Trung Quốc ngang ngược đưa dân thường ra đá Chữ Thập
Một máy bay dân dụng Trung Quốc hôm qua ngang nhiên hạ cánh xuống đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, chở theo gia đình của những binh lính đồn trú trái phép.
Hình ảnh máy bay Hainan Airlines hôm qua hạ cánh trái phép trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Sina
Theo Sina News, máy bay của hãng Hainan Airlines hôm nay chở một nhóm khách hạ cánh xuống đá Chữ Thập. Những người này được cho là vợ con của binh lính đồn trú trái phép đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp.
Các máy bay dân sự tuần trước Bắc Kinh đưa trái phép ra đá Chữ Thập không chở theo hành khách.
Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đá này bị Trung Quốc chiếm giữ và bồi đắp thành đảo nhân tạo. Trung Quốc đã xây dựng đường băng dài 3.000 mt trên thực thể này.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 2/1 và 7/1 trao công hàm cho Trung Quốc, phản đối hoạt động đưa máy bay ra đá Chữ Thập. Công hàm khẳng định rõ hoạt động này vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định cũng như an toàn, an ninh hàng không trong khu vực Biển Đông.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, theo đề nghị từ phía Việt Nam, Liên Hợp Quốc hôm qua cho lưu hành hai công hàm như tài liệu chính thức của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 70.
Trọng Giáp
Theo VNE
Mỹ tố Trung Quốc điều phi cơ ra Trường Sa làm tăng căng thẳng
Lầu Năm Góc hôm qua cảnh báo việc Trung Quốc điều phi cơ đến đường băng nước này xây phi pháp trên đá Chữ Thập đang làm gia tăng căng thẳng và bất ổn trong khu vực.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Peter Cook. Ảnh: defense.gov.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết ba chuyến bay dân sự đã hạ cánh xuống một trong những đảo nhân tạo xây phi pháp ở Biển Đông, phù hợp với thông tin trên truyền thông Trung Quốc về việc nước này điều ba phi cơ dân sự đến đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Chúng tôi quan ngại về những chuyến bay đó... và chúng tôi quan ngại về mọi hoạt động mà Trung Quốc đang thực hiện" ở Biển Đông, AFP dẫn lời Peter Cook, người phát ngôn Lầu Năm Góc, phát biểu với báo giới.
Theo ông Cook, các quốc gia có hành động làm gia tăng căng thẳng tại khu vực có tranh chấp, tìm cách quân sự hóa hoặc cải tạo đất ở đây chỉ khiến Biển Đông thêm bất ổn.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Bắc Kinh củng cố tuyên bố này bằng cách nhanh chóng xây phi pháp các đảo nhân tạo, với cả đường băng có thể tiếp nhận phi cơ quân sự.
Ông Cook kêu gọi giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp ngoại giao, đồng thời khẳng định ba chuyến bay của Trung Quốc không đóng góp cho sự ổn định và hiểu biết trong khu vực.
Việt Nam hôm qua một lần nữa phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc ngày 6/1 điều thêm hai phi cơ dân sự ra đường băng nước này xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sau khi thực hiện bay thử nghiệm ngày 2/1.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động tương tự, không có thêm hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, tôn trọng luật pháp quốc tế, không có những hành động làm mở rộng và phức tạp hơn tranh chấp.
Philippines ngày 4/1 thông báo đang cân nhắc trao công hàm phản đối hành động của Trung Quốc. Trong khi đó, Nhật Bản khẳng định "không thể chấp nhận hành động làm leo thang căng thẳng" của Trung Quốc và gọi đây là "mối quan ngại chung của cộng đồng quốc tế".
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc có thể đưa máy bay ném bom chiến lược tới Đá Chữ Thập Đường băng dài 3.000 m do Trung Quốc xây phi pháp ở Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền VN là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược hoạt động. Đường băng phi pháp do Trung Quốc xây trái phép ở Đá Chữ Thập đã hoàn tất, đủ sức cho máy bay ném...