Trung Quốc-Myanmar sẽ có chiến tranh thuốc phiện?
Giao tranh dữ dội giữa quân chính phủ Myanmar và quân nổi dậy thân Trung Quốc trên biên giới với Trung Quốc có thể trở thành nguyên nhân xung đột quân sự giữa hai nước.
Binh sĩ quân đội Myanmar (ria)
Tình hình căng thẳng đột biến tại khu vực Kokang, bang Shan, Myanamar, một khu tự trị của người Hán, có thể trở thành nguyên nhân xung đột quân sự với Trung Quốc. Hiện nay, tại đây đang diễn ra những trận đánh ác liệt giwaxa quân chính phủ và các đơn vị nổi loạn của Quân đội Liên minh dân chủ quốc gia Myanmar (MNDAA). Không quân Myanmar đã thực hiện nhiều đợt không kích vào lãnh thổ Trung Quốc, gần biên giới nước này.
Tuy nhiên, đại diện Văn phòng Tổng thống Myanmar đã bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc về việc máy bay chiến đấu Myanmar xâm phạm không phận Trung Quốc và ném bom vùng giáp biên cảu Trung Quốc. Đồng thời, Bộ trưởng Thông tin Myanmar lên tiếng về các hành động của một số nhóm phiến quân từ lãnh thổ Trung Quốc. Giới chức Bắc kinh nổi giận với chuyện xảy ra và tỏ ý hy vọng duy trì quan hệ tốt đẹp với Myanmar. Cuộc gặp giữa các ngoại trưởng hai nước đã được tổ chức để bàn về vấn đề Kokang.
Theo báo chí Trung Quốc, ngày 8 và 13/3/2015, các máy bay tiêm kích MiG-29 của Không quân Myanmar đã tấn công quân nổi dậy đang ẩn náu trên đất tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc, gây một số thương vong cho thường dân nước này. Tại khu tự trị Kokang, Myanmar đã áp đặt tình trạng khẩn cấp 90 ngày, còn chính quyền được giao cho quân đội.
Trung Quốc tuyên bố áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn xâm phạm không phận của mình. Theo dư luận dân chúng địa phương, tại các vùng giáp biên các lực lượng quân đội được tăng cường, các phương tiện phòng không, trực thăng và xe thiết giáp đang được điều đến. Tại đây đã triển khai các trạm radar trinh sát và quan sát cơ động, các sở chỉ huy phòng không.
Lịch sử
Cuộc nội chiến ở Myanmar giữa chính phủ và phe đối lập cộng sản diễn ra từ năm 1948. Một trong những nguyên nhân là ý đồ kiểm soát việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuốc phiện. Chiến tranh chỉ thực sự chấm dứt vào năm 2012 nhờ chính sách tự do hóa kinh tế, chính phủ có các nguồn thu lớn từ khí đốt và công tác thực hiện với các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Tuy vậy, thỉnh thoảng tình hình lại căng thẳng và giao chiến lại tái tục. Gần đây, quân đội Myanmar mở các chiến dịch chống các tay súng sắc tộc ở vùng Kokang, giáp giới Trung Quốc. Theo các diện của quân đội giải phóng của sắc tộc thiểu số Palaung, hiện nay họ đang chiến đấu chống lại anh túc, thành phần chính của heroin.
Video đang HOT
Đến năm 2003, Myanmar đứng đầu thế giới về sản lượng thuốc phiện. Sau vài năm suy giảm, hiện nay, nhu cầu của khu vực và địa phương đối với anh túc lại nổi lên. Năm 2013, tại Myanmar sản xuất ra 870 tấn thuốc phiện, cao hơn 26% chỉ số năm 2012 và là cao nhất trong thập niên gần đây. Ở một số điểm dân cư của bang Shan trên biên giới với Trung Quốc, một nửa dân cư, kể cả trẻ em 13 tuổi, bị nghiện ma túy.
Các trận đánh giữa quân chính phủ và các nhóm nổi loạn tái tục sau khi quân nổi dậy bắt làm tù binh Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và 3 cảnh sát. Ông bộ trưởng đã được thả, nhưng các cảnh sát vẫn bị giữ làm con tin. Lực lượng nổi dậy MNDA xuất thân từ đảng Cộng sản Miến Điện vốn được Trung Quốc ủng hộ nhiều năm.
