Trung Quốc ngang ngược đăng toàn cảnh xây đảo đá Trường Sa
Trung Quốc đang nỗ lực thay đổi hiện trạng cả 6 bãi đá chiếm của Việt Nam, xây dựng các đảo nhân tạo, phục vụ âm mưu độc chiếm biển Đông.
Ngày 3-3, trang mạng Đông Phương của Trung Quốc đã đăng tải hàng loạt ảnh về quá trình cải tạo đất đá, xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên biển Đông tại 6 bãi đá Chữ Thập, Subi, Tư Nghĩa (Huy Gơ), Gạc Ma, Ga Ven, Châu Viên của Việt Nam, với diện tích tăng lên chóng mặt. (Ảnh đá Gạc Ma tháng 11-2014)
Ngay từ đầu năm 2014, các tàu vận tải Trung Quốc âm thầm chở sắt, thép, cát, xi măng ra cải tạo các đảo trên quần đảo Trường Sa, cố tình thay đổi hiện trạng ở biển Đông, vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký với ASEAN năm 2002 và các quy định quốc tế khác. (Ảnh đá Châu Viên tháng 11-2014)
Trung Quốc muốn mở rộng các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa nhằm biến các đảo trên biển Đông trở thành một đảo nhân tạo khổng lồ có cả sân bay, cảng biển cho tàu quân sự và dân sự, khu vực dân cư và du lịch. Tổng chi phí cho dự án lên đến 5 tỷ USD và cần 10 năm để hoàn thành. (Ảnh đá Chữ Thập tháng 11-2014)
Hành động này đã được che dấu bằng hoạt động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc tiến hành hút cát, cải tạo đất Một khi được hoàn thành, đây sẽ là bàn đạp để Bắc Kinh phô diễn sức mạnh quân sự nhằm uy hiếp các quốc gia đông nam Á xung quanh biển Đông. (Ảnh đá Tư Nghĩa – Huy Gơ tháng 11-2014)
Đồng thời, hiện nay thông tin trên mạng Trung Quốc còn cho biết, Bắc Kinh sẽ lần lượt gia cố và mở rộng 7 đảo đang kiểm soát, trong đó có 6 đảo đã chiếm đóng trái phép của Việt Nam năm 1988, bao gồm: Chữ Thập, Gạc Ma, Subi, Ga Ven, Châu Viên, Tư Nghĩa cùng với đá Vành Khăn (chiếm từ tay Philippines năm 1995). (Ảnh: đá Chữ Thập tháng 1-2015)
Trên bản đồ cải tạo của Viện nghiên cứu Nam Hải – Trung Quốc, diện tích của đá Subi đã tăng lên chóng mặt sau quá trình hút cái bồi lấp, từ diện tích khoảng 0,47 km vuông vào ngày 22/2/2015 đến khoảng 0,93 km vuông, tức là đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng 5 ngày (27/2/2015).
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy phía Trung Quốc đang ráo riết mở rộng đáng kể đá Gaven. Hình trái là một công trình Bắc Kinh xây dựng trên bãi đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa vào cuối tháng 3 năm ngoái. Trong hình phải vào cuối tháng 1 vừa qua, công trình này đã được nối với một đảo nhân tạo mới thông qua một con đường đắp cao.
Hình ảnh vệ tinh chụp từ 14/8/2014 đến 1/2015 cho thấy bãi đá Tư Nghĩa (Huy Gơ trước đây) được cải tạo với tốc độ khá nhanh. Bắc Kinh cho dựng tại đây nhiều kết cấu mới như cầu tàu bốc dỡ hàng, nhà máy xi măng, đập ngăn nước…
Video đang HOT
Đảo Gạc Ma sẽ là khu căn cứ quân sự tổng hợp quy mô lớn trên biển Đông với diện tích 30 ha và có thể đón các tàu tải trọng lên tới trên 5.000 tấn và đường băng dài 1,6 km, đủ cất, hạ cánh các máy bay chiến đấu có tầm hoạt động hàng ngàn km. (Ảnh: Công trình mà Trung Quốc xây dựng trên đá Gạc Ma chụp vào tháng 6/2014).
