Trung Quốc, Nga hay Đức thay Mỹ đóng vai trò thủ lĩnh toàn cầu?
Sau khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, thế giới đặt ra câu hỏi: Đất nước nào có thể thế chỗ Mỹ trong vai trò thủ lĩnh toàn cầu?
Theo AP, trong điều kiện vai trò của Mỹ giảm sút, những quốc gia nhiều ảnh hưởng hơn cả trên thế giới có thể là: Trung Quốc, Nga và Đức. Mỗi nước này đều có lợi thế riêng trong cuộc đua tranh, AP nhận xét.
Trung Quốc là nước tính toán cậy nhờ vào sức mạnh kinh tế của mình. Bắc Kinh đang đầu tư mạnh vào châu Phi và Mỹ Latinh, cũng như cố gắng tổ chức một cái gì đó thay thế cho Đối tác xuyên Thái Bình Dương, AP viết. Nhiều láng giềng của Trung Quốc đang e ngại rằng Trump sẽ phát động “cuộc chiến thương mại” tổng lực giữa các nước lớn này.
Nga sở hữu tiềm lực quân sự đáng kể và đang tăng cường sự hiện diện của mình tại Trung Đông. Cuộc đàm phán tại Astana về việc giải quyết xung đột Syria cho thấy Washington đã bị mất đòn bẩy ảnh hưởng nào đó đối với tình hình, chỉ còn lại vị trí quan sát viên thụ động. Ngoài ra, tân chính quyền Mỹ dự kiến hợp tác với Nga trong cuộc đấu tranh chống khủng bố, mà trong đó, như tác giả hy vọng, Matxcơva sẽ càng nâng cao uy tín nghiêm túc tại khu vực.
Ở châu Âu, gần gũi hơn cả với vai trò thủ lĩnh toàn cầu là Đức một “đầu tàu” kinh tế của Liên minh châu Âu. Theo quan điểm của tác giả, Đức có khả năng dẫn dắt các nước phương Tây trong trường hợp Mỹ từ bỏ vai trò.
Video đang HOT
Theo Danviet
Trump chọn người chỉ trích TQ làm đại diện thương mại Mỹ
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ngày 3.1 đã chọn Robert Lighthizer, người chỉ trích mạnh mẽ hoạt động thương mại của Trung Quốc, làm đại diện thương mại Mỹ.
Đội ngũ phụ trách kinh tế, thương mại Mỹ dưới thời Trump đều có xu hướng cứng rắn với Trung Quốc.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), việc ông Trump chọn người ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc trong đàm phán thương mại, có thể phủ bóng đen lên quan hệ song phương và đầu tư giữa hai nước.
Robert Lighthizer từng là phó đại diện thương mại Mỹ dưới thời tổng thống Ronald Reagan vào những năm 1980. Ông Trump cho rằng, Lighthizer sẽ giúp đảo ngược những chính sách thương mại thất bại đã khiến Washington đánh mất sự thịnh vượng.
Các nhà phân tích cho rằng, sự xuất hiện của Lighthizer là minh chứng rõ nhất cho thấy ông Trump lựa chọn đội ngũ kinh tế với những nhân vật giàu kinh nghiệm và thường chỉ trích Trung Quốc vì các rào cản thương mại.
Robert Lighthizer từng tố Trung Quốc không thực hiện theo cam kết năm 2001, khi Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
"Nhiều năm thụ động và buông thả trong giới hoạch định chính sách đã khiến thâm hụt thương mại Mỹ-Trung tăng đến mức trở thành mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế của chúng ta", Lighthizer viết trong bản khai gửi quốc hội Mỹ năm 2010. "Giới hoạch định chính sách Mỹ cần nghiêm túc hơn và có cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc".
Đội ngũ Trump bao gồm Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, Chủ tịch Hội đồng Thương mại Quốc gia Peter Navarro, chắc chắn sẽ khiến cho quan hệ kinh tế và thương mại Mỹ-Trung gặp nhiều khó khăn, cựu thứ trưởng thương mại Trung Quốc Wei Jianguo nói.
Robert Lighthizer là người ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Việc Donald Trump lựa chọn người theo đường lối cứng rắn với Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại là điều không quá bất ngờ, ông Wei, hiện là phó giám đốc Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế nói.
"Tôi không quá lạc quan về quan hệ thương mại song phương Mỹ-Trung dưới thời Trump vì hai bên sẽ chỉ có thêm những mâu thuẫn và bất đồng trong các lĩnh vực xuất, nhập khẩu", ông Wei nhận định. "Nhưng khả năng xảy ra cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là điều khó có thể xảy ra".
Wamg Huiyao, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, cố vấn của Hội đồng Nhà nước nhận định, trong khi Bắc Kinh nên sẵn sàng chuẩn cho khả năng hoạt động thương mại bị gián đoạn vì Trump, hiện vẫn chưa rõ ông Trump sẽ chuyển những lời bình luận gây sốc về Trung Quốc thành chính sách như thế nào.
"Trump là nhà kinh doanh. Tôi nghĩ rằng ông ấy chỉ cứng rắn để đạt thỏa thuận tốt hơn với Trung Quốc, ông Wang nói. Thương mại luôn là vấn đề trọng tâm trong suốt chiến dịch tranh cử của Donald Trump.
"Ông Trump phải cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề thương mại vì đó là lý do ông ấy đắc cử", ông Wang nói thêm.
Theo Danviet
Hé lộ cách loại bỏ vũ khí hạt nhân Triều Tiên Theo Wall Street Journal, Nhà Trắng đã nhấn mạnh với nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump rằng, Triều Tiên là "ưu tiên an ninh quốc gia hàng đầu" đối với chính quyền mới. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trực tiếp xem và chỉ đạo một cuộc tập trận của quân đội Triều Tiên. Không khó hiểu...