Trung Quốc mưu tính lập căn cứ cứu hộ ở Trường Sa
Truyền thông Trung Quốc hôm qua 23.5 đưa tin nước này dự tính xây dựng một căn cứ phi pháp cho một tàu cứu hộ chở máy bay không người lái và robot hoạt động dưới nước tại quần đảo Trường Sa của VN.
Tàu cứu hộ Nanhaijiu 118 trong lần diễn tập phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 2.5.2016THX
Tờ China Daily dẫn lời ông Trần Hưng Quảng, chính ủy của tàu cứu hộ (tàu Nanhaijiu 118, lượng choán nước 3.700 tấn) thuộc biên chế Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc, cho biết tàu này sẽ được triển khai vào nửa cuối năm nay.
Giới chức Bắc Kinh cho biết lực lượng cứu hộ sẽ phối hợp với quân đội trong các hoạt động ở Biển Đông.
Video đang HOT
Hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ đặt căn cứ ở đâu trong các thực thể mà nước này chiếm đóng và bồi đắp phi pháp ở Trường Sa, nhưng động thái của Bắc Kinh được cho là nỗ lực nhằm phát triển cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự hòng áp đặt yêu sách chủ quyền phi lý đối với hầu hết Biển Đông bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Tàu chiến Đài Loan neo đậu phi pháp tại đảo Ba Bình
Các tàu chiến Đài Loan vừa đậu tại cầu tàu xây trái phép trên đảo Ba Bình, thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông.
Đồ hoạ minh hoạ về cầu tàu xây phi pháp trên đảo Ba Bình. Ảnh: CNA
Taipei Times dẫn lời giới chức hải quân hôm qua cho biết một nhóm sinh viên đại học hôm 13/5 trở về Đài Loan sau một chuyến đi tới đảo Ba Bình, do cơ quan phòng vệ tổ chức.
Các sinh viên lên một khinh hạm lớp Kang Ding, đi từ căn cứ hải quân Zuoying ở thành phố cảng Cao Hùng tới đảo Ba Bình, đậu phi pháp tại cầu tàu mới. Cầu tàu được hoàn tất xây dựng trái phép cuối năm ngoái.
Các quan chức cũng xác nhận các tàu chiến khác cũng đã đậu tại cầu tàu này, trong đó có LST-232, tàu đổ bộ xe tăng lớp Chung Ho, dùng để tiếp vận cho đảo. Cầu tàu với chỗ neo đậu rộng 210 m, có thể tiếp nhận được tàu hỗ trợ tấn công nhanh 10.000 tấn Panshih, báo Đài Loan cho hay.
Hôm 13/5, một tuần trước khi kết thúc nhiệm kỳ, lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu ngang nhiên tổ chức chuyến đi tới đảo Ba Bình cho truyền thông địa phương và quốc tế, cũng như một phái đoàn cựu quan chức Quốc dân đảng (KMT). Các bên đối lập và nhiều nước cho rằng hành động làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 12/5 cho rằng việc Đài Loan tổ chức đưa nhiều cựu quan chức cấp cao ra thăm đảo Ba Bình, cũng như phát hành tem có hình ảnh đảo Ba Bình và các quần đảo tại Biển Đông xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình, không có lợi cho việc duy trì hòa bình, ổn định khu vực.
"Những việc làm này của phía Đài Loan không thể thay đổi được sự thực là Việt Nam có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", ông Bình khẳng định. "Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Đài Loan chấm dứt, không để tái diễn những hoạt động tương tự, cùng Việt Nam và các bên liên quan có những đóng góp thiết thực vào nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông".
Đai Loan chiếm giữ trái phép Ba Bình, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ba Bình nằm cách đảo Đài Loan khoảng 1.600 km, có diện tích gần 0,5 km2.
Trọng Giáp
Theo VNE
Trung Quốc cải tạo phi pháp gần 1.300 ha đất Biển Đông Báo cáo mới của Lầu Năm Góc tố Trung Quốc cải tạo bất hợp pháp 1.295 ha đất đá ở đông nam Biển Đông, và nước này đang chuyển hướng sang trang bị vũ khí cho đảo nhân tạo. Hình ảnh Trung Quốc cải tạo phi pháp bãi đá thành đảo nhân tạo năm 2014. Ảnh:LATimes Theo AP, trong bản đánh giá chi...