Hình ảnh chụp vào tháng 1/2015 tại đá Gạc Ma. Kiến trúc ban đầu được tích hợp vào một hòn đảo nhân tạo với nhiều công trình mới như cầu tàu, nhà máy xi măng.
Theo tin của truyền thông Trung Quốc, chính phủ nước này đã phê duyệt đề xuất xây dựng một đảo nhân tạo tại bãi đá ngầm Chữ thập, có diện tích lớn gấp đôi căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Diego Garcia ở giữa Ấn Độ Dương, với đầy đủ các cơ sở thiết yếu giống như đảo Gạc Ma nhưng lớn hơn nhiều. (Ảnh đá Chữ Thập tháng 8-2014)
Tháng 8 năm ngoái, tại bãi đá Chữ Thập, Bắc Kinh mới chỉ xây dựng một công trình tương đối khiêm tốn. Hiện tại, bãi Chữ Thập đã biến thành một hòn đảo nhân tạo dài ít nhất 2,7 km, có khả năng đó là một đường băng và một trung tâm chỉ huy và điều khiển hoạt động của quân đội trong khu vực này. (Ảnh đá Chữ Thập tháng 2-2015)
Âm mưu xây dựng phi pháp ở Trường Sa của Trung Quốc bằng cách dựng lên những hòn đảo chưa từng tồn tại trong tự nhiên, vừa nhằm phục vụ ý đồ tăng cường sức mạnh quân sự trên thực địa vừa muốn tạo sự đã rồi, để hợp lý hóa sự hiện diện trên các khu vực nước này cưỡng chiếm trên biển Đông. (Ảnh bản đồ các đảo, bãi đá Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa)
Bắc Kinh hy vọng có thể dựa vào đó để đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền đơn phương và phi lý của mình nhằm độc chiếm biển Đông. Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là nếu không đạt đến mức hợp pháp thì cũng phải kiểm soát được trên thực tế các vùng biển trong khu vực. (Ảnh đá Chữ Thập tháng 11-2014)
Việc Bắc Kinh xây dựng cầu cảng và đường băng trên các đảo và bãi đá ở Trường Sa nằm trong một chiến lược lâu dài thực hiện giấc mộng trở thành một cường quốc biển trong tương lai. Đây là đường vươn ra biển lớn của Trung Quốc từ căn cứ Hải Nam xuống Hoàng Sa – Trường Sa, khống chế hoàn toàn biển Đông. (Ảnh đá Chữ Thập tháng 12-2014)
Người phát ngôn của Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã từng lên tiếng đanh thép: “Việt Nam cực lực phản đối hành vi này và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xây dựng mở rộng trái phép, các hành động thay đổi hiện trạng, không để hành động tái diễn trong tương lai vì nó ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở biển Đông…”.
Về vấn đề Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngược yêu cầu Việt Nam rút khỏi 29 đảo, bãi đá ở Trường Sa, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia đã từng khẳng định: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng khẳng định chủ quyền ở Trường Sa. Việt Nam đã quản lý, khai thác liên tục tại Trường Sa”.
Ông Hải nhấn mạnh, đề nghị của Trung Quốc rất vô lý, Việt Nam kiên quyết bác bỏ đề nghị đó và khẳng định: “Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm một số bãi ở Trường Sa nên chính Trung Quốc phải rút khỏi những đảo, đá họ đã dùng vũ lực xâm chiếm trái phép của Việt Nam năm 1988. (Ảnh đá Ga Ven tháng 11-2014)
Hành động củng cố và mở rộng trái phép các đảo, bãi đá mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép trên biển Đông là hành vi cực kỳ nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định và an ninh khu vực cũng như của toàn bộ châu Á. (Ảnh đá Châu Viên tháng 11-2014)
Theo Đất Việt
Trung Quốc đang tăng tốc cướp đoạt biển Đông
Khi cả thế giới đang hướng về Ukraine, Trung Đông, Trung Quốc (TQ) đã đẩy nhanh tốc độ thay đổi hiện trạng quần đảo Trường Sa, nhằm âm mưu độc chiếm biển Đông.
