Trung Quốc – Mỹ tập trận chung gần Việt Nam
Trung Quốc và Mỹ ngày 12.1 bắt đầu tập trận chung về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (HA/DR) ở tỉnh Quảng Châu và đảo Hải Nam, gần Việt Nam. Tờ China Daily (Trung Quốc) cho biết cuộc tập trận này nhằm tăng cường quan hệ quân đội Trung Quốc-Mỹ.
Tàu chiến và trực thăng Hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận hồi năm 2009 – Ảnh: Reuters
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay cuộc tập trận chung này kéo dài từ ngày 12-19.1 tại thành phố Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông và Hải Khẩu, thủ phủ tỉnh đảo Hải Nam, Trung Quốc, theo China Daily ngày 13.1.
Khoảng 150 binh sĩ hai nước tham gia tập trận và hội đàm về công tác hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Ông Dave Eastburn, phát ngôn viên cho Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, xác nhận các binh sĩ Mỹ và Trung Quốc tham gia tập trận chung trong khuôn khổ chương trình Trao đổi Quản lí Thảm họa (DME). DME năm 2015 do Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) chủ trì, bao gồm 3 phần: thảo luận chuyên môn, thiết lập trung tâm HA/DR và diễn tập.
China Daily cho hay mặc dù những cuộc tập trận chung không có gì mới nhưng cuộc tập trận này được tổ chức tại hai thành phố đối mặt với biển Đông, nơi xảy ra căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng do tranh chấp lãnh thổ.
Vào ngày 12.1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phản bác cáo buộc của Philippines cho rằng Bắc Kinh đang tiến hành các hoạt động xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, theo Reuters. Ông Hồng còn ngang ngược khẳng định Trung Quốc có chủ quyền không thể bàn cãi được tại quần đảo Trường Sa.
Mỹ lâu nay quan ngại nước này vô tình bị lôi kéo vào những vụ xung đột giữa Trung Quốc và Philippines (đồng minh của Mỹ). Manila đã đệ đơn kiện tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc nuốt trọn gần cả biển Đông lên tòa án quốc tế.
Biển Đông cũng là một khu vực căng thẳng giữa Trung Quốc – Mỹ, vì Bắc Kinh lâu nay phản đối những hoạt động do thám của Washington dọc theo khu vực bờ biển Trung Quốc tiếp giáp biển Đông.
Hồi tháng 4.2001, một vụ va chạm trên không giữa chiếc máy bay do thám EP-3E ARIES II của Hải quân Mỹ và máy bay tiêm kích đánh chặn J-8II của Trung Quốc gần đảo Hải Nam khiến phi công Trung Quốc thiệt mạng.
Video đang HOT
Vào tháng 8.2014, máy bay săn ngầm P8 của Mỹ đã có một vụ “chạn trán” với chiến đấu cơ Trung Quốc J-11BH gần đảo Hải Nam. Lầu Năm Góc đã công bố đoạn video cho thấy chiếc J-11BH chuyển hướng sang trái, bay trước mặt P8 khi cách máy bay này khoảng 10 m, sau đó J-11BH bay nghiêng sang một bên để “khoe” vũ khí. Trường hợp khác là một tàu hải quân Trung Quốc và một tàu chiến Mỹ đã suýt đâm nhau trên biển Đông vào tháng 12.2013.
Cuộc tập trận chung Mỹ-Trung lần này diễn ra 2 tháng sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama ký kết trên 20 thỏa thuận, từ biến đổi khí hậu cho đến xây dựng niềm tin quân đội hai nước, tại thủ đô Bắc Kinh, theoChina Daily.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Trung Quốc ngang ngược ở Biển Đông: Không bất ngờ
Mặc dù Trung Quốc đang chiếm giữ các đảo của ta nhưng ta vẫn phải duy trì đấu tranh bằng con đường thương lượng, hoà bình."
Tiếp tục phản đối TQ
Liên quan đến việc Trung Quốc ngang nhiên lập "ban vũ trang nhân dân" trái phép ở Hoàng Sa của Việt Nam, chiều ngày 8/1, ông Lê Việt Trường - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội cho biết: "Hành động này nằm trong chuỗi các hoạt động ngang ngược của Trung Quốc.
Trung Quốc tự quyết định thành lập đơn vị hành chính trong khi chúng ta đã khuyến cáo tư tưởng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là phải dân sự hoá các đảo. Họ luôn làm ngược lại với những tư tưởng đó, vì thế ta tiếp tục phản đối. Phản đối bằng ngoại giao để đảm bảo tính liên tục trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của ta."
Ông Trường cho biết thêm: "Mặc dù Trung Quốc đang chiếm giữ các đảo của ta nhưng ta vẫn phải duy trì đấu tranh bằng con đường thương lượng, hoà bình."
