Trung Quốc nên học cách “tuân theo luật lệ”?
Trung Quốc phải học cách “tuân theo luật lệ” và Philippines phải tăng cường mạnh mẽ năng lực phòng thủ của mình để giữ cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không leo thang. Đây là phát biểu vừa được hai cựu quan chức quân sự cấp cao của Mỹ đưa ra hôm 4/10.
Lính thủy đánh bộ Philippines tập trận.
Manila gần đây liên tục tố cáo Trung Quốc hung hăng đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, thậm chí tiến sát đến bờ biển của các nước láng giềng như Philippines, gây căng thẳng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Phát biểu bên lề diễn đàn an ninh hàng hải ở thủ đô Manila, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ – ông Walter Slocombe cho rằng, Philippines và các nước láng giềng nên hợp tác với nhau để buộc Trung Quốc phải “chơi theo luật”.
“Tôi nghĩ, tình hình hiện nay không phải diễn ra theo chiều hướng cuộc chiến với Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Trung Quốc không phải là Liên Xô và chúng ta không nên đối xử với nước này như thể họ là Liên Xô. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa rằng, chúng ta không nên để Trung Quốc lợi dụng tình hình bằng cách không chơi theo luật lệ”, ông Slocombe đã nói như vậy.
Theo lời vị cựu quan chức quân sự cấp cao của Mỹ, Trung Quốc nên thừa nhận rằng, việc duy trì sự ổn định trong khu vực nằm trong lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của đất nước họ.
Tiếp lời ông Slocombe, ông Dennis Blair – cựu chỉ huy lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, cho biết thêm: “Chúng ta phải thuyết phục Trung Quốc rằng vì nước này phải tham gia cùng phần còn lại của khu vực và thế giới trong việc giải quyết các vấn đề nên họ cần phải chơi theo luật dù là trong kinh doanh, ngoại giao hay trong quân sự”.
Cả cựu Thứ trưởng Slocombe và cựu Chỉ huy quân sự Blair đều nói rằng, họ không thể giải thích đầy đủ lý do tại sao Trung Quốc lại ra sức tăng cường tranh giành lãnh thổ, lãnh hải với các nước khác. Đó có thể là do “giới lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách lợi dụng chủ nghĩa dân tộc hay do đánh giá sai lầm rằng Mỹ đang rút khỏi Châu Á hoặc thậm chí là một số nhân vật quan trọng của Trung Quốc tin rằng &’Trung Quốc nên thống trị thế giới’”, ông Slocombe cho biết.
Sự “hung hăng” của Trung Quốc đã gây ra các phản ứng tiêu cực. “Trong thời gian rất ngắn, Trung Quốc đã khiến Mỹ trở nên được yêu thích ở Tây Thái Bình Dương”, ông Slocombe – người từng làm việc trong Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Bill Clinton, nhận định.
Video đang HOT
Khích lệ Philippines tăng cường vũ trang
Trong khi đưa ra những lời phát biểu có tính dạy bảo, răn đe Trung Quốc, hai chuyên gia người Mỹ cũng đã khích lệ, thúc giục Philippines tăng cường sức mạnh quân sự để bảo vệ nước này và để tránh tranh chấp ở Biển Đông leo thang. Theo họ, Philippines nên “tìm một cách” có thể thuyết phục Trung Quốc đồng ý với một giải pháp hòa bình ở Biển Đông nhưng cùng lúc cũng phải chuẩn bị sẵn sàng cho lực lượng vũ trang trong trường hợp tình hình bùng nổ.
“Điều chúng ta phải làm là tìm một cách bảo vệ cho các lợi ích của chúng ta, bảo vệ chủ quyền của chúng ta, bảo vệ pháp quyền, bảo vệ lập trường về việc những cuộc tranh chấp như thế này phải được giải quyết một cách hòa bình và không được sử dụng vũ lực”, cựu Thứ trưởng Slocombe phát biểu tại Thành phố Makati.
“Đồng thời, chúng ta cũng phải tỉnh táo thừa nhận, có nguy cơ thực sự về việc một sự việc bất kỳ có thể bùng nổ và trở thành nguồn cơn gây ra một cuộc xung đột lớn hơn rất nhiều”, ông Slocombe nói thêm
Tuy nhiên, trong khi Philippines dựa vào Mỹ trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc thì theo ông Slocombe, đồng minh Đông Nam Á của họ cần phải nỗ lực một cách nghiêm túc trong việc phát triển “năng lực răn đe quân sự ở mức tối thiểu”.
