Trung Quốc nêu điều kiện hợp tác với Mỹ
Trung Quốc hôm nay kêu gọi Mỹ dỡ bỏ những hạn chế “phi lý” về hợp tác và cùng chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Tổng thống Joe Biden tuần trước chỉ ra rằng “cạnh tranh ngày càng tăng với Trung Quốc” là thách thức chính mà Washington phải đối mặt, trong khi các nhà ngoại giao hàng đầu chính quyền Mỹ mô tả Trung Quốc là “thách thức địa chính trị lớn nhất” của thế kỷ này.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại một diễn đàn ở Bắc Kinh hồi tháng 9 năm ngoái. Ảnh: Reuters .
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 7/3, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nêu điều kiện hợp tác với Mỹ bằng một giọng điệu cứng rắn.
Ngoại trưởng Vương cho rằng Mỹ đã sử dụng lý do dân chủ và nhân quyền làm cơ sở để can thiệp tùy tiện vào công việc của nước khác. “Mỹ cần nhận ra điều này càng sớm càng tốt, nếu không thế giới sẽ tiếp tục trải qua bất ổn”, ông nói.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Vương thêm rằng những khác biệt giữa Trung Quốc và Mỹ phải được quản lý một cách cẩn thận và hai bên cần ủng hộ cạnh tranh lành mạnh chứ không phải tập trung vào việc đổ lỗi. Theo ông, các vấn đề như chống biến đổi khí hậu và ứng phó đại dịch Covid-19 là những lĩnh vực mà đôi bên có thể hợp tác.
“Hy vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp được nhau ở giữa con đường và dỡ bỏ những giới hạn phi lý đang gây cản trở hợp tác Mỹ – Trung càng sớm càng tốt, đồng thời không tạo thêm những cản trở mới”, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.
Bắc Kinh và Washington đang có mâu thuẫn trước hàng loạt vấn đề như ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, các chính sách kinh tế của Trung Quốc, vấn đề Hong Kong, Đài Loan hay nhân quyền ở khu vực Tân Cương.
Chính quyền Biden đã nêu rõ muốn tiếp tục duy trì cách tiếp cận cứng rắn trước Trung Quốc như cựu tổng thống Donald Trump đã đề ra, song họ sẽ làm điều này với sự phối hợp từ các đồng minh.
Ngoại trưởng Vương khẳng định “không có chỗ cho thỏa hiệp” về vấn đề Đài Loan, kêu gọi chính quyền Mỹ mới thay đổi “những hành động nguy hiểm khi đùa với lửa” của chính quyền tiền nhiệm. Chính quyền Biden trong khi đó nhấn mạnh cam kết của Mỹ đối với Đài Loan là “vô cùng vững chắc”.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần thiết.
Dưới chính quyền Trump, Mỹ đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc cũng như những quan chức nước này liên quan đến vấn đề Hong Kong, Tân Cương, cùng các hành vi kinh tế của Bắc Kinh. Chính quyền Biden hiện vẫn giữ nguyên các biện pháp trừng phạt nêu trên.
Liên Hiệp Quốc lên án cảnh sát, quân đội Myanmar khiến 18 người biểu tình thiệt mạng
Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) lên án việc sử dụng bạo lực nhắm vào người biểu tình Myanmar ngày 28-2, mà theo cơ quan này cho biết đã khiến ít nhất 18 người chết.
Một người biểu tình bị thương được điều trị ở Dawei, Myanmar ngày 28-2 - Ảnh: REUTERS
"Trong cả ngày hôm nay, tại một số địa điểm trên khắp đất nước (Myanmar), lực lượng cảnh sát và quân đội đã đối đầu với các cuộc biểu tình ôn hòa, sử dụng vũ lực chết người lẫn vũ lực thấp hơn mức sát thương, theo thông tin đáng tin cậy mà Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhận được, đã khiến ít nhất 18 người chết và hơn 30 người bị thương", cơ quan của LHQ cho biết ngày 28-2.
"Người dân Myanmar có quyền tập hợp một cách hòa bình và yêu cầu khôi phục nền dân chủ. Những quyền cơ bản này phải được quân đội và cảnh sát tôn trọng, không bị đàn áp bạo lực và đẫm máu.
Sử dụng vũ lực gây chết người chống lại những người biểu tình bất bạo động không bao giờ là chính đáng theo các chuẩn mực nhân quyền quốc tế", Hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn Ravina Shamdasani của cơ quan này nói, kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ người biểu tình và tất cả những người muốn đưa dân chủ trở lại Myanmar.
Lãnh đạo Văn phòng Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet cũng nhắc lại lời kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tất cả những người bị giam giữ, bao gồm cả các thành viên của chính phủ được bầu.
Trong khi đó, Indonesia cũng lên án việc sử dụng bạo lực ở Myanmar. "Indonesia hối thúc các lực lượng an ninh (Myanmar) kiềm chế sử dụng vũ lực và kiềm chế hết sức để tránh gây ra thêm thương vong", Bộ Ngoại giao Indonesia tuyên bố ngày 28-2.
Indonesia đang vận động các thành viên ASEAN tham gia tìm cách tháo gỡ khủng hoảng ở Myanmar. Theo Hãng tin Kyodo, ngoại trưởng các nước đang thảo luận tổ chức cuộc họp trong tuần này và phần lớn các nước đã đồng ý.
28-2 đã trở thành ngày đẫm máu nhất trong những ngày các cuộc biểu tình phản đối đảo chính bị chính quyền đàn áp và giải tán bằng vũ lực.
Hãng thông tấn Reuters, AFP dẫn các nguồn tin riêng cho biết đạn thật đã được sử dụng và là nguyên nhân gây ra cái chết của nhiều người biểu tình ở Yangon, Dawei, Mandalay. Nhiều người bị thương sau khi trúng đạn cao su từ cảnh sát.
Các hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội và một số phương tiện truyền thông cho thấy những vết máu loang lổ trên vỉa hè Yangon. Một bác sĩ ở Yangon đề nghị giấu tên cho biết một người đàn ông đã chết khi được đưa tới bệnh viện với viên đạn ghim sâu vào ngực. Tại Dawei, nhân viên cứu hộ Pyae Zaw Hein nói rằng 3 người đàn ông bị bắn bằng đạn thật tử vong.
Cuba và EU đối thoại về nhân quyền Ngày 26/2, Cuba và Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành vòng 3 cuộc Đối thoại về Nhân quyền theo hình thức trực tuyến, trong khuôn khổ Thỏa thuận về đối thoại chính trị và hợp tác giữa 2 bên. Một nhà máy lắp ráp điện tử của Cuba tại thủ đô La Habana. Ảnh: AFP/TTXVN Phóng viên TTXVN tại La Habana...