Trung Quốc ngăn các nhà nghiên cứu tiếp cận nguồn gốc COVID-19
Nghiên cứu về COVID-19 rất quan trọng trong việc ngăn chặn các đại dịch trong tương lai, nhưng Trung Quốc đang ngăn các nhà nghiên cứu tiếp cận nguồn gốc dịch bệnh.
Giới khoa học trên thế giới đang đặc biệt quan tâm đến một hang động ở tỉnh Vân Nam, miền Nam Trung Quốc. Loài dơi sinh sống ở đây rất có thể cung cấp manh mối về nguồn gốc của đại dịch COVID-19, căn bệnh đã giết chết hơn 1,7 triệu người trên toàn thế giới.
Gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu về dơi đến lấy mẫu vật tại địa điểm này nhưng bị chính quyền địa phương tịch thu. Các chuyên gia về COVID-19 ở Trung Quốc cũng được lệnh không tiết lộ thông tin cho báo chí, theo nguồn tin của tờ AP .
Hang động ở tỉnh Vân Nam, miền Nam Trung Quốc. (Ảnh: AP)
Điều tra của AP cho thấy chính phủ Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ tất cả nghiên cứu về nguồn gốc của đại dịch COVID-19. Nước này không chỉ kiềm chế các nhà nghiên cứu mà còn thúc đẩy các giả thuyết rằng dịch bệnh có thể đến từ bên ngoài Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc đã tài trợ 214.000 USD cho các nhà khoa học có liên kết với quân đội nghiên cứu nguồn gốc của virus SARS-Cov-2 ở miền Nam nước này. Nhưng cho tới nay, kết quả nghiên cứu vẫn được giữ kín, việc công bố bất kỳ dữ liệu hoặc nghiên cứu nào phải được sự chấp thuận của lực lượng đặc nhiệm do nội các Trung Quốc quản lý theo lệnh trực tiếp của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Video đang HOT
Các nhà chức trách Trung Quốc đang hạn chế tiết lộ thông tin và cản trở việc hợp tác với các nhà khoa học quốc tế.
” Họ chỉ chọn những người mà họ có thể tin tưởng, những người mà họ có thể kiểm soát “, một chuyên gia y tế cộng đồng làm việc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC), cho biết. ” Các nhóm quân sự và những người khác đều đang tập trung nghiên cứu về vấn đề này, nhưng việc dữ liệu có được công bố hay không còn phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu “.
Nghiên cứu về nguồn gốc của COVID-19 rất quan trọng trong việc ngăn chặn các đại dịch trong tương lai. Một nhóm các nhà nghiêm cứu thuộc tổ chức Y tế Thế giới dự định đến Trung Quốc vào đầu tháng 1 để điều tra nguyên nhân gây ra đại dịch, nhưng các thành viên và chương trình nghị sự của tổ chức này cần có sự chấp thuận của Trung Quốc để làm việc.
Tới nay, các nhà khoa học Trung Quốc mới chỉ công bố dữ liệu xét nghiệm từ 2 bệnh viện ở Vũ Hán, trong số ít nhất 18 bệnh viện ở tỉnh Hồ Bắc và hơn 500 bệnh viện trên toàn quốc. Dữ liệu được công bố chỉ bao gồm 520 mẫu trong số 330.000 mẫu thu thập ở Trung Quốc vào năm ngoái.
Thông tin nội bộ do AP thu được cho thấy vào ngày 6/2, CDC Hồ Bắc đã kiểm tra hơn 100 mẫu vật liên quan đến dịch bệnh ở Hoàng Cương, một thành phố phía đông nam Vũ Hán. Nhưng kết quả vẫn chưa được công khai.
Nhà khoa học đứng sau đột phá vaccine Moderna
Giám đốc Y tế hãng dược Moderna Tal Zaks, cùng với Melissa Moore, Giám đốc Khoa học, là hai bộ óc tạo nên "phép màu" của vaccine mRNA-1273.
Vaccine mRNA-1273 đạt hiệu quả 94,5% ngăn ngừa Covid-19, giúp Moderna trở thành nhà sản xuất dược phẩm thứ hai Mỹ gặt hái thành công trong cuộc đua vaccine thế giới. Cùng với vaccine của Pfizer, hiệu quả hơn 90%, Mỹ có thể có hai loại vaccine được phép sử dụng khẩn cấp vào tháng 12 với khoảng 60 triệu liều.
