam Sa I là con tàu lớn nhất và tiên tiến nhất làm nhiệm vụ tiếp tế và trao đổi giữa đảo Hải Nam và các đảo nhỏ trên Biển Đông.
Tại buổi lễ khai mạc tổ chức tại cảng ở thành phố Văn Xương, thị trưởng Tam Sa Xiao Jie ngang nhiên tuyên bố, chiếc tàu mới này sẽ "mở rộng quyền quản lý của thành phố" trong vùng Biển Đông, bảo vệ "lãnh thổ xanh" và lợi ích của Trung Quốc trên biển.
Tàu Tam Sa I, dài 122 mét, rộng 21 mét, có dung tích 7.800 tấn. Tàu có sức chứa lên đến 456 người và mang theo 20 xe kéo chở container.
Tàu có thể đi liên tục 6.000 hải lý và chạy với tốc độ lên tới 19 hải lý mỗi giờ. Trên tàu cũng có một bãi đậu trực thăng để tạo điều kiện cho cứu nạn hàng hải và tuần tra đảo.
Hiện tại, thời gian di chuyển giữa thành phố Văn Xương trên đảo Hải Nam và "thành phố Tam Sa" sẽ giảm xuống còn khoảng 10 giờ so với trước đó là 15 giờ. Tam Sa I sẽ thực hiện chuyến hải hành một tuần một lần.
"Thành phố Tam Sa" nằm trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và được chính phủ Bắc Kinh tuyên bố khánh thành trái phép vào ngày 24.7.2012.
Kể từ khi thành lập "thành phố Tam Sa", Trung Quốc đã xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn trên các đảo và đá ngầm của nó. Số lượng dân cư, người lao động và du khách ngày càng tăng. Tuy nhiên, Tam Sa chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ đảo Hải Nam và đại lục, cách đó hơn 300 km.
Theo Lao Động
Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu tiếp tế Tam Sa 1 tới Hoàng Sa Theo Tân Hoa xã, tàu Tam Sa 1 đã rời đảo Hải Nam vào ngày 5/1 để đến khu vực đảo Hoàng Sa của Việt Nam (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa). "Tàu Tam Sa 1 có thể hoạt động trên toàn Biển Đông và đến được nhiều đảo nhỏ và bãi san hô tại các nhóm đảo Đông Sa và Nam...