“Philippines cần phải có sự phân tích, tính toán chiến lược về những việc mà họ cần làm để tăng cường năng lực phòng thủ hàng hải”, ông Blair, Chỉ huy Lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương từ năm 1999-2002, cho biết. Việc đó bao gồm một chương trình kéo dài nhiều năm về việc mua sắm thêm vũ khí hiện đại, đào tạo nhân sự một cách bài bản, hợp lý đồng thời phát triển các học thuyết, cơ cấu quân sự cũng như “tổ chức lại lực lượng theo một cách hiệu quả hơn”.Cựu chỉ huy quân sự Mỹ cho rằng, Lực lượng Vũ trang Philippines và Bộ Quốc phòng nước này cần phải tăng cường sức mạnh đặc biệt bởi vì phòng thủ bên ngoài hiện giờ là “một nhiệm vụ mới” mà họ chưa sẵn sàng.
Mối đe dọa bên ngoài từ Bắc Kinh đang đặt ra áp lực cực kỳ lớn cho quân đội Philippines – lực lượng có nguồn lực và nhân sự chủ yếu được triển khai cho các cuộc chiến địa phương.
Hai vị cựu quan chức Mỹ Slocombe và Blair hôm qua đã có mặt ở thủ đô Manila để tham dự diễn đàn “Mỹ, Trung Quốc và ASEAN: Thực tế đang diễn tiến ở Biển Đông” do Viện Quản lý Châu Á (AIM) chủ trì.
Manila đang tìm kiếm sự hậu thuẫn, giúp đỡ của đồng minh Mỹ trong việc bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của nước này trong các cuộc tranh chấp nóng bỏng với Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay. Mỹ và Philippines đang đàm phán với nhau về một thỏa thuận quân sự mới, trong đó cho phép Mỹ tăng cường quân lính được triển khai trên lãnh thổ Philippines đồng thời được tiếp cận nhiều hơn với các căn cứ quân sự của Philippines.
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Biển Đông: Trung Quốc & Mỹ đang toan tính điều gì?
Nhiều người tin rằng, những bước đi, động thái cũng như phát biểu của giới quan chức cấp cao Mỹ trong thời gian vừa qua cho thấy, cường quốc số 1 thế giới dường như sẽ không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông vì ngại chọc giận Trung Quốc.
Trung Quốc từ lâu đã có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với một loạt nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Gầy đây, khi Trung Quốc trở nên hung hăng, quyết liệt trong các cuộc tranh chấp này thì Mỹ cũng bắt đầu thực hiện chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á. Biển Đông vì thế đã trở thành đấu trường mới chứng kiến cuộc đấu quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm tranh giành các lợi ích ở đây.
Tàu Trung Quốc phóng tên lửa trong một cuộc tập trận ở Biển Đông hồi năm ngoái
Tranh chấp ở Biển Đông
Trung Quốc khiến các nước láng giềng tức giận và bất bình khi đưa ra đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò để đòi chủ quyền đối với gần 80% Biển Đông. Đường lưỡi bò của Trung Quốc xâm phạm đến vùng đặc quyền kinh tế của nhiều nước thành viên ASEAN và vi phạm luật quốc tế.
Để thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông thông qua đường 9 đoạn, Trung Quốc đã dùng nhiều biện pháp, chiến thuật cứng rắn và hung hăng để dần phá vỡ thế nguyên trạng ở Biển Đông, tiến tới giành quyền kiểm soát trên thực tế các vùng tranh chấp.
Trung Quốc đã ít nhiều thành công khi chiếm được bãi cạn Scarborough từng là ngư trường đánh cá truyền thống của Philippines. Cường quốc Châu Á đang tiến tới xác lập quyền kiếm soát ở các khu vực tranh chấp khác trên Biển Đông.
Phản ứng trước diễn biến trên, Philippines dưới sự ủng hộ ngầm của Mỹ hồi đầu năm nay đã phát đơn kiện nước láng giềng Trung Quốc lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển có trụ sở ở Đức. Đây là một tổ chức pháp lý độc lập được thành lập nhằm giải quyết các cuộc tranh chấp hàng hải.