Nói thêm về những hoạt động ngang ngược trong 8 ngày đầu năm 2015 của Trung Quốc ở Hoàng Sa, ông Trường cho biết: "Những hoạt động ngang ngược của Trung Quốc vẫn nằm trong âm mưu tìm mọi cách để hiện thực hoá được mục đích chiếm đoạt, để họ có quyền chủ quyền với diện tích lớn ở biển Đông.
Vì thế, những hoạt động đó không có gì là quá bất ngờ. Chúng ta đã lường trước được việc Trung Quốc sẽ thực hiện các hoạt động về quản lý thực tế hành chính, quân sự ở Hoàng Sa.
Đối với ta, việc cần là làm thế nào để chọn được phương pháp đấu tranh vừa bảo vệ được quyền lợi của mình mà phù hợp với hiện trạng, không làm phức tạp thêm tình hình, đe doạ sử dụng vũ lực."
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 8/1, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam khẳng chủ quyền của mình tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên ở khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là bất hợp pháp và vô giá trị.
Theo Bà Hằng, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để chứng minh chủ quyền không tranh cãi của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vì vậy việc Trung Quốc thành lập 4 "Ban vũ trang nhân dân" ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm Tuyên bố DOC mà Trung Quốc là một bên tham gia.
"Điều này không có lợi cho việc duy trì hòa bình tại Biển Đông và không thay đổi được thực tế là Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với 2 quần đảo này," Phó phát ngôn Phạm Thu Hằng khẳng định.
Trung Quốc mở rộng Gạc Ma: Hành vi thâm độc và nguy hiểm
TQ ngang nhiên lập ban vũ trang ở Hoàng Sa của Việt Nam
Chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ngày 6/1 tuyên bố thành lập "4 ban vũ trang nhân dân ở Tam Sa" thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Mạng Tin tức Trung Quốc cho biết các ban vũ trang này nằm ở cụm đảo Phú Lâm, Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Chính quyền Hải Nam cho rằng việc thành lập các ban này nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết về việc "hoàn thiện thể chế chính quyền cơ sở ở Tam Sa", bất chấp đó là hành vi vi phạm chủ quyền của nước khác.
Mạng này cho hay "Chính quyền Tam Sa" sẽ triển khai hoạt động vũ trang của bốn ban này ở Hoàng Sa.
Binh lính và ngư dân Trung Quốc đang chuẩn bị thiết bị diễn tập trái phép ở vùng biển Hoàng sa năm 2014 - Ảnh:hinews.cn
Truyền thông Trung Quốc cho rằng các ban vũ trang là một bộ phận quan trọng của chính quyền cơ sở và Bộ quốc phòng Trung Quốc. Việc thành lập này nhằm mục đích tăng cường xây dựng hậu cần quốc phòng và tổ chức cơ sở động viên ứng phó khi có chiến tranh.
Cùng ngày, Trung Quốc cũng bắt đầu tổ chức diễn tập trái phép trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng một tuần, với nội dung phối hợp diễn tập hành chính chấp pháp và cứu hộ khẩn cấp.
Ngoài ra, Tân Hoa xã cho biết tàu tiếp tế giao thông "Tam Sa số 1" đã được đưa đến đảo Phú Lâm. Đây là tàu tiếp tế cỡ lớn do Trung Quốc đóng sau khi tuyên bố thành lập trái phép "TP Tam Sa" hai năm về trước.
Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa phản đối TQ diễn tập ở Phú Lâm
Về việc chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ngày 6/1 tuyên bố "thành lập bốn Ban vũ trang nhân dân ở Tam Sa" cũng như việc Trung Quốc tổ chức diễn tập ở đảo Phú Lâm, nơi thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ngày 8/1, ông Võ Công Chánh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng, cho biết quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Kể từ ngày 19/1/1974, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mọi hành động của Trung Quốc tại quần đảo này đều phi nghĩa, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và đi ngược lại Luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về Luật Biển.
Những hành động đơn phương của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và trên Biển Đông thời gian qua đang đe dọa nghiêm trọng an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông và lợi ích trên biển của các quốc gia trên thế giới, đe dọa quan hệ hữu nghị, hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực.
"Chúng tôi phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hoạt động phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cũng như trên Biển Đông để duy trì quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa hai nước và trong khu vực" - ông Võ Công Chánh nhấn mạnh.
Theo NTD
Hạm đội Hải Nam dè chừng tàu ngầm Kilo của Việt Nam Tàu ngầm Hải Phòng đang về nước, tàu ngầm Đà Nẵng đang chạy thử, còn tàu ngầm Khánh Hoà vừa hạ thuỷ, ngoài ra 2 tàu ngầm Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đang trực chiến ở Cam Ranh. Những tàu ngầm điện - diesel hiện đại lớp Kilo này của Việt Nam đang khiến Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc phải...