Trung Quốc đang nỗ lực thay đổi hiện trạng trên biển Đông
Theo mạng quan sát quân sự Nga báo cáo, tháng 6 năm 2014 Trung Quốc bắt đầu tiến hành các hoạt động "đào cát lấp biển" xây dựng đảo nhân tạo ở khu vực có tranh chấp trên Biển Đông. Ngoài Trung Quốc ra, các nước và vùng lãnh thổ khác cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, chủ yếu là Brunei, Việt Nam, Malaysia, Philippines và Đài Loan.
Trong thời gian gần đây, lợi dụng việc Mỹ đang mải cuốn vào cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông, Trung Quốc không chỉ tiến hành xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông mà còn chuẩn bị thiết lập căn cứ không quân trên một trong những hòn đảo này.
Lợi dụng bối cảnh cả thế giới đang tập trung theo dõi tình hình chính sự ở Ukraine và Trung Đông, Trung Quốc đã "mải miết" xây dựng đảo nhân tạo trong suốt cả mùa hè vừa qua. Điều này đã được khẳng định thông qua tiết lộ của các quan chức Philippines với phóng viên báo chí vào hồi tháng 6 và tháng 9 năm nay.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, đảo nhân tạo sẽ giúp cho Trung Quốc có thêm trọng lượng trong yêu sách chủ quyền ở Biển Đông của mình, sau khi phát triển các căn cứ, kiểm soát Biển Đông, nơi có tuyến đường biển nhộn nhịp vào bậc nhất nhì thế giới, đặc biệt là bãi đá Chữ Thập (Yongshu Reef) có rất nhiều tuyến hàng hải quốc tế đi qua khu vực này.
Ngoài việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng biển Hoàng Sa, Trung Quốc đang âm thầm xây đảo nhân tạo để lập vùng nhận biết phòng không
Không chỉ là tuyến hàng hải, mà vấn đề nằm ở chỗ cho dù là quần đảo Trường Sa hay là khu vực phụ cận quần đảo Hoàng Sa đều có trữ lượng dầu khí tương đối lớn, mà tài nguyên dầu khí chính là một trong những mục tiêu trọng điểm mà Bắc Kinh đang theo đuổi.
Vài tháng trước đây, nhà cầm quyền Trung Quốc đã cho hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, trên Biển Đông. Ngoài mục đích khẳng định chủ quyền phi pháp, Bắc Kinh còn muốn đạt được mục đích thăm dò trữ lượng dầu khí ở khu vực này.
Trang mạng "Quan sát" của Nga đã dẫn bình luận của chương trình truyền hình của BBC cho biết, Trung Quốc không chỉ xây dựng đảo nhân tạo ở vùng biển có tranh chấp mà còn xây dựng căn cứ không quân trên một trong những đảo này.
Theo "tin tình báo" của BBC, các công nhân xây dựng của Trung Quốc "đào" hàng chục tấn cát đá từ đáy Biển Đông, chuyển đến các bãi đá và bãi san hô sau đó cố định các khối đất đá lại với nhau bằng xi măng, từ đó sẽ dần dần lấn biển, mở rộng diện tích đảo.
