Trung Quốc nâng ngạch sản xuất đất hiếm
Các công ty Trung Quốc được phép nâng định mức sản xuất đất hiếm lên hơn 1/4 trong bối cảnh xuất hiện thông tin cho rằng Bắc Kinh muốn hạn chế xuất khẩu vào Mỹ.
Mỏ khai thác Mountain Pass ở bang California là cơ sở khai thác đất hiếm duy nhất tại Mỹ. Ảnh: Reuters
Trung Quốc đã nâng hạn ngạch sản xuất đất hiếm trong năm nay như một tín hiệu thể hiện thiện chí rõ ràng với Mỹ.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin và Bộ Tài nguyên ngày 19/2 thông báo sản lượng khai thác khoáng sản trong nửa đầu năm có thể tăng hơn 1/4 lên 84.000 tấn, trong khi sản lược cùng thời điểm năm ngoái là 66.000 tấn.
Giá đất hiếm – nguyên vật liệu sử dụng trong các ngành công nghệ từ điện thoại thông minh đến máy bay chiến đấu tàng hình – tăng trong bối cảnh tuần trước xuất hiện thông Trung Quốc có thể áp đặt các hạn chế xuất khẩu nhắm tới các nhà thầu quốc phòng Mỹ. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định tác động của chính sách hạn chế này đối với quân đội Mỹ sẽ không đáng kể.
Trung Quốc là quốc gia sản xuất đất hiếm đứng đầu thế giới, đóng góp 60% sản lượng đất hiếm toàn cầu.
Theo ông Wang Yong – Giám đốc Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế của Đại học Bắc Kinh, việc nâng mức hạn ngạch đất hiếm là một cử chỉ cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với phương Tây, đặc biệt là Mỹ, về vấn đề thương mại.
Video đang HOT
“Chính quyền Tổng thống Joe Biden nên xem xét kỹ lưỡng thông điệp này, rằng Trung Quốc hy vọng duy trì mối quan hệ thương mại ổn định và vì lợi ích chung của hai bên. Song nếu phía Mỹ kiên quyết áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với công nghệ, nguồn cung đất hiếm sẽ luôn là một vũ khí sẵn sàng”, ông Wang cho hay.
Vào tháng 1/2021, Bộ Công nghiệp Trung Quốc đã gây lo ngại về lệnh cấm xuất khẩu bằng cách đưa ra dự thảo quy định tạm thời đối với đất hiếm nhằm thắt chặt hơn nữa việc kiểm soát sản xuất – bao gồm theo dõi, quản lý dự trữ và hình phạt nếu vi phạm.
Tạp chí Financial Times ngày 16/2 đưa tin Trung Quốc đang thăm dò xem liệu họ có thể gây sức ảnh hưởng tới các nhà thầu quốc phòng Mỹ bằng cách hạn chế nguồn cung cấp kim loại này hay không. Trang mạng Bloomberg cũng đưa tin Trung Quốc có thể cấm xuất khẩu công nghệ tinh chế đất hiếm cho các quốc gia hoặc công ty mà họ coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Từ năm 2015 đến 2018, Mỹ đã nhập khẩu khoảng 80% đất hiếm từ Trung Quốc. Nhiều nhà bình luận cho rằng Bắc Kinh có thể cắt giảm nguồn cung như động thái đáp trả đòn thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.
Bắc Kinh đã nhanh chóng sử dụng đất hiếm làm vũ khí địa chính trị nhắm vào Tokyo vào năm 2010 trong một cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Hoa Đông. Nhưng chiến lược này đã sai lầm khi người Nhật Bản phản ứng bằng cách xây dựng một chuỗi cung ứng đất hiếm bên ngoài Trung Quốc. Tỷ trọng sản xuất đất hiếm của Trung Quốc đã giảm từ hơn 95% tổng sản lượng toàn cầu vào năm 2010 xuống còn khoảng 70% vào năm 2018.
Để giảm bớt sự phụ thuộc vào “đối thủ chiến lược”, Mỹ đã bắt đầu đầu tư vào phát triển đất hiếm trong nước vào năm 2017. Lầu Năm Góc đã tài trợ cho mỏ khai thác lớn nhất Mountain Pass ở bang California. Công ty đất hiếm Lynas có trụ sở tại Malaysia cũng đang xây dựng cơ sở sản xuất tại Hondo, Texas.
