Trung Quốc ngang ngược nói Việt Nam sẽ không được cộng đồng quốc tế ủng hộ

Theo dõi VGT trên

Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 12.5 cho biết nỗ lực của Việt Nam trong việc tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước khác trong vấn đề tranh chấp biển Đông sẽ thất bại, sau khi ASEAN bày tỏ quan ngại về hành động ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông.

Trung Quốc ngang ngược nói Việt Nam sẽ không được cộng đồng quốc tế ủng hộ - Hình 1

Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh – Ảnh: Reuters

Căng thẳng ở biển Đông leo thang sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) một cách phi pháp vào vùng biển Việt Nam và tàu Trung Quốc đã đâ.m vào tàu Việt Nam khu vực Bắc Kinh muốn đặt giàn khoan. Trung Quốc cũng điều máy bay quân sự và tàu hải quân mang tên lửa đến khu vực này.

Trong cuộc họp báo ngày 12.5, bà Hoa cho rằng: “Việt Nam đang nỗ lực kêu gọi các nước khác và gây áp lực với Trung Quốc, nhưng sẽ không đạt được mục tiêu của nước này”, theo Reuters.

“Chúng tôi kỳ vọng Việt Nam có thể nhận thấy tình hình một cách rõ ràng, bình tĩnh đối mặt với sự thật, và chấm dứt quấy rối Trung Quốc”, bà Hoa nói.

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, diễn ra tại Myanmar ngày 11.5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu chi tiết vụ việc: “Từ ngày 1.5.2014 Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) năm 1982″.

“Các tàu vũ trang hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc đã rất hung hăng bắ.n vòi nước có cường độ mạnh và đâ.m húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương. Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đ.e dọ.a trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết.

Các Ngoại trưởng ASEAN ngày 10.5 cũng đã ra tuyên bố, được coi “là sự ủng hộ đối với Việt Nam”, nhằm bày tỏ quan ngại về các hành động ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông.

Video đang HOT

Tuy nhiên, bà Hoa cho rằng Trung Quốc và ASEAN “có khả năng và quyết tâm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Trung Quốc hồi tuần rồi còn lên án Mỹ làm gia tăng căng thẳng ở biển Đông bằng cách khuyến khích các quốc gia khác phản đối Trung Quốc, theo Reuters.

Cũng trong ngày 12.5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng Mỹ và các quốc gia khác cực kỳ quan ngại về hành vi “hung hăng” của Trung Quốc trên biển Đông.

Theo TNO

VN thoát thế kẹt ở Biển Đông thế nào?

Việc Việt Nam cải tổ theo hướng thúc đẩy nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường tự do, và một xã hội dân sự phát triển chắc chắn sẽ kết nối Việt Nam với các nước Châu Âu, Úc, Hàn, Nhật và Mỹ. Khi đó, sự ủng hộ Việt Nam sẽ mạnh hơn nhiều.

LTS: Trong những lúc đất nước gặp khó khăn nguy hiểm, luôn cần những tiếng nói từ nhiều trái tim và khối óc cùng chia sẻ mối quan tâm, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tiếp loạt bài hiến kế của các nhân sĩ trí thức Việt, Tuần Việt Nam xin giới thiệu ý kiến của ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (iSEE)

Đâu là "cái phanh" xung đột?

Tìm ra một giải pháp tránh xung đột ở Biển Đông là không dễ dàng. Trung Quốc muốn thâu tóm Biển Đông để vươn ra thế giới, trở lại thời hoàng kim là "trung tâm của thiên hạ". Mỹ không muốn điều này xảy ra nhưng không thể tự mình "bảo vệ" Biển Đông nếu các nước có tranh chấp như Việt Nam không phải là đồng minh. Như vậy, nếu Việt Nam nghiêng về Trung Quốc thì việc mất Biển Đông và lệ thuộc vào họ là điều nhãn tiề.n. Còn Việt Nam nghiêng về phía Mỹ thì tự biến mình thành tuyến đầu chống Trung Quốc, đẩy dân tộc vào nguy cơ xung đột nhiều rủi ro.