Quan hệ Myanmar-Trung Quốc
Quan hệ song phương không hề bình thường, êm ả. Chính quyền Myanmar nghi ngờ Trung Quốc ủng hộ các phần tử nổi loạn thân Trung Quốc ở khu vực biên giới hai nước, còn Bắc Kinh thì phủ nhận điều đó. Chiến sự tái diễn vào tháng 2/2015 đã cướp đi mạng sống của gần 130 người của cả hai phía. Ban lãnh đạo Myanmar yêu cầu Trung Quốc hợp tác với chính quyền trung ương để cảnh báo các sự cố quân sự.
Khả năng xảy ra chiến tranh
Tình hình ở các vùng của Myanmar giáp biên giới Trung Quốc nơi có đa số dân cư là người gốc Hoa hiện nay cực kỳ mơ hồ. Cực kỳ khó có thể khẳng định về khả năng chiến tranh lớn giữa Myanmar và Trung Quốc. Nhưng một khi nổ ra, nó sẽ làm nổ tung toàn bộ hình hình ở Đông Nam Á.
Với tất cả sức mạnh của mình, quân đội Trung Quốc cũng sẽ không thể giành thắng lợi chớp nhoáng. Hiện nay, quân đội chính phủ Myanmar vốn chiến đấu liên tục hơn 60 năm qua, cho đến những năm 2000, cùng với quân đội Việt Nam, là một trong những quân đội mạnh nhất khu vực.
Theo Vietnam Defence
Bóng ma 'Tam giác vàng' trở lại
10 năm trước, Myanmar gần như đã tận diệt được các vườn trồng thuốc phiện và phòng chưng cất heroin tại 'Tam giác vàng'. Nhưng nay, thuốc phiện đã trở lại trên các sườn núi.
Một nông dân Myamar trên cánh đồng trồng thuốc phiện tại Tam giác vàng. Ảnh:New York Times
"Tam giác vàng" nằm ở phía đông Myanmar, là khu vực biên giới nối các phần đất hẻo lánh của quốc gia này với Thái Lan và Lào. Đây từng là trung tâm sản xuất heroin lớn nhất thế giới, chủ yếu do các trùm thuốc phiện Myanmar cung cấp.
Theo kết quả điều tra của Liên Hợp Quốc, từ năm 2006 đến nay, tốc độ trồng cây thuốc phiện tại Myanmar tăng gấp đôi, đạt mức 60.000 hecta. Tuy nhiên, con số trên cũng chưa đủ để phản ánh sự trở lại mạnh mẽ của ngành sản xuất heroin tại quốc gia Đông Nam Á này.
Một số chuyên gia cho biết, người nông dân tại khu "Tam giác vàng" mỗi năm trồng hai vụ thuốc phiện, nhưng vụ thứ hai không được tính vào kết quả điều tra của Liên Hợp Quốc. Mặc dù, trồng thuốc phiện bị coi là phạm pháp, người dân nơi đây cho hay, họ cũng không có sự lựa chọn nào khác.
"Chúng tôi không muốn trồng anh túc cả đời", New York Times dẫn lời anh Sang Phae, một nông dân 36 tuổi, nói. "Chúng tôi biết làm thế là có hại cho xã hội, các nước khác cũng chẳng thích thú gì, nhưng chúng tôi đã đến bước đường cùng". Sang Phae từng sống ở Thái Lan gần 10 năm, nay về nước với kỹ thuật trồng hiện đại.
Sản lượng thuốc phiện của Myanmar đứng thứ hai trên thế giới, kém hơn nhiều so với Afghanistan. Nhưng chất lượng heroin tại "Tam giác vàng" lại là cao nhất, có giá bán hơn nhiều so với heroin thường. Thuốc phiện là nguyên liệu chính sản xuất ra heroin. Thị trường tiêu thụ chính của heroin tại đây được cho là Trung Quốc.
Trong thập niên 80 của thế kỷ 20, Myanmar từng là quốc gia sản xuất heroin lớn nhất thế giới. Nhưng đến đầu thế kỷ 21, theo yêu cầu của Trung Quốc, Myanmar nghiêm cấm người dân tộc thiểu số tại khu vực biên giới hai nước trồng thuốc phiện. Từ đó, sản lượng heroin tại "Tam giác vàng" giảm mạnh.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất thuốc phiện không hoàn toàn biến mất. Các nhóm dân tộc thiểu số này rút khỏi vùng biên giới với Trung Quốc, chuyển xuống vùng núi phía nam. Những nhóm này liên kết với một số quan chức tham nhũng, đặc biệt là lãnh đạo binh đoàn dân quân và quân đội dân tộc thiểu số, vốn có mâu thuẫn với chính phủ trung ương.