Trong bài viết "Vũ khí bí mật của Bắc Kinh" đăng tải trên Tạp chí "chuyên gia" của Nga, số ra ngày 17-9, học giả Sergey Manukov đã chỉ ra rằng cơ quan tình báo các nước châu Á và Mỹ vẫn sát sao theo dõi nhất cử nhất động của tàu nạo vét bùn "Thiên Kình" trên Biển Đông, bởi vì hoạt động liên tục cả ngày lẫn đêm của nó đang giúp Trung Quốc vạch rõ hải giới trên bản đồ Biển Đông.
Hiện nay, tàu "Thiên Kình" đang tác nghiệp vòng quanh 6 bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Các chuyên gia an ninh cho rằng, Trung Quốc sử dụng tàu nạo vét bùn để gia tăng số lượng đảo, với khí thế hừng hực "ngập tràn" sự khiêu khích. Bởi vì tất cả các mẫu thuẫn tiềm tàng ở khu vực Biển Đông, chỉ cần ngọn lửa nhỏ cũng có thể dẫn đến xung đột nghiêm trọng.
Hiệu suất làm việc của tàu nạo vét bùn khiến người ta phải kinh ngạc, mỗi giờ nó có thể đào được 4500m3 đất đá từ dưới đáy biển. Bức ảnh mới nhất cho thấy, Bắc Kinh dựa vào chiếc tàu nạo vét bùn dài 127m này mà chỉ trong vòng 3 tháng đã xây dựng được 2 bãi đá mang dáng dấp của căn cứ.
Hiện trên các trang mạng Trung Quốc đang xuất hiện những bức ảnh cho thấy tốc độ đào đắp trên đá Châu Viên (Trung Quốc gọi là Hoa Dương) còn kinh hoàng hơn cả Gạc Ma và Chữ Thập. Bãi đá này đã thành hình một hòn đảo rộng rãi, ô tô tải, máy ủi, máy xúc, tàu chở nguyên vật liệu tấp nập như một công trình thi công trên đất liền. Điều này sẽ được đề cập riêng, trong một bài viết khác.
Hiện nay, tàu "Thiên Kình" đang tác nghiệp ở khu vực đá Chữ Thập, ở đây có tuyến hàng hải chiến lược vô cùng trọng yếu. Cứ theo tốc độ như vậy, chỉ không quá 10 tháng nữa, nó có thể khiến người ta không thể nhận ra những bãi đá cũ ở quần đảo Trường Sa nữa.
Các chuyên gia Nga cho rằng, yêu sách về chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc không có giới hạn, họ không chỉ củng cố vị trí chiến lược ở khu vực mà còn muốn "thỏa mãn" "cơn khát" tài nguyên khoáng sản. Tất cả những điều này đều có khả năng dẫn đến cuộc xung đột giữa Bắc Kinh với các láng giềng xung quanh.
Trung Quốc tăng tốc cướp đoạt biển Đông
Trên thực tế, quan tâm đến việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo không chỉ có các đối thủ cạnh tranh địa chính trị ở Biển Đông mà còn có Mỹ, Washington vẫn "từng giây từng phút" chăm chú theo dõi mọi hoạt động thay đổi hiện trạng quần đảo Trường Sa của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ thì cho rằng, khả năng xây dựng căn cứ quân sự trên hòn đảo nhân tạo này của Bắc Kinh là rất thấp, bởi vì các mục tiêu liên quan sẽ trở thành bia để cho đối thủ triệt hạ, ví như nó sẽ bị tên lửa tấn công mặt đất của đối thủ phá hủy ngay loạt phóng đầu tiên.
Nếu nhìn từ những chiến lược dài hơi của Trung Quốc, thì tình hình trong thời gian tới sẽ có những nét biến đổi rất lớn. Như chúng ta đều biết, Bắc Kinh có cái nhìn rất xa, quy hoạch chiến lược thường vạch ra từ mấy chục năm trước, thậm chí là từ hàng thế kỷ trước.