Theo lý thuyết thì nếu thương mại giữa hai nước tăng thì chiến tranh sẽ khó xảy ra vì các ràng buộc về kinh tế. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thương mại Việt-Trung thì nó không phải là "cái phanh" để ngăn cản xung đột. Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 2011 là 35,7 tỉ USD, tuy nhiên Việt Nam bị nhập siêu gần 13 tỉ USD từ Trung Quốc. Thương mại với Trung Quốc chiếm khoảng 18% tổng thương mại của Việt Nam, nhưng chưa đến 1% trong tổng số 3,87 nghìn tỉ đô thương mại của Trung Quốc. Rõ ràng, Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn, và việc cắt đứt thương mại giữa hai nước sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam nhiều hơn đến Trung Quốc.

VN thoát thế kẹt ở Biển Đông thế nào? - Hình 1

Giàn khoan CNOOC 981 của Trung Quốc đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam. Ảnh: THX

Dường như Việt Nam đang yếu thế trong việc đàm phán với Trung Quốc vì bị lệ thuộc trên mọi mặt trận từ kinh tế, chính trị đến an ninh. Rất không may, Việt Nam không có gì đủ hấp dẫn để đàm phán với Trung Quốc vì Biển Đông quá quan trọng với họ. Việt Nam cũng không thể bỏ Biển Đông vì Biển Đông cũng quá quan trọng với Việt Nam. Nếu mất Biển Đông coi như Việt Nam mất cửa đi ra thế giới, mất cơ hội phát triển, và mất lợi ích kinh tế từ Biển. Trong trường hợp này, liệu Việt Nam có phải "lên thuyền" với các quốc gia khác để cân bằng lại với Trung Quốc?

ASEAN có thể giúp Việt Nam giữ Biển Đông? Câu trả lời dường như là không vì hiện tại ASEAN chỉ có thể là một cơ chế giúp Việt Nam và các nước lớn truyền tin và đàm phán, còn bản thân nó không thể là "con thuyền" đủ lớn và vững chắc chịu được sức ép từ Trung Quốc. Như vậy, "con thuyền" còn lại dường như là Mỹ để Việt Nam có thể dựa vào?

Mỹ và Việt Nam có chung lợi ích đó là tự do hàng hải và ổn định ở Biển Đông. Trong những ngày qua, người phát ngôn Nhà trắng và các thượng nghị sĩ uy tín nhất của Mỹ như John McCain và Patrick Leahy liên tục đưa ra các tuyên bố lên án hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển đông. Tuy nhiên, vẫn có những rào cản để Mỹ và Việt Nam trở thành đồng minh.

Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam có những e ngại về cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ lợi ích của Việt Nam. Điều này có cơ sở vì lợi ích của Mỹ trong mối quan hệ với Trung Quốc rất lớn, và rõ ràng động lực lớn nhất để Mỹ hành động là lợi ích quốc gia của họ. Thứ hai, việc trở thành đồng minh của Mỹ cũng đồng nghĩa với việc nằm cạnh miệng hố chiến tranh với Trung Quốc. Việt Nam muốn tránh điều này bằng mọi giá vì chiến tranh đã tàn phá đất nước này quá nhiều.

Về phía mình, Mỹ dù có muốn cũng khó làm đồng minh chiến lược của Việt Nam vì những khác biệt về chính trị và bất đồng quan điểm về nhân quyền. Chính vì vậy, dù Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong bàn cờ chiến lược của mình ở châu Á, Mỹ khó lòng tiến xa hơn và gửi quân ứng cứu Việt Nam trong trường hợp có xung đột với Trung Quốc.