Theo giải thích của giới chức Philippines, nước này đã dùng đủ mọi biện pháp để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp với Trung Quốc nhưng không có tác dụng nên họ buộc phải đưa vấn đề ra giải quyết tại tòa án quốc tế.
Bắc Kinh phản đối quyết liệt hành động của Mania nhưng điều đó không làm thay đổi được quyết định của giới chức Philippines. Nước này tuyên bố, dù Trung Quốc có đồng ý hay không thì họ vẫn xúc tiến đưa các cuộc tranh chấp ở Biển Đông ra giải quyết tại tòa án quốc tế.
Đấu trường mới
Đúng thời điểm Trung Quốc ra sức tăng cường sức mạnh hải quân, bành trướng ra các vùng biển thì Mỹ - siêu cường số 1 thế giới bắt đầu thực hiện chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á. Chiến lược này được xem là một bước đi của Mỹ nhằm làm đối trọng với chính sách bành trướng trên biển của Trung Quốc.
Mỹ liên tục nói rằng, họ giữ lập trường trung lập, không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Nước này còn kêu gọi ASEAN đứng ra làm trung gian để giải quyết các cuộc tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Nhiều người tin rằng, những bước đi, động thái cũng như phát biểu của giới quan chức cấp cao Mỹ trong thời gian vừa qua cho thấy, cường quốc số 1 thế giới dường như sẽ không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông vì ngại chọc giận Trung Quốc.
Dù kình địch với nhau nhưng nền kinh tế của Mỹ và Trung Quốc gắn bó chặt chẽ với nhau. Washington được cho là sẽ không từ bỏ lợi ích to lớn trong mối quan hệ với Trung Quốc để bảo vệ các đồng minh Châu Á. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là Mỹ muốn gì khi thực hiện chiến lược quay trở về Châu Á đúng thời điểm Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải quyết liệt với các nước láng giềng.
Câu trả lời được nhiều người ủng hộ là, Mỹ thực hiện chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á là vì mục đích riêng, lợi ích riêng của nước này chứ không liên quan gì đến việc bảo vệ các đồng minh của họ. Thực chất, chính quyền Mỹ không muốn giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông mà họ chỉ muốn xúc tiến các kế hoạch, bước đi nhằm bảo vệ lợi ích riêng và đồng thời duy trì ảnh hưởng ở khu vực Châu Á năng động, chứa đựng nhiều tiềm năng này.
Hiện tại, người ta hy vọng, ASEAN sẽ đóng vai trò trung gian, giúp tháo "ngòi nổ" ở Biển Đông. Hôm 14 và 15/8 vừa rồi, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có cuộc họp ởi Thái Lan để bàn về việc tìm kiếm một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (CoC). Bộ Quy tắc này sẽ tạo ra một bộ khung, một cơ chế giúp quản lý các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, giảm căng thẳng và tránh xung đột. Tại cuộc họp này, ASEAN tuyên bố sẽ nói cùng "một giọng" trong vấn đề Biển Đông.
Ngoại trưởng các nước ASEAN đã đồng lòng nhất trí tìm kiếm CoC để giải quyết các cuộc xung đột ở Biển Đông. Đây là bước chuẩn bị cho hội nghị ngoại trưởng các nước ở thủ đô Bắc Kinh sắp tới. Cuộc họp này là một phần trong lễ kỷ niệm 10 năm ngày thiết lập diễn đàn đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đã đồng ý thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Cuộc họp này sẽ đặt nền móng cho Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Brunei vào tháng 10 tới.
Tuy nhiên, giới chuyên gia tỏ ra không mấy lạc quan về triển vọng ASEAN và Trung Quốc đạt được CoC trong thời gian trước mắt bởi Bắc Kinh mới đây tuyên bố, các nước không nên vội vàng, hấp tấp trong quá trình tìm kiếm một bộ quy tắc ứng xử. Điều này cho thấy, Bắc Kinh chưa thực lòng muốn xúc tiến quá trình thiết lập CoC.
Theo VnMedia
ASEAN đoàn kết trước Trung Quốc ở Biển Đông Các quốc gia Đông Nam Á hôm qua (14/8) đã cam kết phối hợp đoàn kết với nhau trong nỗ lực gây sức ép với Trung Quốc để cường quốc này chấp nhận tìm kiếm một bộ quy tắc ứng xử có tình ràng buộc ở Biển Đông nhằm quản lý các cuộc tranh chấp hàng hải đang nóng bỏng hiện nay. Ngoại...