Trung Quốc “nắm thóp” Mỹ, hung hăng gây hấn tại Biển Đông
Trung Quốc nhanh chóng cho xây dựng những hòn đảo nhân tạo hoàn toàn mới, khiến tất cả các nước trong khu vực đều lo lắng. Nguyên nhân chính của sự hung hăng gây hấn tại Biển Đông là do Trung Quốc đã “nắm thóp” được Mỹ.
Phối cảnh “Thành Phố” trên đảo Chữ Thập của Trung Quốc
Trung Quốc nhanh chóng cho xây dựng những hòn đảo nhân tạo hoàn toàn mới, khiến tất cả các nước trong khu vực đều lo lắng. Nguyên nhân chính của sự hung hăng gây hấn tại Biển Đông là do Trung Quốc đã “nắm thóp” được Mỹ.
Trung Quốc đang hung hăng gây hấn tại Biển Đông, họ tích cực xây dựng những hòn đảo nhân đạo trên đảo Gạc-Ma, đá Chữ Thập và đá Gaven của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Nếu nhìn từ xa thì các công trình Trung Quốc đang xây dựng phi pháp không khác gì một pháo đài quân sự, gây lo lắng cho tất cả các nước trong khu vực.
An ninh hàng hải, tự do đánh bắt hải sản và các tài nguyên thiên nhiên trong lòng biển của Biển Đông nhất là hai trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang bị sự hung hăng của Trung Quốc đe dọa.
Việt Nam ngay lập tức đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay lập tức các hành động xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
“Việc Trung Quốc xây dựng, mở rộng trái phép công trình trên các bãi, đá và làm thay đổi nguyên trạng tại khu vực quần đảo Trường Sa không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, mà còn vi phạm DOC, đã được ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN”, bà Phạm Thu Hằng, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay nói, đề cập đến Tuyên bố của các bên về ứng xử Biển Đông (DOC).
“Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động sai trái đó”, bà Hằng nói.
Biến rạn san hô thành “tàu sân bay không thể chìm”.
Trên những hòn đảo mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, đang được công binh Trung Quốc ngày đêm cơi nới trở thành những đảo nổi , hay công sự khổng lồ. Đảo Chữ Thập đang được Trung Quốc mở rộng trở thành một sân bay giữa biển biến nó thành một tàu sân bay không thể chìm.
Mục tiêu của Trung Quốc là khá đơn giản, sử dụng cụm đảo mới xây dựng tạo thế gọng kìm trên Trường Sa nhằm thâu tóm và kiểm soát hoàn toàn quần đảo của Việt Nam.
Bước tiếp theo của Trung Quốc có thể là giới thiệu một vùng nhận diện phòng không tại Biển Đông, bất chấp sự phản ứng của các quốc gia trong khu vực đặc biệt là phản ứng từ Việt Nam. Cùng với việc có các căn cứ hậu cần trên biển hải quân Trung Quốc sẽ thoải mái tuần tra trong khu vực và nắm gọn tuyến hàng hải trên Biển Đông trong tay.
Từ việc kiểm soát quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc có thể ngang nhiên khai thác dầu mỏ và khí đốt trong quần đảo, nơi được ước đoán trữ lượng lên đến hàng tỉ thùng dầu góp phần không nhỏ giải quyết cơn khát dầu của Trung Quốc.
Trung Quốc “nắm thóp” Mỹ.
Video đang HOT
Trung Quốc đang xây một hòn đảo nhân tạo thành một pháo đài trên quần đảo Trường Sa
Mỹ đã có vai trò trong xung đột tại Biển Đông trong một thời gian dài, đặc biệt khi mà tuyến hàng hóa đi ngang Biển Đông có ý nghĩa sống còn với nước Mỹ ngoài ra Philippines là một trong những bên xung đột là đồng minh thân cận của Mỹ tại châu Á- Thái Bình Dương.
Tuy nhiên Mỹ có nhiều lý do để chỉ đứng ngoài, không tham gia vào xung đột một cách mạnh mẽ và Trung Quốc đã “nắm thóp” được điều đó nên ngày càng lấn tới.
Kinh tế Mỹ hiện quá mong manh, Trung Quốc lại là chủ nợ lớn nhất của Mỹ nếu xung đột lan rộng trở thành xung đột quân sự thì Mỹ có nhiều thứ để lo sợ cho nền kinh tế của mình đặc biệt là trường hợp Trung Quốc bán tháo trái phiếu Mỹ có thể gây sụp đổ hoàn toàn nền kinh tế của Mỹ chỉ trong một thời gian ngắn.