Lầu Năm Góc hiểu rằng, kế hoạch xây dựng đường băng cất hạ cánh cho máy bay hạng nhẹ hay các cảng khẩu nhỏ ở quần đảo Trường Sa của Trung Quốc trên thực tế chỉ là một bộ phận hợp thành của kế hoạch "dài hơi" xây dựng vùng tuần tra biển và vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông.
Rất nhiều quan chức ngoại giao các nước tại Bắc Kinh cũng đều đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này. Họ cho rằng, cái tàu nạo vét bùn của Trung Quốc chỉ là để thăm dò độ cứng rắn và hơn nữa là xem rốt cuộc Mỹ sẽ để Trung Quốc đi được bao xa, khi Washington đang lún sâu vào vũng lầy xung đột ở Ukraine và Trung Đông.
Bất ổn chính trị ở Ukraine có thể sẽ tiếp tục tái diễn và kéo dài thêm một thời gian nữa. Từ các vụ bạo loạn ở quảng trường Độc lập khiến chính phủ Yanukovych sụp đổ, cho đến Crimea sáp nhập vào Nga, và cuối cùng là phong trào ly khai ở Donetsk, Lugansk đều có những tác động lớn đến cục diện chiến lược trên thế giới.
Chắc chắn, Trung Quốc sẽ vừa hành động vừa quan sát phản ứng của Mỹ, đồng thời Bắc Kinh sẽ chọn thời cơ thích hợp nhất để xây đảo nhân tạo ở Biển Đông, sau đó tiếp tục "thả bóng" thăm dò việc xây dựng căn cứ không quân ở đây.
Trong cuộc xung đột vũ trang ở Ukraine, Mỹ một mực theo đuổi lợi ích địa chính trị của mình và đã lún quá sâu vào cuộc khủng hoảng do chính mình gây ra.
Nguy cơ khủng hoảng bắt đầu bùng phát từ tháng 4 năm nay, cục diện gia tăng căng thẳng vào tháng 5, cho đến tháng 6 thì cuộc nội chiến thực sự đã nổ ra ở Ukraine. Cùng thời điểm đó, các phương tiện truyền thông đại chúng đã bắt đầu đưa tin về việc Trung Quốc tiến hành xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Khi tình hình Ukraine đang tạm lắng nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát chiến tranh thì Hoa Kỳ tiếp tục vấp phải một mớ bòng bong cũng do chính mình gây ra. Hàng động tàn bạo của "Nhà nước Hồi giáo" và sự cả gan thách thức cả quyền uy tối thượng của Mỹ đã khiến Washington một lần nữa phải dốc tinh lực vào cuộc chiến với IS ở Trung Đông.
Tháng 8, lần đầu tiên Mỹ không kích các phần tử vũ trang "Nhà nước Hồi giáo" ở Iraq. Đến tháng 9, tổng thống Obama tuyên bố chiến dịch không kích "Nhà nước Hồi giáo" IS không chỉ giới hạn ở Iraq mà còn bao gồm cả Syria. Hạ viện Mỹ cũng bỏ phiếu tán thành cung cấp vũ khí trang bị, bồi dưỡng sĩ quan huấn luyện cho lực lượng vũ trang đối lập ôn hòa ở Syria.
Hiện nay Washington đang phải "phân thân", vừa miễn cưỡng can thiệp vào xung đột ở Ukraine vừa phải lo ứng phó với sự vụ ở Trung Đông. Việc Tổng thống Obama tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới cách đây vài năm, nhưng giờ dường như Mỹ đã không còn thời gian và sức lực để thực hiện.
Nếu như Nhà Trắng nỗ lực để kiểm soát toàn bộ thế giới thì một Trung Quốc mới nổi đang thực hiện chiến lược tập trung tranh giành địa vị chủ đạo trong khu vực, "trăm chim trong rừng không bằng một con trong tay". Mỹ ôm mộng làm "con Hạc" nắm cả bầu trời, nhưng Trung Quốc lại chỉ cần nắm chắc trong tay một "con chim Sẻ".
Theo b áo Đất Việt