Trung Quốc: Mỹ muốn đơn phương giành uy thế tối cao về quân sự
Trung Quốc cáo buộc Mỹ chủ động rút khỏi Hiệp ước INF vì muốn thoát ràng buộc, muốn phát triển tên lửa tiên tiến, muốn đơn phương giành uy thế tối cao về quân sự.
Ngày 20-8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố chỉ trích vụ thử tên lửa cuối tuần rồi của Mỹ, hãng Sputnik đưa tin. Theo Trung Quốc, vụ thử tên lửa hành trình phóng từ mặt đất của Mỹ có thể kích thích một cuộc chạy đua vũ trang mới và hủy hoại an ninh toàn cầu.
“Hành động của Mỹ sẽ dẫn tới leo thang quân sự và sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh khu vực và quốc tế. Điều này dư sức xác nhận rằng Mỹ thật sự muốn thoát khỏi các ràng buộc, muốn phát triển tên lửa tiên tiến, và muốn đơn phương giành uy thế tối cao về quân sự khi quyết định rút khỏi Hiệp ước INF” – Sputnik dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng.
Tên lửa đạn đạo hạt nhân xuyên lục địa Titan II đã bị vô hiệu hóa, được trưng bày tại một hầm chứa tên lửa trong Bảo tàng Tên lửa Titan ở bang Arizona (Mỹ) năm 2015. Ảnh: AFP
Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga cũng lên án chuyện Mỹ thử tên lửa mà Nga cho là trước đây bị cấm theo nội dung Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được ký giữa Nga và Mỹ năm 1987.
Hiệp ước INF yêu cầu cả Mỹ và Nga loại bỏ các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trìnhphóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500km đến 5.500km. Cả hai nước đã chính thức rút khỏi Hiệp ước INF vì cáo buộc bên kia vi phạm hiệp ước.
Dù cho vụ thử tên lửa hành trình của Mỹ là điều đáng tiếc nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nhấn mạnh Nga không thể để mình bị kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang.
Mỹ thực hiện vụ thử tên lửa mới nhất vào ngày 18-8 tại đảo San Nicolas Island thuộc bang California. Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng “vụ thử tên lửa rời bệ phóng di động ở mặt đất và bắn chính xác vào mục tiêu sau khi bay hơn 500km”.
ĐĂNG KHOA
Theo PLO
Nga nói Mỹ leo thang căng thẳng quân sự khi thử tên lửa hành trình
Nga cáo buộc Mỹ khiến căng thẳng quân sự gia tăng bằng cách thử tên lửa hành trình phóng từ mặt đất, nhưng khẳng định họ sẽ không bị lôi vào chạy đua vũ trang.
" Động thái này thật đáng tiếc. Mỹ rõ ràng đã lao vào một cuộc chạy đua làm leo thang căng thẳng quân sự. Chúng tôi sẽ không phản ứng trước những hành động khiêu khích. Chúng tôi sẽ không để mình bị kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém", Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố hôm 20/8.
Tuyên bố của nhà ngoại giao Nga đưa ra sau khi Lầu Năm Góc cho biết hôm 19/8 rằng họ đã thử nghiệm một tên lửa hành trình thông thường tấn công mục tiêu cách 500 km (310 dặm). Đây là hoạt động đầu tiên kể từ khi hiệp ước hạt nhân mang tính bước ngoặt thời Chiến tranh Lạnh INF sụp đổ.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. (Ảnh: Brics)
Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga vào ngày 2/8/2019 sau khi cáo buộc Matxcơva vi phạm hiệp ước, cáo buộc bị Kremlin bác bỏ. Vụ thử tên lửa của Mỹ bị cấm theo hiệp ước này.
INF cấm các vụ thử tên lửa trên đất liền có tầm bắn 500-5,500 km, làm giảm khả năng khởi động một cuộc tấn công hạt nhân trong thời gian ngắn của cả hai nước Nga - Mỹ. Ông Ryabkov nói rằng mặc dù đã thử nghiệm, Nga không có kế hoạch triển khai bất kỳ tên lửa mới nào trừ khi Mỹ làm như vậy trước.
Video: Mỹ thử nghiệm tên lửa bị cấm trong hiệp ước hạt nhân
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Lộ diện hệ thống phun lửa hạng nặng trên khung gầm Armata của Nga Trên các trang mạng và diễn đàn quân sự nước Nga đã xuất hiện hình ảnh đầu tiên của hệ thống phun lửa hạng nặng (hay còn gọi là pháo phản lực nhiệt áp) TOS-2 Armata. Trong biên chế trang bị của Quân đội Nga có một thứ vũ khí đặc biệt với sức mạnh vô cùng khủng khiếp, đó là pháo phản...