Thêm vào đó, Việt Nam đóng vai trò không đáng kể trong phát triển kinh tế của Mỹ. Thương mại với Việt Nam chỉ chiếm dưới 0,65% tổng thương mại của Mỹ, so 13% thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Rõ ràng, lợi ích kinh tế của Mỹ với Trung Quốc lớn hơn với Việt Nam nhiều, đặc biệt khi Mỹ lại đang nhập siêu hàng năm từ Việt Nam gần 15 tỉ USD vào năm 2011 và ngày càng tăng.

Con đường nào cho Việt Nam?

Có một lợi ích mà cả Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam đều chia sẻ đó là hòa bình và ổn định ở Biển Đông và châu Á. Cho dù cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn Việt Nam đứng về phía mình, nhưng họ cũng tạm hài lòng với hiện trạng.

Trung Quốc muốn Việt Nam ổn định nhưng không đủ mạnh để thách thức được họ. Việt Nam không được là "sân sau" của ai và nếu phục tùng/phụ thuộc vào Trung Quốc thì càng tốt. Mỹ muốn Việt Nam là liên minh để duy trì vai trò lãnh đạo ở Châu Á, nhưng không muốn gánh vác trách nhiệm bảo vệ Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh khác biệt về chế độ chính trị và giá trị quốc gia.

Tuy nhiên, duy trì hiện trạng mắc kẹt này không phải là điều tốt cho Việt Nam. Với chiến lược "từng bước một" Trung Quốc sẽ dần dần áp đặt sự kiểm soát của mình lên Biển Đông mà không cần đến chiến sự. Chiến lược này sẽ làm cho Việt Nam phân tâm, mệt mỏi và bất lực trước sự "gặm nhấm" của Trung Quốc. Hoa Kỳ, đôi khi sẽ lên tiếng "quan ngại sâu sắc" sau mỗi lần Trung Quốc gây hấn, nhưng không thể thách thức Trung Quốc trực tiếp vì Việt Nam không là đồng minh và những bước lấn "không đủ lớn để động binh". Điều này không ảnh hưởng đến cân bằng chiến lược toàn cầu ngay, nhưng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Việt Nam.

Rõ ràng Việt Nam cần tự thoát khỏi thế kìm kẹp này bằng cách tự đổi mới mình. Là nước nhỏ trong tranh chấp, Việt Nam nhận được sự cảm thông toàn cầu trước o ép từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên, thế giới vẫn nhìn Việt Nam như là một đồng minh chia sẻ tư tưởng và ý thức hệ với Trung Quốc. Vì vậy, sự cảm thông với Việt Nam chưa vững chắc vì không dựa trên nền tảng giá trị chung. Việc Việt Nam cải tổ theo hướng thúc đẩy nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường tự do, và một xã hội dân sự phát triển chắc chắn sẽ kết nối Việt Nam với các nước Châu Âu, Úc, Hàn, Nhật và Mỹ. Khi đó, sự ủng hộ Việt Nam sẽ mạnh hơn nhiều, vì bên cạnh tính hợp pháp của chủ quyền Việt Nam có ở Biển Đông, lợi ích kinh tế, đầu tư, và tâm lý nghi ngờ và e ngại Trung Quốc, nền tảng giá trị sẽ là điểm tựa cho việc bênh vực Việt Nam.

Sự tự cải tổ này sẽ gây khó chịu cho Trung Quốc nhưng sẽ không là nguyên nhân để Trung Quốc gây chiến với Việt Nam. Ngược lại Trung Quốc sẽ mong Việt Nam tiếp tục duy trì vị thế "trung lập" vì Việt Nam đã là một phần của các giá trị toàn cầu. Khi đó, Việt Nam sẽ "thông lưu" với các nước về kinh tế, chính trị và xã hội nhưng vẫn có thể tiếp tục hữu hảo với Trung Quốc.

Trong vị thế của một nước độc lập và bình đẳng thực sự, việc duy trì hòa bình và chủ quyền ở Biển Đông có nhiều cơ hội thành công hơn.

