Trung Quốc-Nepal nâng cấp quan hệ lên đối tác hợp tác chiến lược
Nhà lãnh đạo Trung Quốc bày tỏ hy vọng chuyến thăm của ông tới Nepal sẽ giúp thúc đẩy quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng lên tầm cao mới, hướng tới mục tiêu phát triển dài hạn.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nepal và Tổng thống nước chủ nhà Bidhya Devi Bhandari. (Nguồn: AP)
Ngày 12/10, Trung Quốc và Nepal đã nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác hợp tác chiến lược với đặc trưng hữu nghị lâu dài vì phát triển và thịnh vượng.
Thỏa thuận này được công bố trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nepal và có cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Bidhya Devi Bhandari.
Tân hoa xã dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Trung Quốc và Nepal, cho rằng hai nước có sự đồng thuận rộng rãi cùng nền tảng vững chắc cho mối quan hệ song phương.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Trung Quốc bày tỏ hy vọng chuyến thăm của ông sẽ giúp thúc đẩy quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng lên tầm cao mới, hướng tới mục tiêu phát triển dài hạn.
Về phần mình, Tổng thống Nepal Bidhya Devi Bhandari hoan nghênh chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, bày tỏ mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm thành công của Trung Quốc.
Nhấn mạnh đây là chuyến thăm đầu tiên của một Chủ tịch Trung Quốc tới Nepal trong 23 năm qua, Tổng thống Bidhya Devi Bhandari đánh giá chuyến thăm của ông Tập Cận Bình mang ý nghĩa lịch sử.
Theo nhà lãnh đạo Nepal, việc hai nước nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác hợp tác chiến lược sẽ củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống, làm phong phú thêm nội dung hợp tác và mở ra thời kỳ mới trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nepal.
Nhân sự kiện này, Trung Quốc đã cam kết hỗ trợ 56 tỷ rupee (hơn 46 triệu USD) cho Nepal trong gai đoạn 2020-2022.
Nepal là điểm dừng chân thứ hai trong chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới hai nước Nam Á. Trước đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có chuyến thăm trong hai ngày 11-12/10 tới Ấn Độ./.
Theo Ngọc Biên (TTXVN/Vietnam )
Nhiều nước Đông Nam Á chìm trong khói bụi - Tranh cãi ngoại giao nổ ra
Indonesia hôm 13/9 bác bỏ những phàn nàn của Malaysia về các đám khói bụi độc hại đang trôi dạt sang nước này do cháy rừng.
Tranh cãi giữa hai quốc gia láng giềng nổ ra khi nhiều nước Đông Nam Á trong đó có Malaysia và Singapore đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm khói mù độc hại do các đám cháy rừng tại Indonesia.
Khói bốc lên từ các đám cháy rừng ở Indonesia. Ảnh: StraitsTimes.
Cháy rừng ở Indonesia là một vấn đề nhức nhối xảy ra hàng năm, nhưng trở nên tồi tệ hơn trong năm 2019 do thời tiết đặc biệt khô hanh. Các đám cháy được cho là do nông dân gây ra khi đốt phá rừng lấy đất canh tác. Hơn 930.000 hecta rừng đã bị thiêu rụi ở các vùng Sumatra và Kalimantan của Indonesia và hàng trăm cư dân phải sơ tán. Chất lượng không khí tại các thị trấn của Indonesia gần đám cháy rừng cũng đã tăng lên mức nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân.
Một bác sĩ địa phương cho biết: "Rõ ràng các trường hợp mắc bệnh đang gia tăng. Trong hai tháng qua, số bệnh nhân trung bình mắc các chứng bệnh do ô nhiễm đã tăng lên từ 25 đến 30 bệnh nhân một ngày, gây ra tình trạng quá tải tại phòng khám của chúng tôi".
Khói bụi cũng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước lân cận là Malaysia và Singapore với mức độ ô nhiễm tăng lên mức nguy hiểm. Malaysia trong tuần này đã phải đóng cửa hàng trăm trường học và phân phát hơn 500.000 khẩu trang cho người dân, sau khi nhiều khu vực của nước này bị bao phủ bởi màn khói bụi. Tình trạng khói mù gây ảnh hưởng đến sức khỏe đã khiến nhiều người dân bức xúc.
Một giáo viên tiểu học tại thủ đô Kuala Lumpur bày tỏ: "Chính phủ Malaysia nên gia tăng sức ép lên Indonesia. Các tác động do cháy rừng thường xuyên xảy ra tại nước láng giềng và chính phủ Malaysia cần phải có tiếng nói để ngăn chặn điều này xảy ra hàng năm".
Dấu hiệu cho thấy bất đồng leo thang khi một Bộ trưởng của Malaysia cho biết, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad sẽ viết thư cho Tổng thống Indonesia để nêu lên mối lo ngại về vấn đề khói mù vượt qua biên giới.
Đáp lại các chỉ trích của Malaysia, Bộ trưởng Môi trường Indonesia Siti Nurbaya Bakar cho rằng khói từ các đám cháy ở Indonesia có bay sang Malaysia, nhưng những đám cháy tại Sarawak thuộc tỉnh Borneo và bán đảo Malaysia cũng khiến chất lượng không khí tại đây xấu hơn. Indonesia cũng cho biết đang nỗ lực tập trung vào các hoạt động dập tắt đám cháy rừng.
Indonesia đã triển khai 46 trực thăng chứa bom nước để dập tắt đám cháy, đưa hàng nghìn nhân viên an ninh đến khu vực để ngăn chặn giặc lửa. Chính phủ cũng đã cho dừng hoạt động các đồn điền, do ít nhất 30 công ty điều hành- nơi xảy ra các vụ hỏa hoạn và đang truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số công ty này.
Theo Trung tâm khí tượng ASEAN, dữ liệu vệ tinh ngày 12/9 cho thấy số đám cháy tại các khu rừng mưa nhiệt đới của Indonesia đã tăng vọt, làm khói bụi lan truyền khắp Đông Nam Á và gia tăng lo ngại về tác động của các đợt cháy rừng đến tình trạng tăng nhiệt độ toàn cầu./.
Theo Phạm Hà/VOV1
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung "căng hơn trước" Mỹ và Trung Quốc dự kiến nối lại đàm phán thương mại trong tuần này nhưng sau 1 năm kể từ khi thương chiến nổ ra, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy hai phía đã thu hẹp được những khác biệt. Sau cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình hồi cuối tháng 6 tại Nhật Bản, Tổng thống Donald Trump đồng...