Mỹ đang vướng quá nhiều vào những cuộc chiến tranh khác cũng là một nguyên nhân nữa, quân đội Mỹ đang phải căng sức ra trên khắp các mặt trận vì thế nếu có thêm một chiến tuyến tại châu Á – Thái Bình Dương không phải là mong muốn của chính quyền Mỹ.
Không nên hy vọng quá nhiều vào Mỹ
Trung Quốc hút cát, cơi nới đảo từ một điểm nhỏ thành đảo nổi khổng lồ
Nhiều nước, như Philippines đặt quá nhiều hi vọng vào việc Mỹ sẽ ra tay giúp đỡ trong trường hợp Trung Quốc cưỡng chiếm Biển Đông, tuy nhiên thực tế cần phải xem xét lại.
Năm 2012, Trung Quốc đã chiếm đóng phi pháp bãi Hoàng Nham vốn đang nằm trong vùng biển thuộc Philippines quản lý kết quả là Trung Quốc chiếm hoàn toàn bãi Hoàng Nham mà không hề bị Mỹ nước có một hiệp ước bảo vệ quân sự với Manila có một động thái nào ngăn cản.
Thực tế, Mỹ hoàn toàn đứng trên lập trường duy trì tự do hàng hải và kinh tế ở Biển Đông trong nhiều năm qua. Tức là Mỹ không hề đứng về phía nào trong cuộc xung đột này, và tự do hàng hải là ưu tiên số một của Mỹ.
Nếu Trung Quốc sử dụng con bài tự do hàng hải, “đi đêm” với Mỹ thì khả năng rất lớn là Mỹ sẽ “bán” Biển Đông để lấy được nhiều thứ hơn ví dụ như Trung Quốc sẽ theo Mỹ cô lập Nga trên trường quốc tế. Điều đã từng xảy ra trong lịch sử khi mà Trung quốc ngang nhiên đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa ngay trước mặt hạm đội bảy của Mỹ là nhờ thành công của công cuộc “ngoại giao bóng bàn”.
Thiên Hà
Theo Biz Live
Mỹ có thể ngăn Trung Quốc lộng hành ở châu Á?
Mỹ không thể ngăn Trung Quốc xây dựng trái phép các hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông nhưng Washigton có thể khiến Bắc Kinh phải dần dần trả giá đắt vì hành động lộng hành ở vùng biển chiến lược này.
Theo tạp chí National Interest, trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã âm mưu thay đổi trật tự thế giới tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi tăng tốc xây dựng các hòn đảo trái phép trên Biển Đông. Trong đó, mục tiêu cuối cùng của Bắc Kinh là dần thay thế vị trí của Mỹ để trở thành lực lượng chiếm thế thượng phong tại đây.Tuy nhiên, Trung Quốc đã rất khôn khéo trong việc tránh để các hành động bành trướng kích động một cuộc chiến tranh hay vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ các quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Những việc làm giúp Bắc Kinh chiếm lợi thế cả về mặt chính trị, kinh tế và quân sự đã khiến các quốc gia láng giềng vô cùng quan ngại và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Cuối năm 2013, Trung Quốc tuyên bố thiết lập "vùng phòng không" trên biển Hoa Đông đúng thời điểm Mỹ - Nhật tiến hành một cuộc tập trận chung gần đảo Okinawa.
Song, hành động bành trướng của Bắc Kinh lại dường như vắng bóng trên các tờ báo lớn của Mỹ hoặc bị chính phủ của Tổng thống Barack Obama đưa vào danh mục báo động nguy hiểm giống như tình hình tại Ukraine và cuộc chiến chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS ở Trung Đông.
Về phần mình, trong 20 năm qua, Trung Quốc đã chú trọng tập trung phát triển năng lực quân sự quy mô lớn với sự góp mặt của các loại vũ khí "chống tiếp cận, ngăn chặn khu vực" và cả các chiến thuật đối phó với Mỹ.
Liên quan tới hành động bành trướng xâm chiếm chủ quyền tại khu vực châu Á, trong năm 2013, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố thiết lập "vùng nhận diện phòng không" trên biển Hoa Đông bao trùm không phận quần đảo tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo: Senkaku/Điếu Ngư.