“Trên thực tế, có thể nói Trung Quốc đi nước cờ này khá muộn màng”, ông Wang đánh giá. Tuy nhiên, với 36,7% trữ lượng đất hiếm toàn cầu, Trung Quốc sở hữu hơn 90% công suất lọc và sản xuất. Sự thống trị đó đồng nghĩa với việc các đối thủ tương lai cần mất nhiều thời gian để đuổi kịp Trung Quốc, đặc biệt là trong khâu xử lý.
“Việc Trung Quốc mở rộng nguồn cung và tăng hạn ngạch sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng đất hiếm được cung cấp nhiều hơn cho thị trường với giá tốt hơn, và các cơ sở mà Mỹ đầu tư không thể cạnh tranh nổi. Quy luật kinh tế sẽ chiếm ưu thế”, ông Wang kết luận.
Trinh sát cơ U-2 Mỹ áp sát Trung Quốc
Máy bay do thám U-2A Mỹ được phát hiện bay qua eo biển Đài Loan và hoạt động cách tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc chưa đầy 100 km.
Tổ chức Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc Viện Nghiên cứu Đại dương Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 10/12 đăng Twitter cho biết trinh sát cơ U-2A mã hiệu AE0961 của không quân Mỹ đang hoạt động trên biển Hoa Đông, cùng bản đồ cho thấy đường bay của trinh sát cơ Mỹ.
SCSPI cho biết thêm một chiếc U-2 hồi tháng 8 cũng từng tiến vào vùng cấm bay do quân đội Trung Quốc thiết lập trên biển Hoa Đông để diễn tập bắn đạn thật.
Đồ họa thể hiện đường bay của chiếc U-2A hôm 10/12 do SCSPI công bố. Ảnh: Twitter/SCSPI .
Dữ liệu định vị do SCSPI công bố cho thấy chiếc U-2A cất cánh từ Hàn Quốc, bay qua eo biển Đài Loan và tiến vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) do Trung Quốc đơn phương áp đặt trên biển Hoa Đông. Có thời điểm phi cơ hoạt động chỉ cách đường cơ sở ngoài khơi tỉnh Phúc Kiến khoảng gần 50 hải lý (hơn 94 km).
Bộ Quốc phòng Mỹ chưa bình luận về thông tin trên.
U-2 là mẫu trinh sát cơ tầm cao chủ lực của quân đội Mỹ, có thể hoạt động ở độ cao hơn 11 km. Máy bay được trang bị nhiều cảm biến hiện đại, có thể thu thập thông tin tình báo từ khoảng cách tới 280 km.
SCSPI cho biết các máy bay của Mỹ thường tiếp cận bờ biển Trung Quốc trong phạm vi khoảng 50-60 hải lý. Vào những ngày cao điểm, có tới 8 máy bay Mỹ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc, gồm trinh sát cơ P-8A, EP-3E, RC-135W và máy bay tiếp liệu KC-135.
Máy bay U-2 Mỹ cất cánh tại bang California năm 2018. Ảnh: USAF .
Trung Quốc gần đây tổ chức nhiều cuộc diễn tập và tập trận tại các vùng biển xung quanh nước này, trong khi quân đội Mỹ cũng đẩy mạnh hoạt động tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong những tháng qua. SCSPI hồi đầu tuần cho biết nhóm tác chiến tàu đổ bộ USS Makin Island và USS Somerset đã tiến vào Biển Đông từ ngày 6/12.
Sinh viên Trung Quốc bức xúc vì bị 'giam lỏng' trong trường Sinh viên Trung Quốc bày tỏ tức giận về quy định cứng nhắc cấm ra khỏi khuôn viên của các trường đại học nhằm phòng ngừa Covid-19. Kể từ khi các đại học mở cửa lại vào cuối tháng 8, khoảng 37 triệu sinh viên Trung Quốc đã được đặt dưới lệnh phong tỏa nghiêm ngặt trong khuôn viên trường. Tại Đại học...