Trung Quốc ngăn đôi đỉnh Everest chống Covid-19
Trung Quốc lập dải phân cách trên đỉnh Everest để ngăn nguy cơ lây nhiễm nCoV từ người leo núi ở phía Nepal cho cư dân bên Tây Tạng.
Một nhóm hướng dẫn viên leo núi người Tây Tạng sẽ trèo lên đỉnh Everest và triển khai lắp đặt “dải phân cách” để ngăn chặn bất cứ hoạt động giao lưu nào giữa các nhà thám hiểm từ hai phía của ngọn núi, Xinhua hôm 9/5 dẫn lời giám đốc Sở thể thao Tây Tạng cho biết.
Ánh sáng chiếu vào đỉnh Everest trong hoàng hôn ngày 30/11/2015. Ảnh: Reuters
Một nhóm leo núi gồm 21 công dân Trung Quốc đang trên đường tới đỉnh Everest để thực hiện biện pháp ngăn cách này. Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc không mô tả dải phân cách sẽ được lập như thế nào.
Video đang HOT
Khu trại trên đỉnh Everest ở phía Nepal bị Covid-19 tấn công từ cuối tháng 4. Chính phủ Nepal, quốc gia có nguồn thu phụ thuộc lớn vào du lịch, vẫn chưa hủy mùa leo núi diễn ra từ tháng 4 tới tháng 6, trước khi khu vực này bước vào mùa mưa.
Đỉnh Everest nằm ở độ cao 8.848 mét là một gò tuyết nhỏ với không gian chỉ đủ cho vài người leo núi và hướng dẫn viên đặt chân cùng lúc.
Trung Quốc không cho phép bất kỳ nhà leo núi nước ngoài nào lên đỉnh Everest từ phía Tây Tạng từ khi Covid-19 bùng phát năm ngoái. Khách du lịch tới thăm thắng cảnh Everest ở Tây Tạng cũng bị cấm thăm nơi cắm trại ở phía Tây Tạng.
Trung Quốc hôm 9/5 ghi nhận 11 ca Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 90.796, trong đó 4.637 ca tử vong. Nepal hôm 9/5 báo cáo 8.777 ca Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm lên trên 394.000 ca, trong đó 3.720 người đã tử vong.
Người 25 lần chinh phục đỉnh Everest
Hướng dẫn viên người Nepal Rita chinh phục đỉnh Everest lần thứ 25, phá vỡ kỷ lục thế giới do chính ông lập năm ngoái.
Mira Acharya, quan chức Bộ du lịch Nepal, cho biết Kami Rita cùng 11 hướng dẫn viên người Sherpa khác tới đỉnh Everest vào khoảng 18h ngày 7/5. Đây là nhóm đầu tiên leo Everest năm nay và bố trí dây thừng trên tuyến đường băng giá để hàng trăm nhà leo núi khác leo lên vào cuối tháng 5.
Các tuyến đường lên đỉnh Everest ở phía nam, thuộc Nepal, và phía bắc, trong lãnh thổ Trung Quốc, bị đóng cửa năm ngoái do đại dịch Covid-19.
Nepal đã cấp phép leo đỉnh Everest cho 408 nhà leo núi trong năm nay, bất chấp quốc gia này đang đối phó đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng. Trung Quốc mở cửa tuyến đường phía bắc cho vài chục người, yêu cầu xét nghiệm nCoV và giữ khoảng cách khi chinh phục đỉnh Everest.
Maki Rita tại khu trại dưới chân núi Everest ngày 2/5. Ảnh: AFP .
Rita, 51 tuổi, leo lên đỉnh Everest lần đầu năm 1994 và từ đó gần như năm nào cũng chinh phục nóc nhà thế giới. Rita được đánh giá là một trong những hướng dẫn viên người Sherpa có chuyên môn và kỹ năng rất quan trọng, góp phần bảo đảm an toàn và thành công của hàng trăm người chinh phục đỉnh Everest cao 8.849 m theo ngả Nepal.
Cha của Rita là một trong những hướng dẫn viên người Sherpa đầu tiên. Ngoài 25 lần leo lên đỉnh Everest, Rita còn chinh phục những đỉnh núi thuộc hàng cao nhất thế giới khác gồm K-2, Cho-Oyu, Manaslu và Lhotse.
Rita từng ở tại khu trại dưới chân Everest năm 2015 và chứng kiến trận lở tuyết khiến 19 người chết. Sau thảm kịch đó, Rita bị gia đình ép phải bỏ leo núi, song ông quyết định chống lại điều này.
43 đội leo núi được phép lên Everest vào mùa xuân năm nay, dưới sự hỗ trợ của khoảng 400 hướng dẫn viên người Nepal. Thời tiết tốt chỉ xuất hiện trên đỉnh Everest vài ngày trong tháng 5, cho phép những người leo núi chinh phục nóc nhà thế giới.
Đỉnh Everest cao nhất thế giới cũng đã có người mắc COVID-19 Ít nhất một người cắm trại khi leo đỉnh Everest được cho là dương tính với COVID-19, mạng tin DW (Đức) ngày 22/4 đưa tin. Đỉnh Everest có thể không còn miễn nhiễm với COVID-19. Ảnh: DW Ngay cả đỉnh núi cao nhất trên thế giới giờ cũng không còn miễn nhiễm với virus SARS-CoV-2. Đã có ít nhất một trường hợp được...