Trong đó, mục đích của Trung Quốc là ngăn chặn mọi sự can thiệp từ lực lượng bên ngoài tiếp cận tới khu vực mà quốc gia này gọi là "đường chín đoạn" trên Biển Đông. Trong vùng phòng không này, Bắc Kinh đang cố gắng giành chủ quyền với những vùng biển kéo dài tới "Chuỗi đảo thứ hai" bắt đầu từ phía bắc quần đảo Nhật Bản cho đến đảo Halmahera của Indonesia. Còn trên khu vực Biển Đông, Trung Quốc đang ngang nhiên xâm chiếm nhiều bãi đá xảy ra tranh chấp chủ quyền như bãi cạn Scarborough.
Trung Quốc xây cảng và sân bay trên một hòn đảo đang xảy ra tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Đặc biệt, Bắc Kinh còn hung hăng thách thức cả lực lượng máy bay tình báo và tàu thuyền của hải quân Mỹ, gây nguy hiểm cho tính mạng của quân nhân hai nước. Trung Quốc còn tài trợ nhiên liệu cho ngư dân nước nhà tới đánh bắt tại vùng biển nằm trong khu vực "đường chín đoạn" và trợ giá lắp đặt hệ thống GPS để hiện thực hóa dần dần âm mưu xâm chiếm chủ quyền.
Việc lắp đặt hệ thống GPS cho các tàu cá là nhằm giúp ngư dân có thể nhận được sự hỗ trợ kịp thời của các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc trong trường hợp vấp phải sự ngăn cản từ lực lượng chấp pháp của các nước láng giềng.
>> Trung Quốc đưa giàn khoan đến vùng biển Việt Nam
Hồi tháng 5/2014, Trung Quốc còn cho hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả những hành động ngang ngược của Trung Quốc đều chưa đạt tới ngưỡng khấy động một cuộc chiến trong khu vực hoặc tạo ra một cuộc khủng hoảng quy mô lớn buộc các nước láng giềng liên thủ để đối phó với Bắc Kinh. Và đây chính là âm mưu của chính quyền Trung Quốc.
Mỹ làm gì để ngăn Trung Quốc?
Mặc dù, trong vài năm qua, một số nước tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông cũng triển khai các dự án xây đảo nhân tạo trái phép những rõ ràng, quy mô và tần suất của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều. Nguy hiểm hơn, Bắc Kinh còn có thể tận dụng các đảo nhân tạo này để xây dựng căn cứ hải quân, sân bay, kho chứa radar và vũ khí chống hạm, cũng như kho tiếp nhiên liệu cho các tàu cá và lực lượng bảo vệ bờ biển. Nói cách khác, Trung Quốc đang âm mưu dần biến khu vực Biển Đông thành "cái hồ của Bắc Kinh" và giành quyền bá chủ.
Ngay cả trong một cuộc họp báo gần đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi vẫn rất xảo ngôn khi cho rằng: "Trung Quốc đang có những hành động kiềm chế và trách nhiệm. Các nước bên ngoài không có quyền đưa ra những cáo buộc vô căn cứ. Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ tôn trọng những cam kết, và thận trọng với cách phát ngôn cũng như hành động, đồng thời tăng cường cải thiện mối quan hệ Trung - Mỹ và nền hòa bình, ổn định trong khu vực".
Tàu hải cảnh Trung Quốc tới bảo vệ cho giàn khoan Hải Dương-981 hoạt động trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5/2014.
Do đó, theo National Interest để đối phó với việc Bắc Kinh ngang nhiên thay đổi trật tự quốc tế trên Biển Đông, Mỹ và các nước trong khu vực cần cho Trung Quốc thấy cái giá phải trả cho hành động này.
Cách tốt nhất là chính quyền của Tổng thống Obama cần thay đổi giọng điệu trong các cuộc đối thoại với Trung Quốc. Theo đó, Washington không nên trông chờ vào những lời hứa hẹn về việc Bắc Kinh sẽ trở thành một đối tác tốt hay theo đuổi "một mô hình mới quan hệ giữa các cường quốc". Thay vào đó, ông Obama cần thay đổi mạnh mẽ chiến lược hiện tại và cho Trung Quốc thấy rằng họ đang vượt qua giới hạn cho phép.