Ông John Whalen, cựu giám đốc Văn phòng Chống Ma túy của Mỹ tại Myanmar, cho biết chính quyền trung ương vẫn đang chiến đấu với nhiều phiến quân dân tộc thiểu số, vì vậy rất thận trọng trên vấn đề chống ma túy, do lo ngại ảnh hưởng đến quan hệ đồng minh với các binh đoàn dân quân.
Tại thôn Bang Laem, thuốc phiện được trồng sâu trong vùng núi, khu vực do lực lượng miền nam của quân phản loạn bang Shan khống chế. Tổ chức này cũng giống như rất nhiều nhóm dân tộc thiểu số khác, muốn giành quyền tự trị từ chính phủ trung ương.
Khu vực trên được mệnh danh là "vành đai đen", bởi không chịu sự quản lý của chính phủ và cơ bản là cấm người nước ngoài. Một quan chức Liên Hợp Quốc cho hay, đầu tháng 12/2014, một viên cảnh sát chống ma túy bị bắt chết trong cuộc đọ súng với phần tử phản loạn tại đây.
Nông dân nơi đây cho biết họ bị mắc vào vòng quay kinh tế thuốc phiện đầy nguy hiểm, nhưng không có cách gì thoát ra. Theo đó, mỗi khi đến vụ thu hoạch, các thương lái trung gian lại đến đây mua thuốc phiện chưa gia công, nhưng hành vi mua bán này nhiều lúc là mang tính cưỡng ép.
Ngành sản xuất thuốc phiện hiện do một số lực lượng quân sự phản loạn kiểm soát. Ảnh: New York Times
Cơ quan phòng chống ma túy của Liên Hợp Quốc (UNODC) đang triển khai dự án khuyến khích nông dân Myanmar chuyển đổi từ trồng thuốc phiện sang trồng cà phê. Dự án này từng thành công tại Peru trong việc chuyển đổi trồng coca, nguyên liệu chính để sản xuất cocaine.
Tuy nhiên, tại Myanmar, các dự án chuyển đối giống cây trồng tương tự đã từng nhiều lần thất bại, đặc biệt là kế hoạch trồng kiều mạch và mía, bởi hai loại cây trồng này đều rất khó vận chuyển ra ngoài vùng núi do điều kiện đường sá kém.
Ông Jochen Wiese, giám đốc dự án chuyển đổi của UNODC, cho biết ông rất tự tin về khả năng thành công của ngành cà phê Myanmar, và sẽ sử dụng quan hệ cá nhân để tìm kiếm thị trường cho cà phê nước này.
Trong khi đó, người nông dân vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ hoàn toàn cây thuốc phiện, dù tỏ thái độ sẵn sàng trồng thử cà phê. "Chúng tôi cũng muốn nhanh chóng chấm dứt việc trồng thuốc phiện. Nhưng nếu chỉ trồng mỗi cà phê thì chúng tôi không đủ ăn", chị Nang Wan, một người dân địa phương 23 tuổi, cho biết.
Cuối năm 2014, ông Wiese từng dành ra ba ngày để trả lời hàng loạt câu hỏi của người dân địa phương về dự án chuyển đổi giồng cây trồng, bao gồm giá cả của cà phê, kinh phí của dự án cũng như khả năng hỗ trợ của các nhà tài trợ nước ngoài.
"Chúng tôi không thể giải quyết vấn đề ma túy tại đây, nhưng phải chứng minh với người dân rằng việc thay đổi hoạt động kinh tế phi pháp là hoàn toàn có thể", Jochen Wiese chia sẻ. "Hiện nay, chúng tôi đang đi những bước đầu tiên".
Đức Dương
Theo New York Times
Các tổ chức khủng bố kiếm tiền như thế nào? Nhiên liệu, thuốc phiện, tống tiền, mãi lộ, cướp bóc... các tổ chức khủng bố Hồi giáo như al-Qaeda, IS đã thành lập cả một hệ thống luân chuyển tiền bạc rất lớn để triển khai các kế hoạch của mình, theo BBC. Các tổ chức khủng bố Hồi giáo như al-Qaeda, IS đã thành lập cả một hệ thống luân chuyển tiền...