Trung Quốc nâng cấp vũ khí cho hàng loạt tàu chiến cũ
Tàu chiến Trung Quốc được trang bị thêm tên lửa chống hạm, hệ thống phòng thủ tên lửa và vũ khí có độ chính xác cao.
Tàu khu trục tên lửa Thâm Quyến lớp 051B được nâng cấp hệ thống vũ khí. Ảnh:popsci.com
Hôm 4/5, Trung Quốc lắp đặt 32 ống phóng tên lửa thẳng đứng cho tàu khu trục tên lửa 6.100 tấn mang tên Thâm Quyến (Shenzhen), phục vụ trong hải quân từ năm 1998, theo Popsci.
Tên lửa đối không HQ-16 có tầm bắn 50 – 60 km, chuyên đối phó các mục tiêu tầm thấp và tầm cao trên không. Giới chuyên gia quân sự cho rằng đây là “tiến bộ quan trọng” của hải quân Trung Quốc, nâng cấp hỏa lực của tàu chiến đóng từ thế kỷ trước lên 4 lần, phạm vi chiến đấu của tên lửa tăng 16 lần.
Nhiều trang mạng Trung Quốc cho biết tàu Thâm Quyến được lắp tên lửa HQ-16B và HQ-16C, hai loại tên lửa đất đối không mới nhất. Ngoài ra, tàu còn được trang bị pháo Galting Type 1130 có khả năng bắn 10.000 phát mỗi phút. Đây là vũ khí giúp tăng cường khả năng chống tên lửa và phòng không tầm thấp.
Video đang HOT
Trung Quốc cũng nâng cấp vũ khí cho hai tàu khu trục tên lửa mang tên Hàng Châu (Hangzhou) và Phúc Châu (Fuzhou). Hai tàu này được Nga đóng từ thập niên 90 thế kỷ trước, sau đó bán cho Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc vẫn dựa vào hệ thống vũ khí Nga trên tàu, thêm vào các linh kiện do Trung Quốc sản xuất như hệ thống điện tử, hệ thống cảm biến và lắp thêm pháo, ống phóng tên lửa.
Tàu Hàng Châu được lắp từ 32 đến 48 ống phóng tên lửa đất đối không, hải đối đất. Hệ thống tháp pháo hai tầng AK-130 trên ba tàu được thay bằng pháo H/PJ-38 13 cm do Trung Quốc sản xuất. Hệ thống pháo này có lượng đạn ít nhưng tầm bắn xa hơn. Trung Quốc cũng thay 4 ống phóng tên lửa KT-190 sang loại tên lửa đối hạm YJ-12.
Giới chuyên gia quân sự cho rằng đây là cách lựa chọn có chi phí thấp nhưng ít nhiều tăng được năng lực tác chiến cho các tàu cũ của hải quân Trung Quốc. Đây là một phần trong chiến dịch cải tổ của quân đội Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là đang muốn xây dựng một cấu trúc chỉ huy tương tự như Mỹ. Bất chấp việc Bắc Kinh tuyên bố giảm ngân sách quốc phòng xuống còn 7,6% so với 10% năm 2015, hải quân và không quân nước này lại được chú trọng đầu tư và phát triển.
Văn Việt
Theo VNE
Mỹ tung tàu khu trục DDG-78 USS Porter vào biển Đen "dằn mặt" Nga
Tờ Hindu Times dẫn thông báo trên cổng thông tin của Hải quân Mỹ cho biết lực lượng này đã triển khai thêm một khu trục hạm tên lửa tới Biển Đen, nhằm "củng cố mối quan hệ với các đồng minh và góp phần vào sự ổn định chung trong khu vực".
Tàu khu trục DDG-78 USS Porter của Hải quân Mỹ. (Ảnh: Defence)
Thông báo trên cho biết chiếc tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke mang số hiệu DDG-78 USS Porter đã tiến vào Biển Đen trong ngày 5/7.
Mỹ hiện có 62 khu trục hạm và 22 tuần dương hạm Aegis, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo. Các chiến hạm Aegis là một thành tố trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, được trang bị các radar cảnh báo tên lửa tầm xa và tên lửa đánh chặn dòng Standar Missile SM-2, SM-3 và SM-6, có độ cao và khoảng cách đánh chặn hàng trăm km.
Báo Ấn Độ dẫn lời Đại tá Blair Guy, thuyền trưởng tàu USS Porter nói rằng: "Việc cử tàu hải quân Mỹ hoạt động tại vùng biển này không chỉ tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc hợp tác bảo vệ đồng minh, mà còn giúp tăng cường khả năng tác chiến chung giữa Mỹ, NATO và các đối tác trong khu vực Biển Đen.
Dù vậy, hãng tin Sputnik của Nga khẳng định đây là một động thái nhằm tăng cường vòng vây các phương tiện quân sự Mỹ-NATO xung quanh biên giới đất nước, đe dọa đến an ninh quốc gia của Nga.
Sputnik nêu dẫn chứng rằng hồi tháng trước, Mỹ cũng đã triển khai tàu khu trục tên lửa Aegis thuộc lớp Arleigh Burke mang số hiệu DDG-58 USS Laboon tới Biển Đen để tiến hành cuộc diễn tập phòng không với tàu hộ vệ Đô đốc Eustatiu Sebastian của hải quân Romania. Sau đó, khu trục hạm Mỹ đã đến thăm cảng Batumi của Gruzia vào ngày 26-6 để tham gia một đợt huấn luyện và giao lưu song phương với Lực lượng bảo vệ bờ biển Gruzia.
Hiện quan hệ Đông - Tây đã xuống đến mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh do bất đồng về cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Trong nửa năm qua, Bộ Quốc phòng Nga đã nhiều lần báo cáo rằng cường độ huấn luyện chiến đấu của quân đội NATO gần biên giới Liên bang Nga đã gia tăng đáng kể, trong số những "kẻ thù giả định" mà các đồng minh chống lại trong các cuộc tập trận đó dễ đoán là có Nga.
Mới đây, ông Frank Rose, trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách kiểm soát vũ khí, kiểm tra và tuân thủ các hiệp định ngày 26/6 tuyên bố trước Hội đồng Đại Tây Dương rằng Lầu Năm Góc sẵn sàng triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên hạm ở Biển Đen đối phó với Nga, nếu phát sinh nhu cầu "bảo vệ các đồng minh khỏi sự đe dọa của những tên lửa đạn đạo".
Ông nhấn mạnh rằng, trong trường hợp xuất hiện những tình huống bất khả kháng, Mỹ sẽ điều động đến đó các chiến hạm được trang bị hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa Aegis", nhằm ngăn chặn những mối đe dọa tiềm năng.
Vào tháng 10 tới, trong khuôn khổ cuộc tập trận liên hợp trên biển "Sea Demonstration-2015", các khu trục hạm được trang bị hệ thống Aegis của Mỹ, sẽ tiến hành cuộc diễn tập ở khu vực đông bắc Đại Tây Dương, với mục đích xây dựng kế hoạch tập luyện đánh chặn tên lửa đạn đạo của Nga.
Bạch Trúc
Theo Dantri/ Hindu Times, AP
Trung Quốc điều 6 tàu diễn tập đối kháng trên Biển Đông Biên đội gồm 6 tàu thuộc Hạm đội Nam Hải Trung Quốc hôm qua bắt đầu di chuyển ra Biển Đông để tham gia diễn tập đối kháng quy mô lớn. tàu khu trục tên lửa Hợp Phì 174. Ảnh: navy.81.cn. Xinhua đưa tin biên đội 6 tàu của Hạm đội Nam Hải Trung Quốc đã rời quân cảng Tam Á di chuyển...