Chia sẻ trên tạp chí Wall Street Journal, ông Richard Fontaine, Chủ tịch Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) nhận định: "Mỹ và các đối tác châu Á nên tận dụng những hành động ngang nhiên của Bắc Kinh trong thời gian gần đây tại khu vực Biển Đông để tăng cường mối quan hệ hợp tác an ninh. Đây không chỉ là phương pháp kiềm chế Trung Quốc mà quan trọng hơn là tạo thế cân bằng trước thái độ hung hăng của Bắc Kinh".
Nói cách khác, Tổng thống Obama nên giải thích với các quốc gia rằng bất cứ ai muốn tìm cách thay đổi trật tự thế giới sẽ không còn được coi là đối tác của Mỹ và Washington sẽ hợp tác với các nước khác trong khu vực để "cân bằng" những hành động sai trái.
Tàu cá Trung Quốc được chính phủ nước này hỗ trợ lắp đặt hệ thống GPS.
Còn theo Giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học Chicago tại Mỹ, ông John J. Mearsheimer, Trung Quốc nên biết rằng họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả khôn lường nếu tiếp tục bành trướng trên Biển Đông.
Các bằng chứng lịch sử là minh chứng rõ nhất cho thấy giới chính trị gia Mỹ sẽ phản ứng ra sao nếu như Trung Quốc cố gắng giành thế thượng phong tại châu Á. Kể từ khi trở thành cường quốc số 1 trên thế giới, Mỹ không bao giờ chấp nhận việc để một đối thủ cạnh tranh tồn tại. Do đó, trong tương lai, Mỹ sẽ có những bước tiến dài trên hành trình kiềm chế Trung Quốc và loại bỏ hoàn toàn khả năng thống lĩnh khu vực châu Á của Bắc Kinh. Nói cách khác, Mỹ sẽ cư xử với Trung Quốc theo như cách nước này đã làm với Liên Xô cũ trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.
Trong khi đó, hoạt động mở rộng bành trướng của Trung Quốc cũng đang khiến các nước châu Á vô cùng quan ngại và họ có thể liên thủ cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài để ngăn Bắc Kinh hiện thực hóa âm mưu bá chủ khu vực. Giờ đây, không chỉ các nước lớn như Ấn Độ, Nhật Bản và Nga mà cả Singapore, Hàn Quốc cũng đang theo dõi sát sao từng động thái của Trung Quốc và tìm cách kiềm chế sức mạnh của nước này. Do đó, không loại trừ khả năng các nước trên sẽ tham gia liên minh cân bằng sức mạnh do Mỹ dẫn đầu để hạn chế sự trỗi dậy của Trung Quốc như cách mà Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và cả Trung Quốc gia nhập lực lượng của Mỹ để kiềm chế Liên Xô cũ trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.
Mỹ có thể tài trợ vũ khí và phương tiện quân sự cho các nước đồng minh châu Á trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc.
Một khi triển khai chiến lược "cân bằng", Mỹ sẽ có những hành động can thiệp và hỗ trợ sức mạnh quân sự cho các nước trong khu vực để chống lại Trung Quốc. Điển hình, Washington có thể quyết định đây chính là thời điểm để bán cho Đài Loan các chiến đấu cơ F-16 C/D mà Đài Bắc đã đề xuất hàng năm qua. Washington còn có thể giúp Đài Loan hiện đại hóa chương trình tàu ngầm nội địa và để ngỏ khả năng chuyển các tiêm kích F-35 cho Đài Bắc. Nói cách khác, Mỹ cần cho Trung Quốc thấy rằng nếu Bắc Kinh có những động thái củng cố vị trí trong khu vực, họ sẽ vấp phải sự đối đầu mạnh mẽ của liên minh mà Washington dẫn đầu.
Nói tóm lại, National Interest nhận định nếu muốn kiềm chế được Trung Quốc, Washington cần xây dựng một chiến lược tổng thể không chỉ cho nhằm tới lợi ích kinh tế mà còn phải nhắc nhở Bắc Kinh về cái giá mà nước này phải trả khi triển khai những hành động bắt nạt láng giềng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.
Minh Thu (Lược dịch)
Theo Infonet
Tham vọng của Trung Quốc khi xây dựng đảo nhân tạo tại Trường Sa Trong những ngày vừa qua báo chí Pháp đã đăng tải nhiều bài viết liên quan đến việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các đảo nhân tạo tại Trường Sa. Trong một bài đăng trên nhật báo Le Figaro ngày 16/2, tác giả Jean Licourt mô tả hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở bãi Gạc Ma có...