Theo Vietbao

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024
Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp
18:17:38 30/09/2024
"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao
10:01:40 01/10/2024
Quy định mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10
10:41:32 01/10/2024
Vụ nhiều học sinh nhập viện nghi ngộ độc ở Hà Nội: Sức khỏe các em ra sao?
14:11:26 01/10/2024

Tin đang nóng

Vụ cháy xe đi dã ngoại tại Thái Lan: Nữ giáo viên trẻ vẫn ôm chặt học sinh trong giây phút sinh tử, dòng chia sẻ cuối cùng càng gây xó.t x.a
07:49:23 02/10/2024
Em dâu sốc nặng trước lời tuyên bố của anh trai chồng trong cuộc họp gia đình
05:13:39 02/10/2024
Bạn học vay 200 triệu rồi biến mất, ngày tôi kết hôn, cậu ấy bất ngờ xuất hiện đưa tôi một tấm thẻ kèm theo lời xin lỗi
05:42:24 02/10/2024
Nam diễn viên ở Việt Nam là ông hoàng quảng cáo, sang Mỹ lâm vào kiện tụng, kinh doanh thất bại
06:05:06 02/10/2024
Hôn nhân lần 2 của Vân Hugo: Nếu vậy thì ngay từ đầu, anh ấy không nên chọn lấy một người vợ như tôi
08:08:26 02/10/2024
Hậu l.y hô.n chồng Tây, Á hậu Việt: "Có tất cả mà không có ai chia sẻ với mình thì quá đáng tiếc"
06:01:17 02/10/2024
Công an TP Hồ Chí Minh truy tìm người liên quan đến vụ chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng
06:37:02 02/10/2024
"Rảnh" ngồi tính toán, cô gái trẻ ở Hà Nội làm dân mạng "choáng" vì chưa có chồng con vẫn tiêu hết 50 triệu/tháng
07:54:36 02/10/2024

Tin mới nhất

Cầu phao Phong Châu tạm dừng hoạt động do nước sông Hồng dâng cao

09:59:10 02/10/2024
Khoảng 18h ngày 1/10, Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh đã cho tạm dừng hoạt động cầu phao Phong Châu, không cho các phương tiện di chuyển qua cầu phao để bảo đảm an toàn cho cầu và người dân.

Vụ học sinh nghi ngộ độc ở Thanh Oai: 'Em sợ lắm rồi!'

09:38:09 02/10/2024
Theo ông Bạch Ngọc Hoàng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Oai, ngày 30/9, đơn vị tiếp nhận 13 bệnh nhân từ Trung tâm y tế huyện Thanh Oai chuyển đến.

Xây xong cầu Phong Châu mới trong năm 2025 theo quy trình khẩn cấp

09:37:59 02/10/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý việc đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới theo quy định về xây dựng công trình khẩn cấp và yêu cầu đảm bảo hoàn thành chậm nhất trong năm 2025.

CSGT chặn bắt xe tải vận chuyển hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

05:57:27 02/10/2024
Ngày 1/10, thông tin từ Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng, Tổ tuần tra kiểm soát (TTKS) của Phòng CSGT vừa phát hiện, bắt quả tang xe ô tải vận chuyển số lượng lớn hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Phối hợp điều tra nguyên nhân hổ chế.t tại Khu du lịch Vườn Xoài

21:22:34 01/10/2024
Tại tỉnh Long An xác định có 3 nhân viên vườn thú Mỹ Quỳnh tiếp xúc trực tiếp hổ. Tại tỉnh Đồng Nai, thông tin nhanh sơ bộ có khoảng 30 người tiếp xúc với hổ.

Chưa rõ nguồn gốc chai nước phát miễn phí khiến nhiều học sinh Hà Nội phải nhập viện

21:08:40 01/10/2024
Cụ thể, theo Ban giám hiệu Trường THCS Bình Minh, khoảng 13h45 ngày 30/9, nhà trường phát hiện một số học sinh được cho miễn phí một số sản phẩm nước uống đóng chai ngoài cổng trường.

Công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại xã Hà Hiệu

09:54:30 01/10/2024
Sau nhiều tháng chữa trị và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đến nay 05 thôn vùng xảy ra dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, đàn bò 12 con mắc bệnh của các hộ đã khỏe trở lại.

Lũ ống đổ về trong đêm, sơ tán khẩn cấp học sinh và giáo viên

09:44:36 01/10/2024
Đêm 30/9, mưa lớn kéo dài nhiều giờ, lũ ống bất ngờ từ trên núi đổ xuống khiến Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh ở huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) ngập gần hết các phòng học

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Có thể bạn quan tâm

Hoa sữa về trong gió - Tập 25: Trang đụng độ anh quản lý từng gây gổ

Phim việt

10:38:06 02/10/2024
Đúng là oan gia ngõ hẹp khi Trang bất đắc dĩ phải hội ngộ với anh quản lý quán cà phê nọ ở một tình huống không ngờ tới.

Người xui xẻo nhất trong scandal của Negav

Sao việt

10:31:38 02/10/2024
Vụ việc của Negav ít nhiều làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của GERDNANG. Trong đó, MANBO được netizen đán.h giá là thành viên dính hạn , xui xẻo nhất trong scandal của đồng đội.

Mùa thu thêm cá tính với loạt bản phối denim on denim cực chất

Thời trang

10:20:14 02/10/2024
Tông màu denim xanh nhạt tạo cảm giác tươi mát và hiện đại trong set đồ của Acne Studios. Áo khoác kiểu dáng cổ điển, với phần cổ áo lớn và các chi tiết túi ở ngực, được thiết kế rộng rãi và thoải mái.

Cháy xe buýt ở Thái Lan, 25 học sinh và giáo viên thiệ.t mạn.g

Thế giới

10:18:17 02/10/2024
Trang tin Thai PBS dẫn nguồn tin từ giới chức Thái Lan nói rằng, chiếc xe buýt chở theo 44 người, bao gồm các học sinh và giáo viên, trong lộ trình di chuyển từ tỉnh Uthai Thani tới Ayutthaya thì bất ngờ bắt lửa tại tỉnh Pathum Thani.

Xuất hiện "deal" siêu hời cho người chơi, nhận 14 game bom tấn với giá siêu sốc

Mọt game

10:17:29 02/10/2024
Giai đoạn đầu năm luôn là quãng thời gian vàng để các nhà phát triển tung ra những khuyến mại, ưu đãi hấp dẫn đối với người chơi.

Những sai lầm nên biết khi đắp mặt nạ dưỡng da

Làm đẹp

10:13:57 02/10/2024
Để bảo vệ và cung cấp dưỡng chất cho vùng da này, bạn chỉ nên sử dụng những mặt nạ tự nhiên như dưa chuột, khoai tây hay lô hội để dưỡng ẩm cho vùng da quanh mắt.

Ngăn chặn nhóm thanh thiếu niên mang hun.g kh.í chuẩn bị thanh toán nhau

Pháp luật

10:13:26 02/10/2024
Lúc 21h30 ngày 1/10, Tổ công tác 123 Công an tỉnh Sóc Trăng bắt quả tang nhóm thanh thiếu niên mang theo nhiều hun.g kh.í chuẩn bị thanh toán nhau.

Tử vi tuổ.i Dần tháng 10/2024: Cảnh giác với thị phi và những rắc rối pháp lý

Trắc nghiệm

10:03:58 02/10/2024
Tháng 10/2024 dự báo sẽ mang đến cho người tuổ.i Dần nhiều thử thách, với những rắc rối liên tục khiến tâm trạng bạn có thể trở nên u ám.

Ăn mì 2 bữa mỗi ngày, 6 tháng sau nhận kết quả khám khiến bác sĩ khen ngợi

Sức khỏe

09:31:17 02/10/2024
Ngoài ra, người đàn ông này cũng đã hình thành thói quen nhai chậm, không chỉ giúp nếm được hương vị thơm ngon của thức ăn mà còn hỗ trợ tiêu hóa và giảm gánh nặng cho dạ dày.