Vào tháng 3, khi cuộc khủng hoảng Covid-19 toàn cầu trở nên rõ ràng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mời một nhóm lãnh đạo các công ty dược phẩm lớn đến Nhà Trắng. Tại cuộc họp đó, Stéphane Bancel, CEO của công ty công nghệ sinh học Moderna, đã báo cáo về khả năng công ty của ông có thể nghiên cứu thành công vaccine trong vòng vài tháng. Ngày 16/11, Moderna công bố vaccine thử nghiệm của công ty có hiệu quả 94,5% trong việc ngăn ngừa Covid -19.
Melissa Moore, Giám đốc Khoa học của Moderna phụ trách công nghệ mRNA . Ảnh: Umass
Nhà nghiên cứu đứng sau thành công
Đứng sau thành công bước đầu rất quan trọng này của Moderna là nhóm các nhà khoa học của Moderna. Dẫn đầu là Giám đốc Y tế Tal Zaks, cùng với Melissa Moore, Giám đốc Khoa học của Moderna phụ trách công nghệ mRNA.
Tal Zaks, nhà khoa học từng là cựu trưởng khoa ung thư toàn cầu tại Sanofi (một công ty dược của Pháp), vui mừng trước việc công bố hiệu quả tích cực của vaccine: "Đây là một trong những khoảnh khắc tuyệt vời trong cuộc đời và sự nghiệp của tôi".
Ngoài sự dẫn dắt của Tal Zaks, Melissa Moore, giám đốc khoa học của Moderna phụ trách công nghệ mRNA, chính là nhân vật quan trọng hàng đầu cho nỗ lực này.
Moore là nhà nghiên cứu lĩnh vực sinh hóa, chuyên nghiên cứu về phân tích cấu trúc protein. Từ khi còn là một nhà nghiên cứu trẻ tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vào đầu những năm 1990, cô đã chuyên tâm nghiên cứu về mRNA, một công nghệ mới. Năm 2013, cô quyết định chuyển sang làm việc cho Moderna.
Trong một email gửi Tiến sĩ Tony de Fougerolles, lúc đó là giám đốc khoa học của Moderna, Moore tự tin về khả năng của mình trong lĩnh vực mRNA. Tiến sĩ De Fougerolles mời cô tham gia ban cố vấn khoa học của mình. Năm 2016, Moore thôi giữ chức vụ giáo sư có thời hạn tại Trường Y Đại học Massachusetts ở Worcester để tiếp nhận vai trò của De Fougerolles tại công ty Moderna.
Trao đổi với tạp chí Science năm 2017, Moore nói: "Tôi có thể dành 15 năm tiếp theo để tiếp tục công việc giáo sư, viết nhiều bài báo hơn, đào tạo nhiều sinh viên hơn. Nhưng khi tôi già đi và nhìn lại cuộc đời mình, tôi có thể sẽ cảm thấy hối tiếc nếu quyết định như vậy".
Kể từ khi Moore gia nhập, các nghiên cứu của cô đã giúp Moderna phát triển thành một công ty công nghệ sinh học lớn, đã sản xuất 23 loại thuốc mRNA và vaccine trong danh mục của công ty, chẳng hạn như vaccine cho virus Zika, một số loại vaccine cúm gia cầm, với 14 loại đang được nghiên cứu lâm sàng. Tuy vậy, những thành quả này chưa đủ để làm nên thành công cho công ty. Với việc bùng phát dịch bệnh Covid - 19, công ty đã được chính phủ Mỹ tài trợ để phát triển vaccine một cách nhanh chóng.
Sau các thông tin về thành công bước đầu trong việc thử nghiệm vaccine Covid-19, cổ phiếu của công ty đã tăng vọt. Từ dao động quanh mức 20 USD trong hai năm qua, sau tin tức đưa ra ngày 16/11, cổ phiếu của công ty đã lên mức hơn 95 USD, định giá công ty khoảng 38 tỷ USD.
Moderna thành lập năm 2010 với ý tưởng rằng công nghệ mRNA - phân tử gửi các hướng dẫn di truyền từ gene đến bộ máy tạo protein của tế bào - có thể được tái thiết kế để phát triển thuốc và vaccine.
Máy bay ném bom chiến đấu JH-7A của Trung Quốc tham gia tập trận ở Biển Đông Quân ủy Trung ương Trung Quốc thông báo, lực lượng không quân của nước này đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn ở Biển Đông vào tuần trước. Theo thông báo của Quân ủy Trung ương Trung Quốc, lực lượng không quân của hải quân thuộc Chiến khu miền Nam của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc...