Trung Quốc “nắn gân” Mỹ ở Biển Đông: Mắc mưu Donald Trump?
Giữa lúc chiến tranh thương mại ngày càng ác liệt, căng thẳng quân sự Mỹ- Trung cũng đang gia tăng một cách nguy hiểm, thể hiện qua sự cố vừa xảy ra gần đây giữa chiến hạm của hai nước ở Biển Đông. Căng thẳng quân sự hiện nay rất có thể sẽ kéo dài, vì theo đúng mục tiêu chính trị của tổng thống Donald Trump, tức là gây áp lực càng mạnh càng tốt lên Trung Quốc.
Mỹ tiết lộ kế hoạch tập trận một tuần ở Biển Đông và eo biển Đài Loan sau sự cố khu trục hạm Trung Quốc cắt mặt chiến hạm Mỹ tuần tra sát đảo nhân tạo bồi lấp phi pháp ở khu vực quần đảo Trường Sa
Trong một động thái mà hải quân Mỹ xem là “không an toàn và thiếu chuyên nghiệp”, một chiến hạm của Trung Quốc hôm 30/09 đã tiến sát khu trục hạm Mỹ USS Decatur ở khoảng cách chưa tới 41 mét, khi chiến hạm này đi gần các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng phi pháp ở Biển Đông. Hành động nguy hiểm của chiến hạm Trung Quốc khiến tàu USS Decatour buộc phải chuyển hướng để tránh va chạm.
Nhà phân tích Timothy Heath, thuộc Viện tư vấn quốc phòng RAND Corporation của Mỹ ghi nhận, chưa bao giờ một chiến hạm Trung Quốc áp sát một chiến hạm Mỹ ở cự ly gần như vậy. Theo nhà phân tích này, sự cố nói trên có thể phản ánh căng thẳng gia tăng giữa Washington với Bắc Kinh, nhưng cũng có thể là do Trung Quốc muốn “nắn gân” Mỹ ở Biển Đông.
Sau sự cố ở vùng biển này, Trung Quốc đã phản ứng rất giận dữ, khẳng định rằng các chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải của Mỹ đang đe dọa đến cái gọi là “chủ quyền và an ninh” của Trung Quốc, đồng thời gây tổn hại quan hệ quân sự giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Vào năm 2014, quân đội Mỹ và Trung Quốc đã đạt thỏa thuận về một bộ quy tắc ứng xử để tránh các vụ va chạm trên biển giữa hải quân hai nước. Theo hãng tin AFP, hiện chưa rõ là hành động của chiến hạm Trung Quốc vừa qua là theo lệnh của Bắc Kinh hay chỉ là quyết định của thuyền trưởng, nhưng rõ ràng là có những chủ đích chính trị đằng sau sự cố này.
Theo nhân định của nhà phân tích Timothy Heath, RAND Corporation, với căng thẳng đang gia tăng, Trung Quốc “có vẻ như muốn hù dọa Mỹ bằng một hành động liều lĩnh có thể gây ra va chạm giữa chiến hạm hai nước”. Ở đây có nguy cơ thật sự là tính toán sai lầm sẽ dẫn đến đụng độ.
Video đang HOT
Thật ra thì trong quá khứ, quan hệ quân sự Mỹ – Trung cũng đã từng trải qua giai đoạn căng thẳng. Vào năm 2001, trên vùng biển ngoài khơi miền nam Trung Quốc, một máy bay do thám của Mỹ, chiếc máy bay trinh sát US EP-3 đã đụng một chiến đấu cơ Trung Quốc. Phi công của chiến đấu cơ Trung Quốc đã thiệt mạng, còn trinh sát cơ của Mỹ đã phải đáp khẩn cấp xuống đảo Hải Nam và phi hành đoàn thì bị phía Trung Quốc bắt giữ, đến 11 ngày sau mới được thả ra. Sau vụ này, mọi trao đổi quân sự giữa hai nước, kể cả các chuyến ghé thăm cảng, đều đã bị đình chỉ.
Kịch bản này đang tái diễn với việc Trung Quốc không cấp phép cho một chiến hạm Mỹ ghé thăm cảng Hong Kong, hủy cuộc họp giữa tư lệnh hải quân hai nước, cũng như cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và đồng nhiệm Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa.
Theo dự báo của chuyên gia Bonnie Glaser, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), Mỹ, căng thẳng quân sự hiện nay rất có thể sẽ kéo dài, vì nó theo đúng mục tiêu chính trị của tổng thống Donald Trump, tức là gây áp lực càng mạnh càng tốt lên Trung Quốc. Bà Glaser ghi nhận rằng, hành động của chiến hạm Trung Quốc mới đây đã vi phạm những quy định hiện hành và qua sự cố này, Bắc Kinh đã dấn thêm một bước trong việc can thiệp vào các chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông.
Theo viettimes
"Thần chết" Kalibr Nga giáng đòn Syria: Đô đốc Mỹ thừa nhận "ấn tượng"
Đô đốc Mỹ James Foggo dùng từ "ấn tượng" để chỉ về những khả năng của tên lửa mới Kalibr do Nga sản xuất và đã nhiều lần khai hỏa tấn công các mục tiêu khủng bố tại chiến trường Syria.
Tàu ngầm Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr từ Địa Trung Hải tấn công mục tiêu khủng bố tại Syria
"Sáu tàu ngầm mới lớp Kilo hiện đang hoạt động ở vùng Biển Đen, trong số đó có hai tàu đã từng có mặt ở Địa Trung Hải và thực hiện việc phóng tên lửa Kalibr-loại tên lửa thực sự ấn tượng. Đây là tên lửa hành trình được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất. Trong trường hợp được phóng từ tất cả các biển, bao gồm cả biển Caspian, tên lửa Kalibr có thể bay tới bất kỳ thủ đô châu Âu nào", tư lệnh Hải quân Mỹ ở châu Âu và châu Phi kiêm lãnh đạo Lực lượng Đồng minh ở Naples tuyên bố như vậy hôm 5/10 tại một sự kiện trong Hội đồng Đại Tây Dương.
Tầm xa của tên lửa Kalibr là khoảng 2.500 km. Loại tên lửa này được sử dụng lần đầu tiên trong chiến dịch chống lại các chiến binh ở Syria vào ngày 7/10/2015. Khi đó, tàu tên lửa của dự án 11661K "Dagestan" và các tàu tên lửa nhỏ của dự án 2163 "Grad Sviyazhsk", "Velikiy Ustyug" và "Uglich" đã phóng tổng cộng 26 tên lửa hành trình từ biển Caspian.
Nhiều người còn nhớ lần phóng đầu tiên các tên lửa Kalibr vào ngày 7/10/2015 đã gây bất ngờ thế nào đối với công chúng. Con số về tầm bắn của các tên lửa này được báo chí nhìn chung xác định là 300 km, nhưng chúng đã bay từ biển Caspie đến Syria xa hơn 5 lần là 1.500 km, hơn nữa là bay qua bề mặt địa hình phức tạp của Iran và một phần Iraq. Đặc biệt là cả hai nước này đều đã nhanh chóng nhất trí cho tên lửa Nga bay qua.
Tàu chiến Nga phóng tên lửa Kalibr vào Syria (RIA/BQP Nga)
Theo thông lệ quốc tế, khi cho máy bay quân sự của mình bay qua không phận các nước khác, cần phải có sự cho phép để chúng bay qua. Năm 2015, Nga đã tạo một tiền lệ mới. Lần đầu tiên trên thế giới, các tên lửa hành trình chứ không phải là máy bay đã bay qua các nước không tham chiến với sự thỏa thuận với họ. Một số tên lửa Kalibr bay cao trên trời hoàn toàn có khả năng đã bay qua mà không có sự cảnh báo và thậm chí phòng không Iran và Iraq cũng không trông thấy. Các tên lửa Nga đã mở ra một trang mới trong điều tiết không phận quốc tế.
Khi phát triển Kalibr, người Nga đã quyết định chế tạo nó không phải thành một hệ thống chuyên ngành hẹp dùng để tấn công hạt nhân toàn cầu (như tên lửa hành trình Granat), mà là một công cụ kiểu module linh hoạt. Biến thể hải quân của tên lửa Kalibr có tầm bắn đến 500 km (với phần chiến đấu thông thường, tầm bắn phỏng đoán là 375 km). Đồng thời, ở giai đoạn bay cuối, nhờ tầng tăng tốc bổ sung, tên lửa có thể bay ở tốc độ siêu âm đến 2,7-2,9M.
Theo Tư lệnh Hạm đội Biển Đen của Nga, ở cấu hình chống hạm siêu âm như thế, Kalibr có thể kiểm soát một diện tích đến 800.000 km (S=R, trong đó R = 500 km). Điều đó không phải là ít vì từ bờ Biển Đen của Nga, nó có thể đe dọa các tàu chiến của NATO đi qua eo biển Bosphorus vào Biển Đen.
Tuy nhiên, tháng 10/2016, các tàu chiến của Phân hạm đội Caspian đã sử dụng biến thể Kalibr tấn công mặt đất. Tên lửa này không còn chế độ vọt tốc siêu âm ở đoạn cuối hành trình (và không còn tầng tăng tốc bảo đảm chế độ đó) bởi vì phòng không của các mục tiêu mặt đất yếu hơn phòng không của cụm tàu sân bay vốn là mục tiêu chủ yếu của tên lửa chống hạm Kalibr. Nhờ không có giai đoạn vọt tốc mà tầng hành trình của biến thể Kalibr tấn công mặt đất có nhiều nhiên liệu hơn. Bởi vậy, nó có thể bay xa 1.500 km với phần chiến đấu nổ phá 450 kg, và 2.600 km với phần chiến đấu hạt nhân nhẹ hơn. Khi mang đầu đạn hạt nhân, thì bất kể phương tiện mang phóng là tàu nổi hay tàu ngầm thì tên lửa vẫn đưa vào tầm ngắm hơn 5 triệu km2 mặt đất.
Đợt phóng tên lửa năm 2016 đã lần đầu tiên cho công chúng thấy rằng, với các tên lửa kalibr, cán cân sức mạnh đã thay đổi không thể đảo ngược ở bờ biển Nga mà cả trên toàn Cận Đông, hơn nữa là về thực chất là trên toàn thế giới. Ai cũng có thể cầm lấy chiếc thước và hiểu rằng, các pháo hạm của Nga với lượng giãn nước dưới 1.000 tấn từ biển Caspian bằng các tên lửa của mình có thể với tới từ Trung Quốc đến Italia và từ Saudi Arabia đến thủ đô nước Đức. Nhưng các phương tiện mang Kalibr đâu chỉ có ở biển Caspie.
Dĩ nhiên là Mỹ trước đợt phóng đáng nhớ ấy đã biết đến sự tồn tại của những tên lửa đó của Nga - ngay từ năm 2012, khi Kalibr được nhận vào trang bị. Giới quân sự Nga hồi đó đã tiết lộ trung thực tầm bắn thực sự của chúng. Cũng giống như với Tomahawk, biết đến nó là một chuyện, còn nhìn thấy nó trong thực tế lại là chuyện hoàn toàn khác. Người Mỹ từ năm 1991 đã thiết lập sự độc quyền về ngoại giao pháo hạm tên lửa-hạt nhân - những chiếc tàu nhỏ có khả năng lập tức đặt trong tầm ngắm hàng triệu km2.
Điều đó đã cho phép chúng thực hiện các đòn tấn công ẩn danh vào các đất nước hòa bình mà không chịu tổn hại gì. Ví dụ, năm 2009, Mỹ đã hai lần tấn công Yemen bằng Tomahawk mà không hề tuyên chiến. Khi mà phát hiện ra là với độ chính xác và ân sủng đặc trưng cho nước Mỹ, họ đã giết hơn 20 trẻ em, 14 phụ nữ và chỉ có 6 đàn ông thì giới chức ngoại giao quân sự Mỹ mới không còn xác nhận cuộc tấn công đó là do Mỹ tiến hành. Chỉ đến năm 2011, nhờ có tiết lộ của Wikileaks mà người ta mới biết rằng đó chính là những quả Tomahawk của Mỹ.
Khi trình diễn công khai tên lửa Kalibr, Nga đã phá hủy sự độc quyền này. Điều đặc biệt quan trọng là tên lửa mới ưu việt hơn nhiều Tomahawk. Hình ảnh video các lần phóng Kalibr được quân đội Nga đăng tải không phải tình cờ. Trên đoạn video, các tàu tên lửa nhỏ đã bắn hết các tên lửa của mình trong mấy giây. Đây là sự trình diễn thuyết phục sự ưu việt đối với Tomahawk". Thậm chí các tàu chiến lớn của Mỹ mang hàng chục tên lửa hành trình thì tốc độ bắn tên lửa thực tế cũng là 20-30 phút một quả. Chính với tốc độ đó, Hải quân Mỹ đã phóng Tomahawk tấn công lãnh thổ Syria vào năm 2014.
Bốn tàu chiến của Phân hạm đội Caspian trên video clip này trong một lúc đã phóng đi số tên lửa mà 4 tàu khu trục tên lửa cỡ lớn của Hải quân Mỹ không thể bắn đi trong cùng một khoảng thời gian. Hơn nữa, mỗi tàu trong 4 tàu khu trục này có giá hơn toàn bộ Phân hạm đội Caspian của Nga. Không cần phải giải thích tốc độ bắn có tầm quan trọng như thế nào trong một cuộc xung đột quân sự thực sự.
Các biến thể Tomahawk hiện có của Mỹ (Block IV) không thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm quá 1.600 km. Và ngay để đạt tầm bắn đó thì các kỹ sư Mỹ cũng đã buộc phải giảm nhẹ phần chiến đấu xuống còn 340 kg, so với 450 kg ở Kalibr, và như vậy Kalibr còn có uy lực mạnh hơn đối thủ. Bởi vậy, nếu như một tàu chiến Nga có lượng giãn nước 900 tấn có thể với tới các căn cứ Mỹ ở các nước Vùng Vịnh Persique bằng tên lửa thì các tàu Mỹ dù là lớn hơn 15-20 lần cũng không thể đáp trả tương xứng đối với Nga cũng từ Vịnh Persique.
Theo viettimes
"Quái vật" Nga bay qua đỉnh ngọn sóng - Nỗi kinh hoàng với kẻ thù Nga có tất cả mọi thứ cần thiết để hồi sinh việc chế tạo ekranoplan (máy bay hiệu ứng bề mặt) - phương tiện vận chuyển và mang vác các hệ thống vũ khí tấn công chống hạm độc đáo. Ekranoplan không phải là một con tàu mặt nước tốc độ thấp, mà là một hệ thống tên lửa tấn công, bay ở...