Trung Quốc “ngán” kiện tụng, liên minh quân sự
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Zhang Yesui tuyên bố nước này sẽ không chấp nhận sự phân xử quốc tế liên quan đến tranh chấp trên biển Đông.
Ông Zhang Yesui phát biểu như trên tại Diễn đàn Hòa bình thế giới lần thứ ba đang diễn ra ở Bắc Kinh và được báo chí nước này đăng tải ngày 23-6.
“Trung Quốc sẽ không chấp nhận hoặc tham gia vào các phiên tòa quốc tế do các bên liên quan ở biển Đông khởi xướng. Chúng tôi phản đối một số quốc gia xâm phạm lợi ích của nước khác với chiêu bài luật pháp. Chúng tôi hy vọng các quốc gia liên quan nhìn vào lợi ích tổng thể và tương lai để quay lại con đường đối thoại và đàm phán”.
Ông Zhang Yesui tại Diễn đàn Hòa bình thế giới lần thứ ba tại Bắc Kinh. Ảnh: Chinanews
Video đang HOT
Trung Quốc đang bị Philippines kiện ra tòa án quốc tế với cáo buộc xâm phạm lãnh hải nước này. Việt Nam cũng đang cân nhắc khả năng khởi kiện Trung Quốc sau khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng biển Việt Nam từ đầu tháng 5 đến nay.
Việc Trung Quốc nhất quyết không chịu ra tòa dù luôn ra rả mình hành động theo luật pháp quốc tế chỉ chứng minh một thực tế đuối lý của họ. “Đường lưỡi bò” mà Trung Quốc vẽ ra trên biển Đông ngày càng bị bác bỏ và không được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 công nhận.
Cũng tại diễn đàn trên, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Sun Jianguo cảnh báo các nước nhỏ không nên liên kết với các cường quốc để “gây bất ổn khu vực”.
Hết sức ngược ngạo, ông Sun nói: “Những nước nhỏ hơn không nên bắt nạt các nước khác nhờ vào sự hậu thuẫn của các cường quốc. Các nước nhỏ không được hủy hoại an ninh khu vực vì lợi ích riêng”. Ông này cảnh báo luôn các cường quốc không dùng vũ lực một cách vô trách nhiệm khiến cho khu vực trở nên hỗn loạn.
Đài NHK (Nhật Bản) nhận định những phát ngôn của ông Sun được cho là nhằm cảnh cáo Việt Nam và Philippines không nên hợp tác với Mỹ và các quốc gia khác để giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc mới là nước cho tàu quân sự diễu khắp biển Đông, không chỉ o ép, tấn công tàu Việt Nam ngay trong vùng biển Việt Nam mà còn tranh giành bãi cạn Scarborough với Philippines và thậm chí áp sát bãi cạn James của Malaysia.
Và cũng không ai khác ngoài Trung Quốc sẵn sàng lao tàu về phía tàu Mỹ trên biển Đông hay ngắm bắn tàu và máy bay Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Đó là chưa kể các âm mưu xây đường băng trên bãi đá Gạc Ma hay xây đảo nhân tạo trên bãi Chữ Thập (đều thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) đều bị các chuyên gia chỉ rõ là đe dọa an ninh khu vực.
Theo Người Lao động
Đã có phương án đối phó với giàn khoan Nam Hải 9
Tối qua 19.6, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho hay theo thông tin mà Cục Hải sự Trung Quốc công bố thì giàn khoan mới mà nước này đang kéo ra biển Đông sẽ hạ đặt tại thềm lục địa của Trung Quốc. Tọa độ dự kiến hạ đặt giàn khoan này là 17 độ 14,1 vĩ bắc, 109 độ 31 kinh đông trên biển Đông thuộc vùng biển đảo Nam Du Lâm trong thềm lục địa Trung Quốc khoảng 50 - 60 hải lý.
Ảnh minh họa
Vị trí này cách các đảo của Việt Nam là đảo Cồn Cỏ chừng 130 hải lý, đảo Lý Sơn khoảng 140 hải lý. "Đây là khu vực mà cách đây 5 năm, Trung Quốc đã đặt một vài giàn khoan vẫn hoạt động đến bây giờ. Hiện chúng tôi vẫn theo dõi sát sao tình hình và đã có những phương án dự liệu luôn sẵn sàng các kịch bản đối phó với nhiều tình huống có thể xảy ra", thiếu tướng Đạm cho hay.
Lãnh đạo Cảnh sát biển cũng cho biết thêm, giàn khoan Nam Hải 9 là loại giàn nửa chìm nửa nổi thuộc Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Giàn khoan này bắt đầu di chuyển từ tọa độ 17 độ 38 vĩ bắc, 110 độ 12,3 kinh đông đến vị trí mới từ ngày 18.6. Dự kiến, hôm nay 20.6 giàn khoan Nam Hải 9 sẽ đến vị trí dự kiến hạ đặt.
Theo TNO
GS Carl Thayer: Cần đưa vấn đề giàn khoan ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc Căng thẳng leo thang xoay quanh giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam cần được đưa ra bàn luận ở cấp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) và từ đó cộng đồng quốc tế có thể yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan, theo Giáo sư Carl Thayer. Giáo sư Carl Thayer (phải)...