Trung Quốc nắm rõ chiến lược giữ đảo, phòng bờ của Việt Nam?
Theo Sina, trong số các nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông (Trung Quốc cố tạo ra tranh chấp để trục lợi -PV), Việt Nam là nước có thực lực quân sự mạnh nhất.
Trong một bài báo được trang mạng Sina quân sự của Trung Quốc ngày 3/5/2015, phân tích các vấn đề liên quan đến an ninh ở khu vực châu Á Thái Bình Dương cũng như khả năng xung đột giữa quân đội Trung Quốc và Hoa Kỳ có nhắc đến vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông trong một loạt những điểm nóng của khu vực.
Biển Đông
Biển Đông có thể trở thành một đấu trường nơi tiềm ẩn những cuộc xung đột vốn xuất phát chủ yếu từ các bên có tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo và bãi đá, đặc biệt là tại khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Nguồn tài nguyên hải sản và dầu mỏ ẩn sâu dưới lòng biển đã thôi thúc các bên gia tăng các hoạt động tranh đoạt, bảo vệ chủ quyền của mình ở Biển Đông.
Xe chở tên lửa chống hạm Termit của Hải quân Việt Nam được báo chí Trung Quốc đăng tải lại từ các phương tiện truyền thông của VN.
Một số nước từ trước đến nay không hề có chủ quyền ở Biển Đông như Trung Quốc cũng gia tăng các hoạt động cải tạo, chiếm giữ các bãi đá, đảo ở Trường Sa để biến chúng thành các căn cứ quân sự của mình nhằm mục đích tăng cường hiện diện, kiểm soát tuyến đường vận tải biển quan trong nhất nhì thế giới này – PV.
Video đang HOT
Bài báo trên mạng Sina cho rằng các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Trung Quốc và một số nước, vùng lãnh thổ khác.
Tuy nhiên, bài báo cũng tự nhận vơ cho rằng, tuyên bố chủ quyền của các nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia xung đột với cái gọi là “lợi ích cốt lõi của Trung Quốc” ở Biển Đông (thực tế thì Trung Quốc không có chủ quyền với bất cứ đảo, đá nào ở Biển Đông và cực nam của Trung Quốc kết thúc ở đảo Hải Nam).
Sina cho rằng thực lực quân sự của các nước này tương đối yếu so với sức mạnh quân sự hùng hậu của Trung Quốc.
Theo Sina, trong số các nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông (Trung Quốc cố tạo ra tranh chấp để trục lợi -PV), Việt Nam là nước có thực lực quân sự mạnh nhất.
Theo bài báo, trong những năm qua, quân đội Việt Nam đã có những nỗ lực phát triển và trang bị cho chiến lược phòng thủ bờ biển và giữ đảo của mình nhưng cũng không thể so sánh với sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Sina ngụ ý cho biết Trung Quốc đã nắm rõ chiến lược vệ đảo, phòng bờ của Việt Nam thông qua hoạt động mua sắm các hệ thống vũ khí của Hà Nội.
Những hệ thống vũ khí quan trọng nhất của Việt Nam trong chiến lược bảo vệ đảo và phòng thủ – chống xâm nhập theo báo Trung Quốc là: các máy bay tiêm kích tầm xa đóng trên các căn cứ ở đất liền; tên lửa chống hạm ven bờ, tàu ngầm tàng hình lớp Kilo…
Cơ quan truyên truyền của Trung Quốc cũng thừa nhận rằng điểm nóng ở Biển Đông nằm ngoài tầm với của các loại tên lửa bố trí trên đất liền của Trung Quốc.
Chính vì vậy, bài báo cho rằng Trung Quốc đã và đang phát triển hạm đội tàu sân bay nhằm “đối phó hiệu quả” với chiến lược của nước khác với mục đích cuối cùng là chiếm đoạt và kiểm soát được tất cả các quần đảo và hòn đảo trên khu vực Biển Đông.
Mạng Sina tự tin nhận định, “đối với xung đột ở Biển Đông, quân đội Mỹ có thể sẽ can thiệp để bảo vệ đồng minh Philippines, nhưng , nếu Mỹ triển khai 1 hạm đội tàu sân bay đến khu vực thông qua Eo Bashi hoặc thông qua các vùng nước ở phía Đông Philippines thì Trung Quốc có thể sẽ phát hiện ra hạm đội Mỹ ở Eo Bashi và phát động tấn công một cách dễ dàng”.
Đạn tên lửa tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam
Biển Hoa Đông
Một điểm nóng có thể dẫn đến xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc là tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo liên quan đến chủ quyền quần đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông.
Sekaku (hay Điếu Ngư theo các gọi của Trung Quốc) đều nằm ngoài tầm với của các máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nhật Bản nhưng cả hai nước này đều có khả năng triển khai các tàu ngầm đến gần khu vực tranh chấp này.
Một khi các tàu chiến đắt đỏ của Trung Quốc và Nhật Bản xuất hiện ở khu vực mà cả hai đều cho là lãnh thổ của mình thì chúng rất dễ dược xem là những mục tiêu sống cần tiêu diệt một khi đụng độ nổ ra.
Trung Quốc và Nhật Bản đều kém hoạc giỏi hơn nhau trong lĩnh vực công nghệ chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ ba.
Tuy nhiên, theo báo TQ, những năm gần đây, Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ trong công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ ba và đã “mạnh hơn về năng lực” so với công nghệ máy bay chiến đấu của Nhật Bản, đặc biệt là công nghệ chế tạo radar dẫn đường chủ động.
Trong khi đó, Sina cho rằng Nhật Bản chỉ có khoảng 30 chiếc tiêm kích F-15J mới nâng cấp.
Việc Mỹ có can thiệp quân sự khi Trung – Nhật để xảy ra chiến tranh hay không phụ thuộc vào cấp độ quan hệ giữa hai đồng minh này vào lúc xảy ra cơ sợ. Tuy nhiên, báo TQ thừa nhận, chiến lược phòng thủ giữa Mỹ và Nhật được thể hiện khá chắc chắn thông qua hiệp ước phòng thủ chung.
Trong một báo cáo do Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố hôm 12/7/2014 đã đề cập rằng Trung Quốc đang đẩy mạnh sự ảnh hưởng và hoạt động của mình ra những địa bàn trước đó không phải “đấu trường” của Trung Quốc.
Cụ thể, theo quân đội Nhật, một chiếc máy bay tuần tra P-3C của Lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản đã từng phát hiện một chiếc khinh hạm Type 054A , một chiếc khinh hạm Type 053H3 và 1 tàu hải quân khác của Hạm đội Bắc Hải, PLA khi chúng hoạt động ở khu vực biển vượt Chuỗi đảo thứ nhất trên Thái Bình Dương.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin